How to make money online ?

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

Phụ nữ và kinh doanh

Phái đẹp thích điều hành doanh nghiệp vừa và nhỏ

(TBKTVN- 7/3/2001)- Châu á là một trong những thị trường năng động nhất thế giới, nhưng sự tham gia của phụ nữ trong việc mở rộng kinh doanh vẫn còn rất thấp so với các đấng mày râu.

Phụ nữ nói chung rất thích hợp với vai trò điều hành của doanh nghiệp nhỏ và vừa, họ không muốn gì hơn là có một sân chơi bằng phẳng, do lực lượng thị trường quyết định sự thành công hay thất bại. Chúng ta có thể thấy trước một xu hướng mới trên thị trường toàn cầu ở đầu thế kỷ 21. Đó là những thay đổi đột ngột trong môi trường kinh doanh đối nội và đối ngoại, ở châu á cũng như thế giới. Những tiến bộ trong viễn thông và công nghệ mạng sẽ là xúc tác cho những thay đổi đó. Nối mạng toàn cầu sẽ làm tăng tốc độ, hiệu quả và quy mô kinh doanh vượt quá sức tưởng tượng của chúng ta. Phụ nữ sẽ tham gia trong quá trình làm tăng nhanh các hoạt động kinh doanh trực tiếp liên quan đến nối mạng, đến truyền thông và công nghệ thông tin.

Môi trường kinh doanh toàn cầu mới sẽ đòi hỏi một loại hình cao về chất lượng con người - nhân lực có trình độ chuyên môn - do tính nhạy cảm cao và có hiểu biết rộng về các vấn đề đa văn hoá, là cấu thành quan trọng đối với thành công trong các vấn đề kinh doanh.

Chính vì vậy, phụ nữ không chỉ tham gia trong các hoạt động kinh tế ở châu á mà họ còn xuất sắc trong môi trường có tính nhạy cảm như thế. Thật ra những điều này đã diễn ra ở nhiều nước phương Tây. Đã có những phụ nữ là người lãnh đạo quốc gia ở châu ¢u. Trong số 500 công ty lớn nhất nước Mỹ, tổng giám đốc nữ chiếm khoảng 30%. Riêng châu á, phụ nữ vẫn chỉ chiếm một thiểu số lực lượng lao động, nhất là vị trí lãnh đạo thì càng ít. Ví dụ ở Hàn Quốc, dưới 60% phụ nữ độ tuổi 20 đến 50 được thuê làm trong các công ty. Thậm chí một thống kê không vui với chị em là trong số phụ nữ có học vấn cao đẳng hay đại học, chỉ có dưới 30% được thuê, và thường chỉ được làm các công việc phụ.

Tuy nhiên trong vòng 15 năm gần đây, vai trò phụ nữ đã có khác, phụ nữ nắm vị trí quản lý doanh nghiệp đã tăng lên nhiều. Song, so với các quốc gia công nghiệp hoá phương Tây thì tỷ lệ này còn thấp đáng kể. Đài Loan cũng sử dụng nhiều phụ nữ trong lực lượng lao động so với Hàn Quốc. Hệ thống giáo dục ở Đài Loan rất tốt, vì vậy phụ nữ được chú ý đào tạo và họ cũng dễ dàng được thu hút vào nền kinh tế. Tại Nhật Bản cũng tương tự như Hàn Quốc tỷ lệ phụ nữ là chủ doanh nghiệp không cao.

Dưới ảnh hưởng của những chuẩn mực văn hoá truyền thống, dường như xã hội đã loại phụ nữ ra khỏi vai trò lãnh đạo trong nhiều nước ở châu á. Song bước vào thế kỷ 21 thái độ của xã hội đối với sự tham gia của phụ nữ trong cả hai vấn đề chính trị và kinh tế sẽ phải thay đổi để cho sự mất cân bằng giữa nam và nữ sẽ được điều chỉnh lại cho thích đáng.

Khi các quốc gia châu á nổi lên với các nền kinh tế thị trường mới, và với các giá trị văn hoá xã hội thường xuyên thay đổi, thì vai trò của phụ nữ phải được xem xét đầy đủ và phải được xác định rõ. Khác với nhiều nước phương Tây đã trải qua công nghiệp hoá trên 100 năm, nhưng thay đổi ở châu á đang xẩy ra với nhịp độ rất nhanh. Phụ nữ phải được trang bị tri thức và chuyên môn để đáp ứng được những thay đổi này. Hiện nay các nước đang chú trọng việc đào tạo phụ nữ trong lĩnh vực quản lý.

Để nền kinh tế của các nước trở nên có sức mạnh cạnh tranh, hoặc luôn có tính cạnh tranh, thì xã hội phải khai thác nguồn nhân lực to lớn và các kỹ năng tiêu biểu của phụ nữ. Vai trò và trách nhiệm của phụ nữ sẽ mở rộng đến mức cần thiết, làm sao để phát triển tiềm năng chưa được khai thác đầy đủ của giới nữ. Người ta đặc biệt coi trọng việc giúp phụ nữ tham gia vào hoạt động kinh tế bắt đầu từ việc khuyến khích phái đẹp tổ chức các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong quá trình đó, châu á sẽ có thêm một lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ, marketing, viễn thông, và các công nghiệp liên quan đến phần mềm máy tính, sẽ rất thịnh hành hiện nay và sau này.

Kinh nghiệm ở Mỹ, cho chúng ta biết, sự đóng góp của phụ nữ thể hiện trong quá trình trẻ hoá nền kinh tế phát triển và phát đạt này bằng khởi đầu công việc kinh doanh từ các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ. Tình hình có lẽ cũng đúng như vậy đối với các nền kinh tế châu á.

Rồi đây, phụ nữ sẽ có nhiều triển vọng hơn trong công việc kinh doanh, họ sẽ tạo ra những thành tựu dựa trên công lao sáng tạo riêng của phụ nữ, chứ không phải chỉ liên kết hay kết hợp với lãnh đạo nam giới. Quá trình này sẽ làm giảm bớt đi sự khác biệt và khoảng cách giữa nam và nữ trong các hoạt động kinh tế hiện vẫn đang tồn tại và chuyển dần giới nữ vào những vị trí lãnh đạo xứng đáng trong các công ty.- Nguyễn Đỗ (Theo Asianweek)


Quan trọng "Quan hệ đối ngoại"

Vị trí đặc biệt của nhân viên PR trong doanh nghiệp

(TBKTVN- 7/3/2001)- Lịch làm việc của Đỗ Thái Vương, một trong số chín nhân viên thuộc Phòng đối ngoại và pháp lý của một công ty nước ngoài tại Việt Nam luôn bận rộn. Nào là lập kế hoạch khuếch trương hình ảnh công ty, triển khai hành động, xem xét các nguy cơ có thể xảy ra từ một hoạt động nào đó, tìm cách giải quyết những rắc rối liên quan tới hình ảnh công ty...

Trong quá trình làm việc, Vương gặp gỡ và tiếp xúc với rất nhiều người thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: báo đài, cơ quan chính quyền, công ty dịch vụ, đại lý công ty... Hầu hết các cuộc gặp bắt đầu bằng những cái bắt tay thân thiện và kết thúc trong sự hiểu biết. "Xây dựng và cải thiện các mối quan hệ cũng là một phần quan trọng trong công việc của tôi- một nhân viên PR. Những mối quan hệ tốt đẹp giúp tôi nâng cao hiệu quả công việc", Đỗ Thái Vương cho biết.

Cầu nối giữa công ty với khách hàng

Thông thường những người như Đỗ Thái Vương được gọi là nhân viên PR (Public Relations). Tuy nhiên, tuỳ theo chức năng và phạm vi hoạt động ở mỗi công ty họ còn được gọi là CORA (Corporate and Regulatory Affairs), là EA (External Affairs). Trong hầu hết các sự vụ có tính quan trọng nổi bật, người ta đều thấy sự tham gia của họ - có thể chỉ như một thành viên trong dàn nhạc nhưng cũng có thể là nhạc trưởng. Dù ở vị trí nào thì hoạt động của họ cũng có một vai trò đặc biệt. Đó là tạo cho doanh nghiệp một hình ảnh lành mạnh với những cam kết làm ăn lâu dài.

Trong các công ty nước ngoài hiện nay, phạm vi hoạt động của nhân viên PR rất rộng nhưng tập trung nhất ở các mảng: tổ chức các sự kiện đặc biệt, chế ngự khủng hoảng (kể cả khủng hoảng tiềm ẩn), quan hệ với giới truyền thông đại chúng, với các cơ quan hữu trách... Bên cạnh đó, PR còn làm các công việc như trích lục thông tin, tài trợ, từ thiện, đối nội...

Bằng việc tổ chức các sự kiện đặc biệt như họp báo, giới thiệu sản phẩm mới, hội nghị khách hàng, các cuộc thi..., công ty thu hút được sự quan tâm của những người có liên quan và báo giới, và công ty nhờ vậy có thể được nhanh chóng quảng bá tới công chúng (đối với những doanh nghiệp đang tìm cách thâm nhập thị trường mới hoặc cung cấp những sản phẩm bị cấm quảng cáo, thì hoạt động PR trong lĩnh vực này là không thể thiếu).

Trong việc quản lý chặt chẽ và tích cực quan hệ với báo giới và cơ quan chính quyền, nhân viên PR giúp công ty kịp thời ngăn ngừa hoặc giải quyết các rắc rối hoặc khủng hoảng tiềm ẩn có thể xảy ra. Ví dụ như một bức thư khiếu nại chất lượng hay một bài báo thiếu thiện chí về một sản phẩm nào đó có thể sẽ không xuất hiện trên mặt báo nếu nhân viên PR của công ty kinh doanh sản phẩm trên biết sớm thông tin này và tiến hành đàm phán với các bên có liên quan. Khi làm nhiệm vụ trích lục thông tin, nhân viên PR sẽ theo dõi báo chí thường xuyên và kịp thời phản ánh những thông tin không có lợi để công ty có những quyết sách hợp lý...

Người canh giữ uy tín của công ty

Trong các hoạt động của mình, PR nổi bật hơn cả trong vai trò của người chế ngự khủng hoảng. Cuối năm 2000, tại Nhật Bản đã xảy ra hàng loạt vụ ngộ độc do sử dụng một loại sữa bị nhiễm khuẩn. Hãng sữa này tại Nhật đã phải tạm đóng cửa nhà máy sản xuất để kiểm soát tình hình.

Thông tin này được các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam đồng loạt đăng tải và hậu quả là người tiêu dùng trở nên hoang mang. Để đối phó với tình huống trên, nhân viên PR của hãng tại Việt Nam đã phải thiết lập mạng thông tin cập nhật hàng ngày về cuộc khủng hoảng tại chính quốc rồi chọn lọc và gửi tới các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam. Đồng thời, hãng tổ chức họp báo công bố nguồn gốc an toàn của sữa trên thị trường. Một số quan chức có chức năng quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam cũng lên tiếng khẳng định những thông tin trên... Rốt cuộc, người tiêu dùng đã có lại lòng tin với sản phẩm sữa của hãng. Trong trường hợp này, nếu nhân viên PR không hành động một cách tích cực và khôn ngoan thì hoàn toàn có khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng mà hậu quả là loại sữa trên bị tẩy chay và uy tín bao lâu nay trên thị trường của sản phẩm sữa trên sẽ "tan tành mây khói".

Đối với mọi công ty, uy tín - hình ảnh là thứ "tài sản" có giá trị lớn. Chính vì vậy, hoạt động PR còn được nhiều công ty đánh giá như một công cụ hiệu quả để xây dựng hình ảnh với chi phí thấp. Theo ước tính thì chi phí PR trong các công ty ở châu Mỹ và châu ¢u, nơi ngành PR phát triển mạnh mẽ nhất hiện nay thông thường chỉ bằng khoảng 1/10 chi phí quảng cáo.

Mặc dù vị trí của PR đã được khẳng định ở các công ty lớn trên thế giới, nhưng ở Việt Nam, theo ông Trần Chiến Bình, nhân viên PR của Công ty Max Communications, thì "Đáng tiếc là phần nhiều doanh nghiệp hiểu rất đơn giản, thậm chí nhầm lẫn về chức năng của PR. Một số cho đây là một hình thức quảng cáo. Số khác thì nghĩ chỉ cần quen biết báo chí là làm PR rồi (!?)".

Về một khía cạnh nào đó, hoạt động đối nội và đối ngoại ở doanh nghiệp (do phòng hành chính, tổng hợp tiến hành) chính là hoạt động PR. Tuy nhiên, nó mang tính tự phát, không chuyên, không được đầu tư một cách thoả đáng nên hiệu quả còn hạn chế. Trong sự cố "nghẽn mạch" của một công ty thông tin di động của Việt Nam thời gian qua, do công tác PR không tốt đã dẫn tới sự không nhất quán trong thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cộng với thái độ thiếu tích cực trước những thiệt hại của khách hàng đã khiến uy tín của công ty bị sụt giảm nặng nề. Thậm chí, công ty còn bị một khách hàng kiện ra toà. Trong môi trường cạnh tranh, điều này cũng đồng nghĩa với những thiệt hại lớn về kinh tế.

Theo đánh giá của Max Communications thì một bức tranh đầy đủ về hoạt động PR ở Việt Nam chỉ mới có ở các công ty liên doanh hoặc công ty nước ngoài như British American Tobacco, Caltex, Ford... Những công ty này thành lập riêng một bộ phận PR và hàng năm dành một ngân sách đáng kể cho hoạt động của nó.

Mặc dù có những bộ phận chuyên trách nhưng do tính phức tạp và chuyên nghiệp của công việc, những công ty này vẫn cần dịch vụ hỗ trợ của các công ty PR bên ngoài. John Baily & Associates là công ty PR nước ngoài đầu tiên có trụ sở tại Hà Nội. Sau đó là sự xuất hiện của một số công ty PR khác (của cả Việt Nam và nước ngoài) như Pubcom, Aegis, Max Communications... Ngoài ra, hàng loạt các công ty quảng cáo, tư vấn đầu tư ở Việt Nam cũng mở rộng thêm dịch vụ PR như Invest Consult Groups, Goldsun...- Thanh Quy


Cẩn trọng trong thiết kế, tư vấn

Những kinh nghiệm từ dự án Nhà máy điện Phú Mỹ

(TBKTVN- 5/3/2001)- Nhà máy điện Phú Mỹ là một dự án lớn của ngành điện Việt Nam, được thành lập từ tháng 2/1997. Năm 2000, Nhà máy đã đạt sản lượng khoảng 3,4 tỷ Kwh điện, với 4 tổ máy phát điện tua bin khí chu trình hở, có tổng công suất khả dụng 565 MW được đưa vào vận hành. Nhưng dự án vẫn chưa hoàn thành vì hiện nay và ít nhất 5 năm nữa, Phú Mỹ vẫn là một công trường xây dựng.

Dự kiến đến qúi III/2001, tổng công suất khả dụng của nhà máy sẽ đạt 1.674 MW và năm 2001 sẽ đạt sản lượng trên 4,2 tỷ Kwh. Tới năm 2004, tổng công suất khả dụng toàn Phú Mỹ khoảng 2.434 MW. Đồng thời với việc xây dựng phát triển các nguồn phát, một trung tâm sửa chữa - dịch vụ kỹ thuật cũng được Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) chỉ đạo, đang thực hiện Báo cáo nghiên cứu khả thi để vào khoảng 2003 trung tâm sẽ đưa vào hoạt động phục vụ các nhà máy nhiệt điện tua bin khí chu trình hỗn hợp tại khu vực này.

Không thể hoàn toàn phó mặc cho tư vấn

Ông Lê Anh Thông, Phó giám đốc Nhà máy điện Phú Mỹ cho biết: đây là những công trình mới, có công nghệ mới của các hãng nước ngoài, với số vốn đầu tư lớn, hầu hết là những dự án theo hình thức chìa khóa trao tay. Trong đó, việc tư vấn thiết kế và thi công xây dựng chủ yếu do các nhà thầu nước ngoài đảm nhận. Nhiều người đã từng nghĩ rằng, vấn đề thiết kế kỹ thuật và thi công xây dựng không cần đặt ra với chủ đầu tư khi thực hiện các dự án chìa khóa trao tay. Lý do là các dự án công nghệ mới, hiện đại các đơn vị Việt Nam chưa có kinh nghiệm để thiết kế kỹ thuật. Các nhà tư vấn quốc tế có uy tín sẽ bảo vệ quyền lợi cho chủ đầu tư. Các nhà thầu chính nước ngoài là các hãng nổi tiếng trên thế giới, có tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt và tiên tiến, ta có thể an tâm...

Tuy nhiên ở Phú Mỹ đã có không ít kinh nghiệm trong thực tế triển khai dự án. Ông Lê Anh Thông và nhiều chuyên gia khác đều có những nhận xét tương đồng: một công ty tư vấn quốc tế có uy tín và kinh nghiệm không có nghĩa là tất cả các chuyên gia của công ty đều có uy tín và kinh nghiệm. Để đạt lợi nhuận cao nhất, công ty tư vấn chính lại thường thuê một số chuyên gia của công ty khác. Thậm chí thuê cả kỹ sư thuộc một số đơn vị Việt Nam. Thực tế đã có cả những kỹ sư mới tốt nghiệp từ các trường đại học trong nước, chưa hết hạn tập sự cũng được họ thuê để làm giám sát nhà thầu nước ngoài. Mặt khác, không thể kiểm soát được mối quan hệ từ trước hoặc sau khi ký hợp đồng tư vấn, hoặc các quyền lợi khác ngoài quyền lợi công ty tư vấn được hưởng trong hợp đồng với chủ đầu tư, để đảm bảo rằng tư vấn nước ngoài là vô tư, khách quan, bảo vệ quyền lợi cao nhất cho chủ đầu tư.

Thực tế đã phát sinh những vấn đề phức tạp

Vừa qua, trong công tác thiết kế đã có nhiều vấn đề phát sinh làm mất nhiều thời gian giải quyết, có khi không đạt được thỏa thuận vì thiếu các tiêu chuẩn quốc tế để thống nhất. Đến giai đoạn duyệt thiết kế của nhà thầu, thực tế cũng cho thấy, chưa có nhà thầu nào chấp hành 100% yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong HSMT. Các chuyên gia cho rằng điều này là tất nhiên, vì các nhà thầu lớn đều có những thiết kế điển hình mang tính đặc thù. Song, điều cần bắt buộc là họ phải công bố rõ các sai biệt trong thiết kế với HSMT trong hồ sơ dự thầu (HSDT). Nếu không công bố, nhà thầu phải chấp hành đúng mà không bàn cãi các yêu cầu kỹ thuật của HSMT. Trong giai đoạn xét thầu, một số yếu tố như nhà thầu phụ, thiết bị phụ, công đoạn phụ... lại có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình, ảnh hưởng tới cả độ khả dụng, tin cậy của công trình...Những điều này đã xảy ra ở Phú Mỹ.

Vấn đề quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng tại các công trình chìa khóa trao tay là giám sát kỹ thuật công trình. Đặc biệt là khâu lắp máy, nghiệm thu nguội, nghiệm thu nóng và thử nghiệm. Các chuyên gia khẳng định, cho dù thiết kế kỹ thuật có đạt chất lượng cao và chặt chẽ tới đâu, nhưng nếu buông lỏng công tác giám sát thì chất lượng công trình không đảm bảo. Đặc biệt, có những vấn đề thi công lắp ráp sai kỹ thuật sẽ được phát hiện trong nghiệm thu. Tuy thế rất nhiều sai sót kỹ thuật không thể phát hiện trong nghiệm thu, mà chỉ có thể qua việc giám sát kỹ thuật trong qúa trình thi công, lắp đặt. Từ thực tế triển khai dự án Phú Mỹ cho thấy, trong thực hiện, các nhà thầu hoặc do lợi ích kinh tế, hoặc do sức ép về tiến độ, nên có một số công đoạn không được làm đúng yêu cầu kỹ thuật ghi trong HSMT. Ngay cả với các nhà thầu chính nghiêm chỉnh nhất, cũng không thể kiểm soát hết được các nhà thầu phụ của họ.

Vấn đề là bản lĩnh, trình độ của ta

Một thực tế cũng được ghi nhận là việc thay đổi thiết kế trong qúa trình thi công hầu hết đều gây bất lợi cho chủ đầu tư. Vì nếu do chủ đầu tư đề nghị, thì dù lớn hay nhỏ, nhà thầu cũng dựa vào để có lý do dãn tiến độ chậm ra, hoặc yêu cầu tăng chi phí. Còn nếu do nhà thầu đề nghị, thường gặp các dạng: bỏ bớt công đoạn, thay đổi thiết bị máy móc, thay đổi xuất xứ cung cấp máy... mà chủ yếu do họ gặp khó khăn, trục trặc.

Ông Nguyễn Phát Tài, Giám đốc Ban quản lý dự án điện Phú Mỹ, thừa nhận: "Trong thời gian qua, Nhà máy đã phối hợp chặt chẽ với ban quản lý thực hiện khá tốt công tác giám sát nghiệm thu tiếp nhận các tổ máy để đưa vào vận hành. Chúng tôi đã phải kiên quyết đấu tranh với nhà thầu và cả với tư vấn để buộc họ thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật của HSMT, thiết kế kỹ thuật đã được duyệt". Điều này đòi hỏi phía Việt Nam phải lựa chọn và cử được các chuyên viên, kỹ sư đủ năng lực, trình độ và nhiệt tình vào tham gia khâu thiết kế kỹ thuật, giám sát, nghiệm thu.

Nhưng trên hết đòi hỏi bản lĩnh cán bộ, nhất là khi làm việc với các chuyên gia nước ngoài là các nhà thầu lớn, các nhà tư vấn nước ngoài. Điều quan trọng nữa là phải luôn "cảnh giác" bám sát tiến trình dự án, nhất là các thiết bị quan trọng, các khâu thiết yếu như lắp đặt, căn chỉnh, kiểm tra, hiệu chỉnh... Có những việc tuy nhỏ thôi, nhưng cũng rất được quan tâm. Ví dụ yêu cầu nhà thầu phải bàn giao đủ hồ sơ tài liệu kỹ thuật, vì các nhà thầu phải thực hiện chính sách hậu mãi, nên luôn có xu hướng hết sức hạn chế giao tài liệu kỹ thuật cho khách hàng.- Phạm Hùng Nghị


Luật thương mại ở các nước

Quy định pháp lý tuỳ thuộc vào từng nền văn hoá

(TBKTVN- 2/3/2001)- Mỗi nước đều có luật để điều chỉnh các hoạt động trong xúc tiến bán hàng, phát triển sản phẩm, định giá cả, và các kênh phân phối. Tiền thưởng (premium) là một thực tế được chấp nhận đối với các doanh nghiệp trong một cố gắng khuyến mại, nhưng chính nó cũng gây ra các vấn đề.

Ví dụ: tiền thưởng của các DN ở áo có tác dụng chào mời khách mua hàng, chịu ảnh hưởng luật chiết khấu ở nước này, và cấm bất kỳ việc giảm tiền có tính ưu đãi đối với các nhóm khách hàng khác nhau. Người ta cho rằng làm như thế sẽ dẫn đến việc phân biệt đối xử đối với người mua.

Tiền thưởng ở Phần Lan thông dụng hơn, được phép trong một phạm vi lớn, miễn là không được dùng đến từ miễn phí, và người tiêu dùng thì không bị ép buộc phải mua sản phẩm. Pháp cũng điều chỉnh luật này trong kinh doanh. Nếu một cửa hàng dùng tiền thưởng mời chào khách thì không hợp pháp hay nếu khi bán sản phẩm nào đó thấp hơn giá vốn, hoặc chào một khách hàng với một quà tặng hay tiền thưởng, kèm theo điều kiện là họ phải mua một sản phẩm khác đều là bất hợp pháp. Hơn nữa, một nhà sản xuất hoặc nhà bán lẻ không thể chào khách với những sản phẩm khác với những mặt hàng họ vẫn bán thường xuyên. Ví dụ, theo luật này thì nhà sản xuất bột giặt không được chào khách bằng quần áo hay các dụng cụ nhà bếp và các quà tặng là ngũ cốc.

Luật của nước Đức về quảng cáo khuyến mãi còn chặt hơn, bởi vậy nhà quảng cáo nào cũng đều cần tư vấn của luật sư, trước khi muốn tiến hành một chiến dịch quảng cáo.

Nếu bạn quảng cáo qua các biên giới quốc gia, thì lại có luật so sánh sản phẩm. Người ta áp dụng một biện pháp diễn đạt hiệu quả và hoàn toàn tự nhiên. ở Đức, những so sánh hàng của mình với của người khác trong quảng cáo luôn luôn chịu sức ép của đối thủ như gọi đến toà án và được yêu cầu chứng minh tính hơn hẳn về sản phẩm của họ so với sản phẩm tương tự của đối thủ, thậm chí các quy tắc đề ra còn khắt khe hơn. Ví dụ như tất cả những điều khẳng định về tính chất ưu điểm của sản phẩm (mà chưa chứng minh được sự thật) và tuyên bố trong quảng cáo đều phải được kiểm tra, để đảm bảo rằng việc trình bày ra trước công chúng là không giả dối và lừa đảo, và được áp dụng dưới mọi hình thức từ dán nhãn sản phẩm, lồng giới thiệu vào trong sản phẩm, hay bất kỳ hình thức nào của quảng cáo, bao gồm những gì có thể biểu thị trong các thư chào hàng. Toà án luôn xử các vụ này đúng theo luật, tập chung chú ý xác định liệu một quảng cáo có sai sự thật hay lừa đảo? Căn cứ vào sự diễn đạt chung, được chuyển tải bởi cách trình bày cũng như nghĩa đen của nó.

Đó là những thực tế khác nhau giữa các nước, không chỉ trong quảng cáo mà còn cả trong việc định giá những thoả thuận bán hàng và các hoạt động thương mại khác. Sự khác biệt về luật thương mại giữa các nước một phần cũng vì các nước có những tập quán xã hội hoặc các sở thích không giống nhau.

Mặc dù EC là một bức tranh đẹp về hợp tác kinh tế, nhưng do có đến 10 nước khác nhau về văn hoá, ngôn ngữ cũng như luật pháp, nên không thể có một luật chung. Ví dụ như Pháp, đặc biệt quan tâm sự nhận diện của họ, vì thế họ có một số các điều chỉnh riêng, bắt buộc các sản phẩm nước ngoài sử dụng tiếng Pháp trên tất cả các nhãn sản phẩm, trong mọi tờ quảng cáo, các hướng dẫn, hay các mục thông tin khác về sản phẩm, trong khi đó tài liệu gốc không bị cấm, nhưng phải kèm theo bản dịch ra tiếng Pháp.

Nhưng dẫu sao hiện nay cũng đã có những tiến bộ trong việc thống nhất hoá Luật thương mại của các nước, mà trước hết là Luật patăng thống nhất ở châu ¢u. Công ước patăng châu ¢u (EPC) đã thống nhất hoá Luật thương mại giữa các nước. Luật này làm cho một công ty ở bất kỳ nước nào đã ký vào công ước, khi nộp đơn patăng tại văn phòng nước mình, đều có giá trị hiệu lực ở các nước thành viên khác. Tuy nhiên, nếu một DN muốn đầu tư ra nước ngoài sẽ gặp phải rất nhiều cản trở về luật pháp cũng như các lý do thuần tuý về kinh doanh. Ví dụ muốn xây dựng một nhà máy ở một nước trong EC, thì cần phân tích các hệ thống luật khác nhau ở các nước, luật công ty ở các nước, gánh nặng thuế má và khuyến khích tài chính v.v... để đưa vào trong bản đánh giá về các địa điểm dự kiến xây dựng.- Nguyễn Đỗ (Theo International Marketing)





Nghề săn lùng giám đốc

Lôi kéo các nhà quản lý cao cấp

(TBKTVN-16/2/2001)- Càng ngày càng có nhiều các tập đoàn lớn, các công ty đa quốc gia tuyển nhận, thuê giám đốc hay các vị trí quản lý cao cấp tương đương thông qua những người đang hành nghề săn lùng giám đốc và các nhà quản lý cao cấp, một nghề rất đặc biệt và mới xuất hiện gần đây nhưng ngày càng có xu hướng phát triển và phổ biến.

Những người theo nghề săn lùng giám đốc và các nhà quản lý cao cấp phần lớn đều hành nghề một cách tự do, không cần có văn phòng trụ sở nhưng lúc nào cũng bận rộn với chiếc điện thoại di động của mình. Họ gọi điện đến tất cả những vị giám đốc, các nhà quản lý cao cấp, các chuyên gia đầu ngành mà họ biết bất kể những người này hiện đang có hài lòng với vị trí công việc mà mình đang có hay không.

Đối tượng bị săn lùng?

Các đối tượng này phải nghe điện thoại ngay trong giờ làm việc và nhận được những lời hứa về một vị trí công việc thú vị hơn, nhiều tiền hơn và dễ có triển vọng thăng tiến hơn. Chỉ bằng những cú điện thoại với những lời hứa hẹn mang tính thuyết phục như vậy, những người hành nghề săn lùng giám đốc và các nhà quản lý cao cấp có cơ hội kiếm những khoản tiền rất lớn và nhanh chóng. Bởi vì các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia ngày càng gặp khó khăn hơn, chờ đợi lâu hơn trong việc tìm kiếm được những người điều hành, quản lý thích hợp, nên họ sẵn sàng bỏ ra từ 15 nghìn đến 30 nghìn USD chi cho người môi giới nếu như lôi kéo được đối tượng thích hợp từ các đối thủ cạnh tranh.

Như vậy, một mặt các công ty vừa giải quyết được vấn đề nhân sự của mình, mặt khác lại có thể làm suy yếu đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Thực ra hiện tượng này đã làm đau đầu giới lãnh đạo nhiều công ty bị mất nhân lực cao cấp, bị "chảy chất xám", đặc biệt các công ty nhỏ và vừa. Vì vậy một số hiệp hội cũng đang tìm cách ngăn chặn tình trạng này. Nhưng tính độc đáo và nhất là hiệu quả của việc săn lùng giám đốc và các nhà quản lý cao cấp đã làm cho nghề này phát triển và không chỉ dừng lại ở việc lôi kéo giới nhân lực cao cấp mà còn cả những người ở vị trí thấp hơn, không chỉ ở các tập đoàn đa quốc gia mà còn cả ở các công ty, doanh nghiệp nhỏ hơn.

ở Mỹ, bên cạnh các công ty tư vấn doanh nghiệp chính thức ước chừng có tới hàng nghìn người hành nghề tự do săn lùng giám đốc và các nhà quản lý cao cấp. Khó có thể thống kê được chính xác thu nhập của số người này nhưng ước chừng cũng hàng tỷ USD mỗi năm.

Cách thức tìm đúng người, đúng việc

Cách săn lùng nhân lực của những người này thường theo một công thức chung. Tập đoàn công ty đa quốc gia cần thuê nhân sự cao cấp cho vị trí nào, khả năng trình độ ra sao, thu nhập bao nhiêu sẽ thông báo cho những người môi giới, những kẻ săn lùng giám đốc.

Những người này sẽ lập tức tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh, công ty trong cùng lĩnh vực để xác định thông tin, đối tượng cần săn lùng và lôi kéo. Khó khăn nhất là làm thế nào để tiếp cận được với đối tượng.

Một trong các mẹo hay được sử dụng là những người săn lùng gọi điện đến tổng đài nơi đối tượng đang làm việc và hỏi về một vấn đề thật đặc biệt, đôi khi thật khó, hoặc hứa hẹn một thương vụ hay một hướng kinh doanh thật hấp dẫn. Khi đó nhân viên tổng đài hay thư ký không thể trả lời được và sẽ tạo điều kiện để người săn lùng giám đốc và các nhà quản lý cao cấp liên hệ trực tiếp với đối tượng cần tiếp cận và săn đuổi. Và như vậy họ đã làm được 50% công việc của mình bởi vì mặc dù đang có việc làm nhưng ai mà biết được tương lai công ty mình đang làm sẽ ra sao, nhất là nếu có sự thay đổi chủ sở hữu hay lãnh đạo trực tiếp.

Ngoài ra, ai mà chẳng thích thú khi thấy mình được đánh giá cao và săn đón nhất là từ các công ty đối thủ cạnh tranh. Do vậy, các nhà giám đốc, chuyên gia, quản lý cao cấp không dễ gì từ chối những sự tiếp xúc này, nhất là qua đó họ còn biết được giá của mình trên thị trường là bao nhiêu. Và khi đã nắm chắc được ý muốn của các đối tượng thích hợp, những kẻ săn lùng giám đốc chỉ còn mỗi việc chờ đợi sự ngã giá của đôi bên và nhận... tiền hoa hồng.- Hà Linh

Ngôn ngữ đồ vật trong kinh doanh

Không xét đoán doanh nhân qua dáng vẻ bên ngoài

(TBKTVN- 14/2/2001)- Người Mỹ có quan niệm không giống như người dân ở nhiều nước khác về sở hữu vật chất. Họ thường thiên về vật chất. Và trên thực tế, họ luôn đề cao chúng đến mức quá đáng. Do thiếu một hệ thống giai cấp cố định, và do có dân số cực kỳ cơ động, hay di chuyển nơi ở nên họ rất nhạy cảm đối với việc con người sử dụng của cải vật chất ra sao.

Theo họ, thì mọi thứ, từ quần áo trang phục cho đến nhà ở đều được coi như phương tiện thu hút sự chú ý của người khác, hơn thế nữa, còn để xác minh địa vị của mọi người. Nhưng địa vị của họ cũng là một hệ thống thay đổi nhanh chóng, trong đó kể cả phong cách và dáng vẻ bên ngoài. Ví dụ: bức tranh quảng cáo cho xe ôtô Cadillac, vẽ một người đàn ông ngoài năm mươi tuổi, ăn mặc lịch sự đang mở cửa xe. Lời chú thích bên dưới là: "Hẳn các bạn đã biết nhiều về người này". Cũng theo kiểu đó, chủ tịch một công ty lớn đã chi tiêu trên 100 nghìn USD cho đồ đạc văn phòng ông, chỉ cốt cho vị chủ tịch công ty thép không thể nhìn ông ta với con mắt khinh thường.

Theo quan niệm của người Mỹ thì, đồ đạc sang trọng, không gian rộng rãi, môi trường xung quanh thích hợp, có nghĩa là con người làm chủ dinh cơ đó là một công dân có địa vị xã hội cao, là người đáng tin cậy và thành đạt.

Trong khi đó, người Pháp, người Anh hay người Đức lại thể hiện hoàn toàn theo cách khác trong cách sử dụng những vật chất sở hữu. Những gì tiêu biểu cho sự tin cậy, uy tín và là đáng kính đối với người Anh thì lại bị người Mỹ coi là hủ lậu, không hợp thời trang. Người Nhật tự hào về những tiện nghi và cách trang trí trang nhã, đồ đạc không đắt tiền dùng để tạo ra một khung cảnh, một môi trường gợi nên xúc cảm phù hợp.

Các chủ doanh nghiệp Trung Đông lại tìm cái gì đấy khác hẳn: họ coi trọng gia đình, các mối quan hệ và tình bạn... Họ không dùng đồ đạc trong văn phòng để tượng trưng cho địa vị của mình. Họ cũng không hề muốn gây ấn tượng với khách hàng bằng biện pháp này, hoặc là để tăng uy tín đối với một chủ ngân hàng để vay thêm tiền. Tất nhiên họ cũng thích đồ đạc tốt, nhưng họ cảm thấy, không nên xét đoán con người qua những gì nhìn thấy bên ngoài.

Người ta hay chỉ trích người Mỹ ở nước ngoài, kể cả giới kinh doanh cũng như cơ quan đại diện Chính phủ về việc họ cứ đề cao của cải vật chất. Hãy để cho tiền lên tiếng - người Mỹ nói vậy - và họ luôn phát biểu cái ngôn ngữ đôla ở nước ngoài, và tin rằng đôla là ngôn ngữ chung cho thế giới. Bởi vậy, ở Mỹ, người ta cố gắng mua sự trung thành bằng tiền, trong khi ở nhiều nước, cách thức này không phải là duy nhất.

Thực tế không một quốc gia nào lại không có một cơ sở làm việc phát triển dựa trên những thoả thuận. Điều này có thể dự trên một hoặc kết hợp của ba loại sau:

Những quy tắc được giải thích như là luật hoặc điều lệ.

Những thực tiễn đạo đức đã thoả thuận cùng nhau và truyền lại cho thế hệ sau như những nguyên tắc.

Các tập quán không chính thức, được mọi người tuân theo mà không cần tuyên bố như những quy tắc chính xác.

Do các nền văn hoá khác nhau, cho nên nước này nhấn mạnh điểm này, nước kia nhấn mạnh điểm khác. Ví dụ như nhiều nước cho rằng các cuộc thương lượng ít hay nhiều đã kết thúc khi hợp đồng đã được ký. Nhưng đối với người Hy Lạp, thì hợp đồng được coi như một điểm dừng tạm thời trên con đường thương lượng, và nó sẽ chỉ dừng hẳn, khi mọi việc hoàn thành. Hợp đồng chỉ là bản tuyên bố, ghi các điều khoản chủ yếu cho cuộc thương lượng chính thức.

Trong thế giới ảrập, lời phát biểu của một người lãnh đạo trong một trường hợp nào đó, được coi như một ràng buộc, còn quan trọng hơn phần lớn các hợp đồng viết ở nhiều nước. Do đó, đối với họ, hợp đồng viết là vi phạm tính nhạy cảm của người theo đạo Hồi, và phần nào phản ánh thanh danh của họ. Các mô hình không chính thức và những thoả thuận không tuyên bố thường dẫn đến những khó khăn - nếu ta không hiểu - trong những quan niệm khác nhau giữa các nền văn hoá.

Ví dụ như có ông đại sứ Mỹ ở một nước Mỹ Latinh đưa một tài liệu về hiệp ước thương mại cho anh nhân viên dịch sang tiếng Tây Ban Nha, với hướng dẫn để anh này viết theo kiểu "weasal word" (nghĩa là bằng những từ ngữ nhằm làm giảm bớt sức mạnh của nội dung, vì phía Mỹ muốn tránh cam kết bằng một tuyên bố dứt khoát). Ngẫm nghĩ một lúc, anh nhân viên trả lời ông đại sứ: " Ngôn ngữ Tây Ban Nha không có weasel word !".

Một ví dụ khác: Cán bộ tổ chức một công ty đa quốc gia Mỹ ở Iran, khi tuyển dụng nhân viên địa phương đã tuyên bố rằng các nhân viên Mỹ sắp đến Iran, họ cũng sẽ không nhận bất kỳ một ưu đãi nào cả, ngoài lương như công nhân địa phương. Thế nhưng, sau khi những nhân viên Mỹ đến Iran, thì người Iran nhanh chóng nhận biết rằng, nhân viên Mỹ đã được bao cấp thêm rất nhiều phúc lợi khác mà người Iran không được hưởng. Và điều này, ngay tức khắc đã dẫn đến sự phản đối của nhân viên bản địa.- Nguyễn Đỗ

Thư ký có phải là một nghề?

Các doanh nhân không dễ tìm được trợ lý

(TBKTVN- 12/2/2001)- Một chủ doanh nghiệp xây dựng qui mô vừa đã mấy tuần nay không có thư ký giúp việc. Ông không biết làm sao quản lý các giấy tờ, công văn cũng như liên hệ với các địa chỉ cần thiết...

Việc tuyển dụng các kỹ sư có thể không khó bằng tìm một nữ thư ký. Không phải là không có nguồn cung ứng những nhân viên này, nhưng phải tiếp xúc đến vài chục người mới có thể tìm được một cô thực sự sáng giá. Thường thì các giám đốc gặp phải những người không biết làm việc, hoặc không muốn đi làm xa... Ngược lại, có thể nói về phía các ứng viên, họ cũng thường khó tính không kém so với các chủ nhân tương lai.

Thư ký là gì?

Hình mẫu người nữ thư ký không còn như trước với các công việc: đọc và thảo các loại giấy tờ đi- đến, giao dịch qua điện thoại, đến các địa chỉ giao dịch, có tính kín đáo... Chân dung quen thuộc một nữ thư lý trước đây là "em út" của ông chủ, thần hộ mệnh, kẻ đồng loã, người cộng tác thận cận, cái bóng của ông chủ... Tất nhiên hầu hết họ đều thuộc phái đẹp, người đẹp. Hãn hữu mới có nam giới làm thư ký với danh nghĩa "trợ lý", "phụ tá".

Nhưng thời thế đã thay đổi, các hình mẫu trước đây cũ rồi. Với sự xuất hiện của máy tính và các phần mềm văn phòng từ những năm 80, riêng việc đánh máy chỉ chiếm 60% khối lượng công việc của thư ký nay chỉ còn 20% . Từ vai trò quản lý các địa chỉ giao dịch, nay họ thành bộ mặt không thể thiếu giữa người chủ doanh nghiệp và môi trường hoạt động của đương sự, trong các quan hệ với những người cùng cộng tác, các khách hàng.

Về tổ chức theo hệ thống cấp bậc cũng có sự thay đổi: quan hệ giữa chủ và thư ký có khuynh hướng mở ra ở không gian cấp bậc cao. Để giảm bớt chi phí, các thư ký không chỉ làm việc với một mình ông chủ mà còn cả với cả cấp lãnh đạo. Một văn phòng thư ký có khi có đến mươi người, hoạt động như một sân khấu quay. Bản thân các cán bộ phụ trách nay phải tự khai thác những công văn giấy tờ gởi đến cho mình, tự quản lý chiếc agenda điện tử... Người thư ký thường thực thi vai trò tiếp xúc với khách hàng, làm cho cả mạng lưới hoạt động náo nhiệt hơn, giữ quan hệ với những người làm công, và ít dùng thì giờ hơn vào các công việc có tính chất văn phòng thuần tuý.

Chủ doanh nghiệp cần phải tìm cho được những người năng động trong các công việc ấy, và họ thực sự sáng giá không khác những cán bộ có năng lực. Thường không phải người ta trở thành thư ký vì có khuynh hướng làm những công việc ấy, mà bởi vì họ lao vào cuộc sống hoạt động tích cực và có tính độc lập. Có đến một nửa các cô thư ký lành nghề không trải qua đào tạo chuyên nghiệp. Bộ mặt nhìn nghiêng của họ không thuần nhất, các tiêu chí tuyển lựa càng lờ mờ. Bằng cấp không nhất thiết là một đòi hỏi trọng yếu, mà điều quan trọng đặc biệt để hành nghề là khả năng phản xạ tốt và suy xét. Một trong các phẩm chất không thể thiếu là biết sử dụng thành thạo một ngoại ngữ gắn với đầu óc sáng kiến và năng khiếu tổ chức. Nữ thư ký phải chưa có gia đình và ở gần cơ quan làm việc. Nhan sắc và tính lịch thiệp đương nhiên cũng là những điều rất cần thiết.

Thư ký hay là trợ lý?

Các cô thư ký đều làm việc rất tích cực để thăng tiến trên đường công danh, phát triền thêm các khả năng chuyên nghiệp. Họ cần được đào tạo để làm phái viên của cơ quan lãnh đạo doanh nghiệp, hoặc có danh phận trợ lý. Có những người cho rằng làm thư ký hay làm trợ lý không đáng quan tâm, quan trọng là những trách nhiệm mà họ được giao gánh vác. Điều mà các nữ thư ký rất khó thực hiện là biết nhẫn nhục, bởi lẽ họ nhất thiết phải phụ thuộc vào người chủ.

ở đây, chức vụ thư ký có tính nhập nhằng. Một mặt, là cầu nối với chức quyền, bởi muốn tiếp xúc với giám đốc, phải qua cửa cô thư ký. Mặt khác là những mối liên hệ phụ thuộc vào một hệ thống cấp bậc. Nhưng người ta thường quên rằng bản thân người làm được cái công việc thư ký luôn ước ao giữ một chức phận rõ ràng chính thức, xứng đáng hơn. Được xếp vào hàng ngũ cán bộ -như ở Pháp- thường chỉ có 10% các cô thư ký. Số còn lại, kể cả những người có danh nghĩa phụ tá, cũng chỉ được coi là nhân viên làm công.

Những thư ký thăng tiến là những người biết phát triển năng lực làm việc theo kịp với nhịp điệu của doanh nghiệp, thông thạo đường đi nước bước vận hành của các hoạt động, của thị trường, của các nghề nghiệp hoặc là những người có tài về một chuyên môn nào đó, thí dụ họ điều hành công việc rất tốt khi được chuyển sang phụ trách phần việc xuất nhập khẩu. Thường thường, cơ quan quản lý các nguồn nhân lực thích tuyển chọn những ứng viên đã qua đào tạo, được bổ túc và nâng cao về các ngành chuyên môn. Như vậy, việc phát triển năng lực nghề nghiệp không có gì đáng ngạc nhiên. Và các cô thư ký tháo vát giỏi nghề thường là của hiếm, được trả lương hậu để... ở lại với ông chủ.- Minh Đức (Theo Le Point 12/2000)

ý chí kinh doanh

Ba yếu tố tác động tới các doanh nghiệp Việt Nam

(TBKTVN-9/2/2001)- ý chí kinh doanh có mối liên hệ tới sự tăng trưởng và phát triển các doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp tư nhân. Một nghiên cứu của nhóm chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Nomura (Nhật Bản), cùng với các chuyên gia Việt Nam đã được thực hiện trong năm 2000 đã xem xét những yếu tố nào hiện đang khuyến khích hay cản trở việc nuôi dưỡng và nâng cao ý chí kinh doanh của các nhà doanh nghiệp Việt Nam.

Theo nhóm nghiên cứu, ý chí kinh doanh được hiểu trên hai ý nghĩa: quan điểm của các nhà doanh nghiệp trong việc khởi sự những hoạt động kinh doanh mới và quan điểm tận dụng các cơ hội kinh doanh, dám chấp nhận sự mạo hiểm khi mở rộng và phát triển kinh doanh đã có.

Qua phân tích những yếu tố dựa trên kết quả trả lời những câu hỏi điều tra thăm dò và đi phỏng vấn trực tiếp gần 500 các nhà doanh nghiệp thuộc nhiều ngành sản xuất khác nhau, nhóm nghiên cứu đã rút ra được một số nguyên nhân cản trở sự phát triển ý chí kinh doanh của các doanh nhân ở Việt Nam. Những nguyên nhân này được phân thành 3 nhóm chính.

Doanh nhân thiếu năng lực và kỹ năng chuyên môn

ý chí kinh doanh được nuôi dưỡng và phát triển khi các nhà doanh nghiệp tiếp thu được các kiến thức quản trị kinh doanh và các kỹ năng chuyên môn cần thiết. Một biểu hiện qua phân tích kết quả khảo sát là doanh nhân Việt Nam có tính thụ động, phụ thuộc vào môi trường bên ngoài nhiều hơn là nỗ lực của chính mình. Biểu hiện rõ nhất là họ thường có xu hướng gắn kết quả kinh doanh với tác động của môi trường bên ngoài hoặc từ người khác chứ ít tự tin vào bản thân mình.

Thiếu thông tin cho phát triển kinh doanh

Yếu tố quan trọng thứ hai ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng ý chí kinh doanh là thiếu thông tin. Quản lý doanh nghiệp đòi hỏi phải có những quyết định thông qua việc lựa chọn thông tin từ các nguồn khác nhau, thuộc nhiều khía cạnh như thị trường, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, công nghệ và môi trường chính sách ... Tuy nhiên lượng thông tin cho các nhà doanh nghiệp được tiếp cận còn bị hạn chế và đôi khi còn có những thông tin không đáng tin cậy. Đồng thời, các dich vụ hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp cũng chưa phát triển. Các nhà doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập và xử lý thông tin chuyên môn cần thiết cho quản lý và kinh doanh.

Môi trường kinh tế - xã hội làm giảm ý chí kinh doanh

Đây là một yếu tố quan trọng cần xem xét nghiêm túc để tạo môi trường thật sự khuyến khích nuôi dưỡng ý chí kinh doanh của các nhà doanh nghiệp. Nhóm nghiên cứu đã tổng hợp thành 4 điểm về môi trường kinh tế- xã hội có ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng và phát triển ý chí kinh doanh:

Độ rủi ro cao trong kinh doanh. Nếu ý chí kinh doanh được hiểu theo nghĩa là ý định khởi sự và mở rộng các hoạt động kinh doanh, thì những ý đinh này được các doanh nhân xác định dựa trên phán đoán về lợi nhuận thu được với một mức độ mạo hiểm kèm theo trong quá trình kinh doanh. Độ rủi ro càng lớn thì nhà doanh nghiệp càng e ngại đầu tư.

Tính rủi ro tồn tại trong hai dịp, khi bắt đầu khởi sự kinh doanh và khi mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên ở Việt Nam rủi ro còn phát sinh ngay cả khi các hoạt động kinh doanh thành công. Không ít các nhà doanh nghiệp lo ngại rằng khi họ trở nên nổi tiếng nhờ thành công trong kinh doanh thì họ phải đối phó với nhiều phiền toái từ các cơ quan quản lý. Tại Việt Nam cả hai loại rủi ro khi khởi sự kinh doanh và khi mở rộng kinh doanh đều lớn hơn ở các nước khác. Sự tồn tại loại rủi ro thứ hai đang làm suy giảm ý chí kinh doanh của nhiều nhà doanh nghiệp.

Doanh nhân tư nhân có địa vị xã hội thấp. Hiện đang tồn tại một nhận thức rằng những người làm việc cho các công ty tư nhân có địa vị xã hội thấp hơn những người làm trong các DNNN. Đang phổ biến trong xã hội nhận thức rằng các sinh viên tốt nghiệp có năng lực cần được tuyển dụng vào làm việc cho các DNNN hoặc các công ty nước ngoài. Người ta cũng có ý nghĩ cho rằng ít nhất một phần của sự thành công trong kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân là kết quả của những hoạt động kinh doanh bất hợp pháp. Do đó địa vị xã hội của một doanh nghiệp tư nhân thành đạt không phải lúc nào cũng ở vị trí cao. Sự nhận thức về mặt xã hội như vậy không những gây hại trực tiếp đến ý chí kinh doanh, mà còn cản trở sự chuyển giao kinh nghiệm thành công trong kinh doanh từ nhà doanh nghiệp này đến nhà doanh nghiệp khác.

Khó khăn trong việc huy động vốn. Đây là vấn đề được nhiều doanh nghiệp đề cập đến. Thiếu vốn cho đầu tư cơ bản hiện vẫn đang cản trở sự tăng trưởng và phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là những công ty hướng vào xuất khẩu cần đầu tư cơ bản để hiện đại hoá các dây truyền thiết bị sản xuất. Có nhiều chính sách liên quan đến việc huy động vốn cần được tháo gỡ, vì tác động này cũng góp phần làm giảm ý chí kinh doanh của các doanh nghiệp.

Cơ sở hạ tầng kém phát triển. ý chí kinh doanh cũng chịu ảnh hưởng của sự chậm chạp trong xây dựng cơ sở hạ tầng như việc cung cấp điện, cấp thoát nước, vận tải... Thiếu các điều kiện này đã làm nản lòng các doanh nhân có ý định mở rộng hoạt động kinh doanh. Vì vậy việc phát triển các khu công nghiệp, đặc biệt các khu dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các chính sách ưu tiên là rất cần thiết.- Phạm Hàm

Thành công của ông chủ tập đoàn Lifan

Phát triển nhờ can đảm, sáng tạo và đúng thời cơ

(TBKTVN-9/2/2001)- Từ các thành viên chủ chốt của Hội đồng quản trị, cán bộ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, đến nhiều công nhân của tập đoàn Lifan đều nói về ông Yin Ming Shan với thái độ rất trân trọng, thân thiết, cảm phục và hàm ý biết ơn, mở đầu bằng một đại từ chung: "Ông chủ...".

Đó là cảm nhận đầu tiên đầy ấn tượng của chúng tôi khi tới thăm Tập đoàn Lifan ở Trùng Khánh, Trung Quốc. Nhưng khi tận mắt thấy quy mô sản xuất kinh doanh, được biết sự phát triển với tốc độ lớn về nhiều mặt của tập đoàn Lifan gắn với cuộc đời đầy chất bi tráng của ông Yin Ming Shan, người sáng lập, Chủ tịch tập đoàn Lifan thì đó không chỉ còn là cảm nhận mà là sự ghi nhận...

Ông Yin Ming Shan được dư luận Trung Quốc đánh giá là một trong những nhà hoạt động kinh tế - xã hội và là một chủ doanh nghiệp sản xuất động cơ, xe máy nổi bật nhất. Tạp chí kinh tế Mỹ coi ông là một trong 10 người làm kinh tế giỏi nhất Trung Quốc. Báo chí Hồng Công viết về ông: "Từ một tên "tạo phản" trở thành anh hùng kinh tế của đại lục".



Hành trình tự học trở thành ông chủ

Năm 1958, rời ghế nhà trường trung học, thay vì vào học một trong những trường đại học nào đó, ông Yin được coi là phần tử "phản cách mạng" và trở thành tù nhân chính trị ở tuổi 20. Suốt 21 năm, đoạn đời thanh xuân, đầy sức sống nhất của ông là chuỗi ngày lao động cực nhọc ở những trại lao động, những nông trang, những nhà máy và nhà tù ở tỉnh Tứ Xuyên. Năm 1979, khi danh dự được khôi phục thì ông Yin đã tròn 41 tuổi. Tuy không còn cơ hội học đại học, nhưng ông tự học tiếng Anh và trở thành thầy dạy tiếng Anh, rồi xuất bản sách phục vụ cho học sinh các trường trung học và nhanh chóng tích lũy được khoản vốn kha khá.

Hồi đầu những năm 80, một số nhà máy quân sự của Trùng Khánh đã liên doanh với các tập đoàn của Nhật Bản như Mitsubishi, Yahama để sản xuất xe máy. Vào lúc đó căn cứ công nghiệp nặng Trùng Khánh ở tỉnh Tứ Xuyên sản xuất ra 40% lượng xe máy, song mới đạt mức dưới 1% so với dân số TQ. Vào những năm 90 nền công nghiệp xe máy ở TQ bùng nổ. Hàng trăm nhà máy lớn nhỏ thuộc Nhà nước và tư nhân đã sản xuất với sản lượng lớn xe máy và phụ tùng. Tuy vậy ông Yin vẫn nhận ra còn khoảng trống lớn đối với sự tăng trưởng của công nghiệp xe máy và ý thức được sự bức bách sớm phải có một doanh nghiệp sản xuất động cơ xe máy.

Người trí thức tự học này đủ tự tin mà thấy rằng ông có thể có vị trí và vượt qua được những thách thức, cạnh tranh. Năm 1992 ông Yin đầu tư tất cả khoản vốn của mình khoảng 200.000 nhân dân tệ (tương đương 188.600 HK$) lập doanh nghiệp mang tên Viện nghiên cứu, lắp ráp xe máy Hongda Trùng Khánh. Sự nghiệp sản xuất động cơ, xe máy của ông được bắt đầu từ việc mua từ cái búa, thuê 8 lao động, trong đó chỉ có một kỹ sư đã về hưu, vợ và con trai của ông. Nhiều người, thậm chí cả một số quan chức quản lý chưa tin vào khả năng thành công, nhất là sau thất bại ban đầu của ông nhằm tạo ra một kiểu động cơ mới. Họ cho rằng ít nhất cần 30 triệu nhân dân tệ (NDT) mới có thể sáng chế ra một loại động cơ xe máy mới.

Để nhanh chóng có nguồn tài chính tài trợ cho việc nghiên cứu và phát triển, bằng "chiến thuật" theo mẫu của các động cơ xe máy đang có trên thị trường, ông mua chi tiết, phụ tùng từ các cửa hàng sửa chữa của các doanh nghiệp liên doanh, sản xuất ra hàng trăm động cơ mỗi tháng và có thể thu lãi 500 NDT/động cơ.

Năm 1994 ông Yin từ bỏ việc "sao chép", đầu tư 10% tài sản trị giá 5 triệu NDT cho việc sản xuất động cơ mới đang có nhu cầu nhiều. Mạnh dạn và tự tin đến mức, trước khi mẫu động cơ mới ra đời, ông Yin đã hợp đồng cung cấp 80. 000 chiếc (gấp 4 lần sản lượng của Lifan lúc đó) với một nhà máy sản xuất xe máy của tỉnh Chiết Giang. "Tôi biết hợp đồng đó có đủ cơ sở để thực hiện. Bởi vì Lifan khai thác được tiềm năng công nghiệp của Trùng Khánh nói riêng và của Trung Quốc nói chung. Lifan đã sử dụng nhiều chi tiết có sẵn ở thị trường và chỉ phát triển thêm phần của chính bản thân Lifan. Newton đã từng nói: "Phải biết cách đứng trên vai của người khổng lồ". Chúng tôi thực sự nương tựa vào các nhà sản xuất phụ tùng", ông Yin giải thích cho quyết định lúc đó của mình.



Dựng nên một tập đoàn hùng mạnh

Năm 1995 Lifan nhẩy lên hàng đầu trong các doanh nghiệp sản xuất xe máy ở Trùng Khánh. Tổng giá trị tài sản của Lifan lên tới 40 triệu NDT, gấp 8 lần so với năm trước. Tốc độ sản xuất bình quân của Lifan tăng 50%/năm. Năm 2000, tổng giá trị sản lượng của tập đoàn đạt 42 vạn NDT (tương đương 1,5 triệu USD).

Hiện Lifan đứng đầu thế giới về sản lượng động cơ xe máy 100 và 110 cm3. Lifan có 2 nhà máy sản xuất động cơ, 4 nhà máy lắp ráp xe máy ở Trung Quốc, 1 nhà máy sản xuất động cơ ở Nam Phi, 1 nhà máy hợp tác sản xuất động cơ ở Iran, 1 công ty mậu dịch thương mại ở Hồng Công. Hàng năm Lifan sản xuất ra 1.540.000 động cơ xe máy các loại, chiếm khoảng 40% sản lượng động cơ xe máy của TQ. Trong đó tiêu thụ ở trong nước khoảng 40.000 chiếc, còn lại tiêu thụ ở 20 nước thuộc Nam Mỹ, Bắc Mỹ, châu ¢u, châu Phi, Đông Nam á. Trong 120 doanh nghiệp đăng ký sản xuất xe máy ở Bộ cơ khí Trung Quốc có 40 công ty mua lại động cơ của Lifan. Sản lượng xe máy của Lifan đứng vị trí thứ 8 ở TQ. Tổng doanh thu 350 triệu USD. Từ tháng 1 đến tháng 10/2000, Lifan được xếp thứ nhất về xuất khẩu của Trung Quốc.

Lifan là doanh nghiệp đầu tiên ở Trung Quốc sản xuất các động cơ 100 cm3, 110 cm3; loại xe 90 - 100 cm3 có đề điện (1995); động cơ xe máy, máy đứng (1996); phát triển loại xe nữ (1997); sản xuất loại xe 125 cm3 (1997); sản xuất động cơ xe máy có dung tích lớn nhất, 400 cm3 (1998). Chỉ trong một năm (1997 - 1998) Lifan đã đăng ký với Bộ cơ khí TQ sản xuất 37 mẫu xe, cuối năm 1999 đăng ký sản xuất 113 mẫu xe, tháng 1/2001 tổng cộng có 300 mẫu xe được đăng ký sản xuất.

Lifan có mạng lưới gồm 300 cơ sở bảo hành trên toàn quốc. Khi sản phẩm của Lifan có vấn đề trục trặc chỉ cần gọi điện báo cho Trung tâm chỉ huy bán hàng và bảo hành ở văn phòng tập đoàn, chậm nhất trong vòng 36 giờ là được xử lý. Hàng năm Lifan chi khoảng 20 triệu NDT để xây dựng một trường tiểu học cho vùng nông thôn. Ngoài sản xuất, kinh doanh động cơ xe máy và xe máy Lifan còn kinh doanh máy móc tin học, bóng đá, dịch vụ du lịch bằng máy bay trực thăng. Hiện tập đoàn có đội máy bay gồm 3 chiếc trực thăng loại nhỏ.- Quang Vang

Mạo hiểm đầu tư vào Internet?

Còn quá nhiều cản trở để có thể thu lời

(TBKTVN- 7/2/2001)- Sự ra đời của Internet với tên gọi là "ngành truyền thông mới" được đánh giá là dấu mốc lịch sử của truyền thông thế kỷ 21. Những tưởng ngành truyền thông này sẽ mang lại thành công mỹ mãn sau hàng tỷ USD mà các công ty truyền thông trên thế giới đầu tư từ nhiều năm qua, thế nhưng đầu tư vào Internet dường như đang trở thành nỗi ám ảnh khi bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu thất bại.

Mới đầu năm ngoái thôi, giá cổ phiếu Internet ở Mỹ tăng vùn vụt. Hầu hết các mạng lưới truyền thanh và truyền hình Mỹ đổ xô đầu tư vào quảng cáo và hoạt động kinh doanh trên Internet, trong đó có công ty truyền thông khổng lồ NBC. Thế nhưng chỉ đến cuối năm, giá cổ phiếu Internet ở Mỹ đã rớt xuống còn khoảng 89% giá trị. NBC đã phải loan báo kế hoạch sa thải 1/5 đội ngũ nhân viên của mình. Mới qua chưa đầy một năm làm ăn qua Internet, NBC đã thua mất 152 triệu USD doanh thu, riêng quý II năm 2000 đã mất đến 31 triệu USD. Đó là chưa kể lợi nhuận từ quảng cáo cũng giảm đi đáng kể.

Công ty AOL - một công ty Internet lớn hàng đầu thế giới - trong năm qua cũng đã lâm vào cảnh tương tự. Hồi đầu năm ngoái, công ty này đã tạo nên một sự kiện chấn động khi bỏ ra nhiều tỷ USD để mua lại tập đoàn giải trí đứng đầu thế giới Time Warner. Người ta thừa biết rằng đây là chiến lược thúc đẩy chéo các sản phẩm của hai công ty khi chúng trở thành một. Một bên chuyên về Internet, một bên là "trùm" về ngành giải trí. Thế nhưng cuối cùng rồi Ted Leonsis, Chủ tịch AOL cũng phải chua xót tuyên bố: " Ngành giải trí kỹ thuật số đã thất bại!". Vì sao vậy ?

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến thất bại liên quan đến việc chuyển tải thông tin trên Internet. Đối với những chương trình giải trí như âm nhạc thì chuyển tải thông tin tới tay khách hàng theo cách của Internet tỏ ra rất hiệu quả. Nhưng với video -một lĩnh vực chiếm "phần ăn chia" lớn nhất trong đầu ra của ngành công nghiệp giải trí - thì không được như vậy. Phần lớn là vì video không vận hành theo kiểu truy cập Internet bằng những đường truyền hẹp (qua điện thoại). Còn việc triển khai đường truyền rộng (qua dây cáp) đã tỏ ra chậm chạp hơn mong đợi. Một phần là bởi vì các công ty cáp đã chểnh mảng trong chiến lược nâng cấp mạng lưới của họ.

Đó là với video. Còn việc bán sách trên Internet cũng lại là một vấn đề đáng nói khác. Hồi tháng 3 năm ngoái, lần đầu tiên quyển tiểu thuyết kinh dị của nhà văn nổi tiếng người Mỹ Stephen King đã được xuất bản trên Internet. Trong vòng 24 tiếng đồng hồ kể từ khi xuất hiện, đã có 400.000 lượt người truy cập để "xem" tác phẩm mới. Nhưng sau đó, mọi việc đâu lại vào đấy. Bởi lẽ người ta truy cập chỉ để thỏa tính tò mò chứ không hề muốn đọc sách. Khách hàng có thể thích những ý tưởng đọc sách miễn phí trên Internet, nhưng không ai thích đọc sách trên màn hình máy vi tính, và càng không muốn in hàng trăm trang sách và mang chúng đi khắp nơi.

Còn đối với quảng cáo - một nguồn thu lợi nhuận khổng lồ khác của ngành công nghiệp truyền thông- cũng đã tỏ ra thất bại. Toàn bộ các chương trình quảng cáo đã từng phát triển với tốc độ chóng mặt, nay cũng đang giậm chân tại chỗ, thậm chí còn thụt lùi. Ông Brian McCarter, Giám đốc ngành truyền thông mới của Tập đoàn Zenith Media cho biết, tỷ lệ khách hàng truy cập vào các trang quảng cáo từ 1% cách đây 3 năm trong năm qua đã xuống còn 0,4%. Tương ứng như vậy, tỷ lệ quảng cáo cũng đã giảm đi rất nhiều.

Giống như quảng cáo, một số trang giải trí cũng đã thất bại. Mạng lưới giải trí kỹ thuật số của Mỹ (Digital Entertainment Network) đã phải chi 60 triệu USD để tìm cách tách ngành giải trí đầu tư trên Internet ra khỏi công việc kinh doanh, và đã phải nộp đơn xin phá sản hồi tháng 6/2000. Ngay cả Tập đoàn giải trí Disney xuất hiện từ lâu trên trang web ESPN.com cũng bị lỗ đến 250 triệu USD...

Cuối cùng và đáng kể nhất là những khó khăn liên quan đến tiền bạc. Để buộc khách hàng trả tiền khi muốn xem nội dung trên Internet lại liên quan chặt chẽ đến hiệu quả kinh doanh. Những người chịu trách nhiệm cho việc xuất bản trên mạng của một số tờ báo, chẳng hạn như tờ New York Times hay những trang nội dung chuyên môn khác như trang The Street.com đã từng tính chuyện đòi kinh phí mua báo dài hạn, nhưng đã phải từ bỏ kiểu làm này. Họ nhận ra rằng có quá nhiều dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh và cuối cùng đành phải sẵn sàng miễn phí cho khách hàng.

Tất cả những khó khăn trên đã để lại cho các công ty truyền thông Mỹ hai sự lựa chọn không dễ dàng chút nào. Hoặc là họ có thể rút lại sự đầu tư của mình. Hoặc các công ty này tiếp tục rót hàng tỷ USD vào công cuộc làm ăn được xem là phiêu lưu mạo hiểm nhất.- X.H (Theo The Economist)

Bỏ nhãn, giữ khách

Cần một chiến lược khôn khéo

(TBKTVN- 5/2/2001)- Để tập trung các nỗ lực vào một số ít các nhãn hiệu lớn, các nhà công nghiệp xoá bỏ các nhãn hiệu yếu kém. Nhưng muốn "diệt cho hoàn hảo", cần phải có biện pháp phòng ngừa.

Sáng ngày 23/8/2000, tại một loạt 87 siêu thị của hãng Continental, một số khách hàng quen thuộc được bữa ngạc nhiên: trên tường cao mặt tiền của siêu thị, cờ hiệu màu đỏ và xanh của hãng Carrefour đã thay thế cho bản hiệu họ từng chấp nhận. Chẳng là cách đây một năm rưỡi, Carrefour đã mua lại Continental, nay cần phải cho cái bản hiệu thất thế ấy về vườn và trương cờ, cùng danh xưng của mình lên. Đi đôi với các công việc bày biện lại trong siêu thị, tiến hành các công tác truyền thống và tiếp thị trực tiếp, Carrefour đã tổ chức cuộc hoán vị ấy thành một buổi lễ. Các khách hàng được mời dùng cà phê, bánh sừng bò trước một tấm ảnh khổng lồ về các cán bộ nhân viên dưới khẩu hiệu: "Tất cả đã thay đổi, ngoại trừ chúng tôi". Các nhà lãnh đạo Carrefour đã bỏ ra 850 triệu F.F để tránh làm xáo trộn các khách hàng vốn quen thuộc với Continental trước đây, và dường như họ đã thành công.

Thay nhãn hiệu từ từ

Nhiều nhà sản xuất các sản phẩm tiêu dùng rộng rãi trên các thị trường cũng thường phải lựa chọn lại đều đặn các nhãn hiệu của họ. Mục tiêu nhằm loại bỏ các nhãn hiệu trùng lặp, tập trung các khoản của ngân sách quảng cáo, tiếp thị và nghiên cứu vào một số nhãn hiệu mạnh thế hơn cả. Hiển nhiên chính sách ấy tiềm ẩn một rủi ro. Các khách hàng thất vọng có thể chuyển sang các nhãn hiệu khác đang ra sức cạnh tranh.

Tập đoàn Maro hồi năm 1991 đã vấp phải một bi kịch như thế khi đổi tên các thỏi sôcôla Raider thành Twix: phải mất ba năm mới phục hồi được vùng đất đứng chân. Cho nên trường hợp "phẫu thuật" ấy đòi hỏi phải có một số biện pháp phòng ngừa. Khi chủ trương loại bỏ một nhãn hiệu không chiến lược mà không có nhãn hiệu kế vị, nhưng chủ hãng muốn "vắt nước quả cho kiệt" trong một thời gian có thể được kéo dài, giải pháp tối ưu là để cho nó chết dần.

Từ mười năm nay, Unilever đã không đầu tư nữa cho việc quảng cáo loại nước tẩy Wisk, để tập trung hơn cho việc sản phẩm khác của tập đoàn mang các nhãn hiệu Skip, Omo, Persil và Corol. Thiếu sức chống đỡ, mức bán ra mặt hàng Wisk năm '99 có phần sút giảm, làm giảm nhẹ 0,1% tổng doanh số. Thế là nhãn hiệu ấy được đình chỉ ngay, không để lây lan đến cục diện chung. Quá trình khai thác ấy rõ là quá chậm đối với các nhà sản xuất muốn thiết lập nhanh chóng một nhãn hiệu thay thế trên thị trường.

Để thuận tiện cho khách hàng chuyển sang nhãn hiệu mới, người ta dùng phương pháp hiệu quả hơn cả được mệnh danh là "tuyết tan liên kết". Mặt hàng cần mở rộng tiêu thụ mang nhãn hiệu mới, đồng thời có ghi ở dưới tên của mặt hàng đang bị án treo bằng chữ bé đi dần cho đến khi xoá hẳn và trên nhãn hiệu chỉ còn một tên với chữ to hơn. Hãng đồ điện gia dụng Whirlpool khổng lồ ở Mỹ, để lấn dần nhãn hiệu Philips (mua lại năm 1989) trong các quảng cáo của mình rồi trong các sản phẩm cũng đã lựa chọn cách ấy: sử dụng trong mấy năm danh tiếng của Philips để chờ cho cái tên Whirlpool trở nên quen dần, vì ban đầu ở châu ¢u người ta chưa biết. Thực thi theo cách này, có hãng đã kéo dài thời gian chuyển tiếp đến chín năm, vượt quá xa dự kiến. Vì qua điều tra hàng năm, họ cho rằng một số khách hàng dùng sản phẩm và tên mới vẫn cứ nghĩ đến nhãn hiệu cũ, và có thị trường ở nước ngoài sản phẩm cũ được ưa chuộng hơn sản phẩm mới và bản thân họ cũng quyến luyến, cứ lần lữa mãi.

Một cách tốt để đẩy nhanh giai đoạn chuyển tiếp là phối hợp việc để hai tên và tạo một tác động chiều sâu về thị giác của khách hàng đối với sản phẩm. Colgate Palmolive đã sử dụng thủ thuật ấy để đặt loại xà phòng đánh răng mang tên Tonigencyl đã già cỗi và phong cách quá Pháp dưới chiếc ô thế giới Colgate. Bằng cách để phai nhạt dần màu sắc đặc trưng gắn với tên của nhãn hiệu cũ, và làm nổi bật lên các màu sặc sỡ của Colgate cùng với tên ấy. Cùng thời gian ấy, với một số loại xà phòng đánh răng có vitamin do Colgate đưa ra, cách xử lý ấy cũng được sử dụng. Một chuyên gia có trách nhiệm giải thích: "Trong khi cho một đổi mới ra đời cùng với gam hàng ghi hai tên, các nhà công nghiệp nhằm tạo thuận tiện để khách hàng chấp nhận sự thay đổi".

Chiến lược "cái chết đột ngột"

Biết vận dụng thị giác đối với các sản phẩm, năm 1999, tập đoàn kinh doanh loại nước nhuộm tóc Eugene Perma quyết định cho rút lui ngay lập tức một trong các sản phẩm mang nhãn hiệu Izae. Một nhà lãnh đạo tập đoàn cho biết: "Hồi đó, hãng Handel nhảy vào thị trường với một mặt hàng với sức cạnh tranh. Chúng tôi muốn xoá bỏ Izae và thay thế ngay bằng Keranove đã rất nổi tiếng trong các loại Shampooing.

Khi mua lại hãng Miko sản xuất các loại kẹo thơm hồi năm 1994, Unilever vội vàng làm biến mất nhãn hiện Titan của chủ cũ để khỏi ảnh hưởng xấu đến nhãn hiệu của mình. Đồng thời Unilever cho ra đời kẹo thơm Magnum có một hương vị độc đáo, với dạng mới, những chiếc que bé nhỏ nhờ vậy doanh số của tập đoàn tăng lên, bằng tổng số cả hai sản phẩm cộng lại. Chiến dịch truyền thông cũng phát huy một vai trò then chốt. Tập đoàn Domaxil đưa ra bản hiệu sửa chữa Weldom đã thay thế cho tên cũ bấy giờ tên mới chưa được biết đến. Một khoản tiền 60 triệu F.F đã được đầu tư cho một chiến dịch quảng cáo rộng rãi với hình ảnh nhà du hành Olivierde Kersauson mang ngọn giáo. Nhờ đó doanh số trong năm tăng 3% và tên bản hiệu mới từ đó cứ hai người Pháp có một người biết tiếng và ghi nhớ.

Nếu bạn đã vận dụng thành công một trong các công thức trên, xin đừng nghĩ rằng với nhãn hiệu mới, bạn có thể trải qua những ngày yên tĩnh. Như vậy là sai lầm. Hơn bao giờ hết, cần phải hết sức cảnh giác. Cho dù được viện quốc gia về quyền sở hữu công nghiệp bảo hộ, một nhãn hiệu đã sử dụng trong năm năm vẫn có thể bị tiến công và sa sút trước một sự cạnh tranh nào đó. Để tránh nỗi thất vọng ấy tốt hơn, từng thời gian cần cho ra những sản phẩm với loại hạn chế, bán ra có tính cách tượng trưng. Hãng Dior đã sử dụng ngón đòn khôn khéo ấy đối với các loại dầu thơm Diorama và Diorlign. Một nhãn hiệu sáng giá có thể cho nằm ngủ nhưng không chết. - Minh Đức (Theo Capital 1/2001)

Thực hiện SA 8000 tại Việt Nam

Chứng chỉ cần cho DN xuất hàngsang ¢u, Mỹ

(TBKTVN-07/01/02)- Không phải ngẫu nhiên mà Tcty dệt may VN mới đây lại có văn bảnyêu cầu các DN phải thực hiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng SA 8000. Bởihệ thống tiêu chuẩn này rất quan trọng với việc các DN VN muốn đưa sản phẩmvào thị trường Bắc Mỹ và châu ¢u. Hiện còn khá ít DN VN thực hiện tiêuchuẩn SA 8000.

Ông Vũ Đức Thịnh, Phó TGĐ Vinatexcho hay: "May Nhà Bè đã xuất được hàng sang Mỹ. Trước khi xuất, cácđối tác đã sang tận nơi, phỏng vấn công nhân và tìm hiểu về việc thựchiện tiêu chuẩn SA 8000 tại đây, sau khi kiểm tra, họ mới ký hợp đồng làmăn". Tại Tcty dệt may VN, Thắng Lợi cũng đã thực hiện SA 8000. Đây làcông ty có mục tiêu đẩy mạnh việc xuất hàng sang Mỹ nên rất coi trọng cácrào cản phi thuế quan như SA 8000 trước cả khi Hiệp định thương mại Việt-Mỹđược ký kết.

Theo bà Nguyễn Thị Tường Vi, cánbộ Viện kinh tế Tp.HCM SA 8000 là một hệ thống tiêu chuẩn chú trọng đếnđiều kiện làm việc của người lao động, được xem như một giải pháp khẳngđịnh giá trị đạo đức của sản phẩm. Nếu chỉ xét về phía nhu cầu kháchhàng, SA 8000 sẽ trở nên một công cụ đắc lực giúp các DN xuất hàng sang BắcMỹ và châu ¢u.

Còn xét về phía nhà cung cấp, SA8000 được hình thành để nâng cao khả năng cạnh tranh của DN thông qua cáctác động cụ thể như thu hút sự nhìn nhận, tin tưởng và trung thành củakhách hàng; đưa ra tiêu chuẩn chung trên quy mô toàn cầu về ứng xử của DNnhằm tạo ra khả năng cạnh tranh công bằng; tăng khả năng mở rộng mạng lướikinh doanh trên toàn thế giới và tiếp cận những khách hàng đòi hỏi cao vềgiá trị đạo đức của sản phẩm. Và cuối cùng là các DN đỡ mất thời gianvà phiền hà vì không phải trải qua các đợt kiểm tra liên ngành, kiểm trachéo và thanh tra về lao động.

Theo khảo sát của Viện kinh tếTp.HCM, việc áp dụng tiêu chuẩn này trong các DNNN có nhiều thuận lợi hơn cácDN ngoài quốc doanh. Vì các DNNN phải tuân thủ theo các nguyên tắc và cácđiều kiện về Luật lao động vốn rất gần gũi với các quy định của Luật laođộng quốc tế mà SA 8000 lấy làm nền tảng. Khi triển khai SA 8000, các DNNN cóthể được sự hỗ trợ mạnh từ phía các nhà quản lý và công nhân vì sự hợplý, bảo vệ quyền lợi người lao động của bộ tiêu chuẩn này. Các DNTN gặpnhiều khó khăn hơn, nhưng cuối cùng thì sức ép từ phía người mua hàng haycông ty mẹ chính là động cơ thúc đẩy chính để áp dụng SA 8000 trong các DNngoài quốc doanh phải áp dụng bộ tiêu chuẩn này.

Tuy nhiên, theo bà Tường Vi, hiệncũng có một số khó khăn trong áp dụng SA 8000 tại VN. Nghiên cứu thực tế ápdụng tiêu chuẩn này tại Xí nghiệp nhựa Tân Tiến cho thấy bộ tiêu chuẩn nàysẽ ít được ưu tiên, nhất là trong thời điểm mà nền kinh tế xuống dốc.Việc khởi xướng cải thiện điều kiện của công nhân thường bị xếp xó khicông ty gặp khó khăn. Ngay cả khi hệ thống SA 8000 hứa hẹn đem lại lợi nhuậncao hơn về lâu dài. Trên thực tế, các chủ DN và ban giám đốc DN ngoài quốcdoanh ít lắng nghe và đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền lợi của người laođộng. Hầu hết các DN VN đều coi SA 8000 như một vấn đề mâu thuẫn với mụctiêu cắt giảm chi phí để tăng lợi nhuận và cho rằng SA 8000 để thực hiệnmục đích nhân đạo, không phù hợp với mục tiêu kinh doanh.

Khó khăn thứ hai là các DN khi thựchiện bộ tiêu chuẩn này không muốn tiết lộ các ghi chép tài chính và cácchuyên gia đánh giá thường phải mất nhiều thời gian để tiếp cận các ghichép tài chính để đánh giá. Một số công ty e ngại việc công khai tài chínhcó thể làm xấu đi tình hình tài chính vốn đã khó khăn của công ty mìnhvà nếu công ty làm ăn khấm khá thì công nhân sẽ đòi hỏi thêm những yêusách mà họ không đáp ứng được.

Khó khăn thứ ba là nhiều DN khôngcó khả năng chi trả chi phí áp dụng SA 8000, trong đó có chi phí đánh giá,chi phí thực hiện những thay đổi để áp dụng SA 8000.

Thứ tư, bộ tiêu chuẩn SA 8000 đòihỏi công ty phải xây dựng hệ thống giám sát. Hệ thống này phải được cậpnhật thường xuyên và có khả năng thể hiện xu hướng cải thiện theo thời gianvà giúp xác định các vấn đề và khoảng cách thực hiện. Nhiều công ty khôngcó khả năng tài chính và nhân lực để làm việc này.

Thứ năm, chênh lệch về nguồn lựcgiữa các công ty đa quốc gia và các DN vừa và nhỏ rất lớn, vì các công tyđa quốc gia bao giờ cũng dễ thực hiện SA 8000 do đủ chi phí và nhân sự hơnso với các DN vừa và nhỏ. Và như vậy, sự cạnh tranh càng khốc liệt hơn.Thứsáu là sự cách biệt văn hóa giữa khách hàng và nhà cung cấp. Các quy địnhđạo đức của từng công ty thường được các công ty đa quốc gia áp đặtmột chiều với các đơn vị gia công, nên nội dung thực hiện của các tiêuchuẩn không phản ánh được nhu cầu và những điều kiện tại địa phương.

Và cuối cùng, hoạt động gia cônggây ra nhiều khó khăn trong việc xác định khối lượng công việc giám sát,nhất là khi hoạt động gia công tại VN cho thấy một sản phẩm cuối cùngthường trải qua nhiều công đoạn khác nhau trong các DN độc lập khác nhau.- Anh Thi

Trở ngại khi áp dụng ISO 9000

Tìm hiểu nguyên nhân để khắcphục

(TBKTVN- 7/12/01)- Trongnhững năm gần đây, việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêuchuẩn quốc tế ISO 9000 không còn là việc mới lạ đối với các tổ chức, doanhnghiệp tại Việt Nam. Hiện nay đã có khoảng trên 400 tổ chức, doanh nghiệphoạt động tại Việt Nam đạt được giấy chứng nhận hệ thống quản lý chấtlượng phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9000 của các tổ chứcchứng nhận quốc tế và trong nước.

Để đạt được giấy chứng nhậnnày, các tổ chức doanh nghiệp đã phải trải qua một thời gian dài để thiếtlập, vận hành và duy trì hệ thống quản lý của mình. Theo những số liệu màchúng tôi có được, khoảng thời gian này có thể kéo dài từ 6 tháng đến 3năm. Tuy nhiên không phải tổ chức doanh nghiệp nào cũng thiết lập thành cônghệ thống quản lý của mình. Có những tổ chức, doanh nghiệp tiến hành xâydựng hệ thống quản lý của mình trong 3-4 năm nhưng vẫn chưa đạt được giấychứng nhận và có những tổ chức đã phải từ bỏ việc xây dựng hệ thống củamình sau một thời gian triển khai mà không có một tuyên bố nào cả.

Vậy những khó khăn nào các tổchức và doanh nghiệp thường gặp phải trong quá trình thiết lập và áp dụnghệ thống quản lý của mình theo ISO 9000? Với mục đích trợ giúp cho lãnh đạocác đơn vị nhận biết được những khả năng có thể xảy ra đối với đơn vịmình, chúng tôi đưa ra dưới đây những khó khăn mà các tổ chức thườnggặp phải khi triển khai dự án quản lý về ISO 9000.

1. Lãnh đạodoanh nghiệp không thực sự muốn áp dụng

Đây là yếu tố quan trọng nhất tạonên sự thành công và hiệu quả của hệ thống. ISO 9000 là tiêu chuẩn về hệthống quản lý chất lượng. Điều nay có nghĩa rằng khi chúng ta áp dụng ISO9000 là phải thiết lập một loạt các quy định, phương pháp về quản lý. Haynói cách khác là thiết lập các công cụ quản lý cho người lãnh đạo caonhất (tổng giám đốc, giám đốc trưởng đơn vị...) theo các tiêu chí quảnlý tiên tiến. Việc thiếu cam kết của người đứng đầu tổ chức có thểđược biểu hiện ở những điểm như:

Không hiểu hệ thống quản lý màmình xây dựng nhằm vào những mục tiêu, hoạt động nào trong quản lý. Khôngcoi các quy định của hệ thống quản lý đã xác lập là công cụ của mình vàdo đó đã điều hành tổ chức theo những cách thức khác hẳn. Điều này dẫnđến việc tồn tại song song hai hệ thống quản lý trong một tổ chức. Hệ thốngtheo ISO 9000 để cấp giấy chứng nhận và một hệ thống khác dùng để thực sựđiều hành các hoạt động.

Không định hướng được chínhsách và các mục tiêu cụ thể về phương diện quản lý chất lượng.

Không quan tâm đến việc triển khaihệ thống quản lý, coi đây là nhiệm vụ của cấp dưới hoặc của một bộ phậnnào đó. Thậm chí chưa bao giờ tham dự một cuộc họp nào để xem xét tínhhiệu quả của hệ thống mà mình xây dựng.

Nhìn nhận ISO 9000 như là tiêuchuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn sản phẩm và giao cho các bộ phận kỹ thuậtchịu trách nhiệm về việc triển khai dự án.

Bố trí những người thuộc diệnbiên chế thừa, chờ việc hoặc không có kinh nghiệm về hoạt động quản lý củađơn vị để tiến hành xây dựng hệ thống quản lý mới theo ISO 9000.

Khi có các điểm bất cập cũng nhưkhông phù hợp của hệ thống quản lý hoặc của các quá trình hoạt động, sảnphẩm (dịch vụ) thì không đưa ra được những biện pháp hữu hiệu để loạibỏ chúng hoặc lờ chúng đi.

2. Thái độphản kháng của cán bộ, nhân viên

Khá nhiều nhân viên trong doanhnghiệp cho rằng áp dụng hệ thống quản lý ISO 9000 đồng nghĩa với việc thayđổi về cơ cấu tổ chức, nhân sự. Quan điểm sai lầm trên thực sự nguy hiểmkhi triển khai dự án vì chúng tạo ra tâm lý hoang mang, căng thẳng và đốiphó của các cá nhân trong tổ chức. Mọi người sẽ có cảm giác bất an, do vậykhông ủng hộ việc áp dụng hệ thống.

3. Khó thayđổi thói quen, nếp nghĩ trong công việc

Đây cũng là khó khăn liên quanđến thói quen, tư duy, văn hoá và phương pháp làm việc. Việc thay đổi cáchthức làm việc để phù hợp với phương thức quản lý mới là điều cần thiết.Nhưng nó không thể thực hiện được trong một sớm, một chiều mà đòi hỏiphải có thời gian, phải có sự kiên trì cố gắng của mọi người và sự kiểmsoát của nhà quản lý.

4. áp dụngmột cách máy móc tiêu chuẩn

Điều này xuất phát từ việc chưahiểu rõ mục đích và nội dung của tiêu chuẩn ISO 9000. Được thể hiện ởnhững dạng sau:

Xây dựng một hệ thống văn bản cácquy định về quản lý có những yêu cầu quá cao hoặc rất phức tạp làm chongười thực hiện không thể tuân thủ được.

Coi việc áp dụng ISO 9000 như làmột cuộc cách mạng và xoá bỏ hết những quy định quản lý cũ đang phát huyhiệu quả tại đơn vị.

Xây dựng một hệ thống văn bảnquản lý không dựa trên thực tế hoạt động của đơn vị. Thậm chí có nhữngtổ chức đã sao chép các quy định quản lý của một đơn vị khác có cùngdạng hoạt động, kinh doanh. Do vậy dẫn đến một hậu quả là cán bộ, nhânviên không thể áp dụng được các quy định khi thực hiện các hoạt độngtrong đơn vị.

Cho rằng hệ thống quản lý đãthành công khi xây dựng và ban hành xong các quy định quản lý.

5. Coi áp dụngISO 9000 là việc của lãnh đạo

Tư tưởng này dẫn đến tâm lý ỷlại việc triển khai hệ thống quản lý vào ban lãnh đạo. Cán bộ, công nhânviên trong tổ chức, doanh nghiệp đó không quan tâm đến việc thực hiện theocác quy định quản lý được ban hành.- Nguyễn Hữu Nam









Đăng ký bản quyền vào thịtrường Mỹ

Thấy gì qua bài học của cà phê TrungNguyên?

(TBKTVN-11/3/02)- Trong chuyến sang làm ăn tại Mỹhồi cuối năm 2001, Công ty cà phê Trung Nguyên là công ty đầu tiên của ViệtNam đã chuyển nhượng thương hiệu sang thị trường Mỹ với giá khoảng 100.000USD/bang/đối tác trong vòng ba năm.

Trong khi công việc thương thảo cònđang trong vòng bàn bạc và tiếp xúc thì Trung Nguyên gặp phải một trở ngạilớn. Đó là Công ty Rice Field Corp - Mỹ đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hànghoá "Trung Nguyên, cà phê hàng đầu Buôn Ma Thuột" và nhãn hiệu"Trung Nguyên".

Hiện Công ty cà phê Trung Nguyênđang nhờ các luật sư tiến hành nộp đơn khiếu nại và đưa ra các bằngchứng quan trọng nhất, chứng tỏ sở hữu bản quyền nhãn hiệu hàng hoá củamình là chính đáng. Trong số các bằng chứng quan trọng nhất là giấy phépkinh doanh của Công ty này được cấp vào năm 1996, các nhãn hiệu của TrungNguyên và biển hiệu đã được sử dụng tại Việt Nam, danh sách gần 400 quáncà phê tồn tại và hoạt động theo nhượng quyền kinh doanh của Trung Nguyên vàcác thị trường nước ngoài của công ty này. Ngoài ra còn có doanh thu rònghàng năm từ việc bán các sản phẩm và nhượng quyền kinh doanh của Công tynày là 1997 đến 2001.

Tuy nhiên, Trung Nguyên không phảilà trường hợp đầu tiên gặp phải tình trạng này. Đã có một số DN Việt Namđã từng gặp phải tình trạng tương tự và phải vất vả lắm mới có thể đòilại được sở hữu nhãn hiệu hợp pháp. Vifon cũng bị một công ty tại Mỹ nộpđơn xin sở hữu bản quyền nhãn hiệu Vifon, trước thời điểm mà Công ty nàynộp đơn cho phía Mỹ. Rất may, do đấu tranh rất tích cực với sự giúp đỡcủa các luật sư có kinh nghiệm và những bằng chứng chắc chắn không thể chốicãi, cuối cùng, Vifon đã giành được quyền sở hữu chính đáng của mình .

Các công ty Mỹ và những kẻ lấycắp nhãn hiệu, thương hiệu và tên miền đều nhắm vào mục đích trục lợicá nhân. Bởi vì, nếu muốn đăng ký một tên miền ở Mỹ chỉ mất vài chụcUSD, song nêú bán lại thì chắc chắn phải mua với giá hàng ngàn USD. Còn nếuđăng ký sở hữu một nhãn hiệu hay thương hiệu tại Mỹ chỉ mất chi phí chừng1.200-1.500 USD, nhưng nếu mua lại phải tốn khoảng 50. 000 đến hàng trăm ngànUSD, tuỳ vào sự thương lượng giữa hai bên. Về tên miền trên mạng Internet,các công ty Việt Nam đã tìm cách khắc phục. Ví như Việt Tiến, theo ôngNguyễn Đình Trường, phó TGĐ thì tên Công ty đã lấy tên miền Việt Tiếntại Mỹ và đúng là trùng với Công ty Việt Tiến của Việt Nam. Nhưng do côngty này có ngành nghề kinh doanh khác nên cuối cùng cũng chẳng có vấn đềkhúc mắc lớn. Còn theo bà Thu Hà, Phó tổng giám đốc Dệt may Việt Thắng thìtên miền của Việt Thắng và cả cái tên Vikotex đã bị ăn cắp khá lâu, nhưngViệt Thắng nay đã dùng tên miền là Việt Thắng Com để khắc phục.

Riêng đối với sở hữu thương hiệuvà nhãn hiệu thì không dễ dàng khắc phục. Nhất là với các thương hiệu uytín như Bia Sài Gòn, hay Trung Nguyên. Bởi thương hiệu là một trong những yếutố kinh doanh quan trọng bậc nhất vì đây là công ty chuyên chuyển nhượngthương quyền. Điều khó của các công ty kiểu này là những người vi phạm sởhữu thương hiệu hay sở hữu bản quyền nhãn hiệu hàng hoá thường là cácđối tác. Những đối tác này lại thường làm ăn với các công ty này trongmột thời gian khá lâu. Họ nắm bắt được các điểm mạnh và điểm yếu. Sauđó họ mới "xuất chiêu" lấy cắp sở hữu bản quyền nhãn hiệu,thương hiệu.

Bà Dương Thanh Bình, luật gia, Phógiám đốc Công ty Phạm và liên doanh, một công ty tư vấn luật có nhiều kinhnghiệm đã từng giúp Vifon đòi lại sở hữu bản quyền nhãn hiệu và thươnghiệu. Hiện Công ty đang tư vấn cho hàng loạt các công ty vào thị trường Mỹvà các nước đăng ký bản quyền. Bà cho biết: "Cách tốt nhất là ngay khitính đến việc làm ăn ở thị trường nào đó, các DN nên quan tâm ngay đếnviệc đăng ký sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm, hàng hoá của mình".Hiện nay, Công ty Phạm và liên doanh đang tiếp nhận hàng loạt các đơn củacác công ty Việt Nam tầm cỡ như Mỹ phẩm Sài Gòn, Sa Giang, Việt Tiến... đểcó thể giúp các công ty này đăng ký sở hữu bản quyền tại Mỹ. Thời gianđể có thể được cấp bản quyền thương hiệu, nhãn hiệu có thể lên tới hainăm tuỳ vào hồ sơ có các trở ngại về pháp lý, có bị tranh chấp và khiếukiện hay không. Do đó, các DN càng nhanh chân càng có lợi. Ông Nguyễn ĐìnhTrường, phó tổng giám đốc Việt Tiến cho hay: Việt Tiến đang chi khoảng 4.500USD cho việc đăng ký hàng loạt các nhãn hiệu của mình tại thị trường Mỹ.Hiện công việc đang tiến triển tốt và việc đăng ký sở hữu công nghiệp sẽcó tác dụng hỗ trợ mạnh mẽ cho xúc tiến đưa hàng Việt Tiến vào thịtrường Mỹ nhiều hơn.

Rõ ràng con đường vào Mỹ củahàng VN và các DNVN trên bình diện sở hữu công nghiệp thật cam go. Các DNcũng đã tiếp thu được những bài học cần thiết trong quá trình hội nhậpđể có thể vươn lên cạnh tranh trên thị trường quốc tế.- Anh Thi


Văn phòng ảo, hiệu quả thật

Người xác định giá trị thôngtin cho cơ hội giao thương

(TBKTVN-16/1/02)- Cơ hội giao thương cho các DN là một thị trường lớn với rất nhiềutiềm năng, mức cầu rất lớn trong khi mức cung lại khá ít. Chính vì vậy, năm2001, khi chính thức vào đời (lập gia đình), Vũ Quốc Tuấn, chàng trai ngoài30 tuổi từng làm công việc xúc tiến thương mại ở "Trung tâm phát triểnngoại thương và đầu tư" đã quyết định ra riêng lập một công ty TNHHchuyên về lãnh vực trên.

Thật ra, trong thời đại "bùngnổ thông tin" hiện nay, khối lượng thông tin cần xử lý quá lớn. Vũ QuốcTuấn hiểu rằng dù được hỗ trợ bằng các công cụ truy tìm điện tử hiệnđại thì đa phần các thông tin mà các nhà DN nhận được chỉ là... thông tinrác. Phần lớn các đơn vị cung cấp thông tin thương mại nói chung và thôngtin về cơ hội giao thương nói riêng đều đi theo hướng cung cấp những thôngtin mà họ có sẵn trong tay chứ không đi theo hướng cung cấp thông tin mà nhàDN cần.

Đối với nhiều DN vừa và nhỏ, nhucầu không chỉ dừng lại ở việc tìm và giới thiệu đối tác mà còn cả quátrình giao dịch lâu dài với đối tác đó. Nhiều DN sau khi đã tìm đượcđối tác phù hợp nhưng lại không biết cách viết thư chào hàng đúng tiêuchuẩn khiến cho đối tác nước ngoài nghi ngờ khả năng của mình. Tình hìnhđáng lo hơn khi hai bên đàm phán hợp đồng. Tập quán thương mại cũng nhưluật pháp của mỗi nước có nhiều điểm dị biệt . Nếu không có kinh nghiệmxử lý thì hợp đồng rất dễ đổ vỡ. Chính vì vậy nên tháng 9-2001, khi lậpvà đưa công ty TNHH Việt Văn vào hoạt động, để đáp ứng cho các DN, đặcbiệt là các DN vừa và nhỏ, giám đốc Tuấn chủ trương thực hiện dịch vụcung cấp thông tin thương mại theo một hướng hoàn toàn mới: cung cấp thôngtin mà khách hàng cần và "dịch vụ trọn gói".

"Văn phòng ảo"

Công ty phối hợp với Công ty TNHHSGC để mở một kênh xúc tiến mậu dịch mới (Website http://www.tradeinvietnam.com). Từ bất cứ địa phương nào trong nước, qua Công ty ViệtVăn, DN có thể có một số điện thoại và số fax riêng ngay tại 150 thành phốlớn trên khắp thế giới, hoặc số điện thoại và số fax tại 45 quốc gia."Văn phòng thông minh" của Việt Văn hoạt động 24/24 giờ sẽ trả lờibằng tên của đơn vị tham gia khi đối tác kinh doanh ở nước ngoài gọi đến,chuyển fax và lời nhắn điện thoại mà các số này nhận được đến số máyhoặc địa chỉ đến đơn vị trong vòng 30 phút.

Để làm được việc này, Việt Vănđã thu thập đội ngũ nhân viên vững kỹ thuật vi tính, giỏi ngoại ngữ, cókinh nghiệm truy tìm trên Internet. Với ưu thế về trang thiết bị và đườngtruyền, công ty tìm thông tin ở nhiều nguồn, từ các đơn vị tổ chức xúctiến mậu dịch các nước như Jetro, Cetra, Matrade, Hong Kong Council, trong nướcnhư FTDC..., từ các bộ phận thương vụ của các cơ quan ngoại giao, từ cácnguồn sẵn có trên Internet và niên giám, đài 1080, báo chí, số liệu thốngkê... Công ty Việt Văn cũng phát triển được một phần mềm cho phép đưathông tin cần mua, cần bán của các DN trong nước lên 3000 trang web một lúcvới điều kiện... miễn phí, chỉ thu phí khi có đối tác nước ngoài liên lạclại hỏi mua sản phẩm!

Mở nhiều triển vọng!

Tùy theo mức độ sử dụng dịch vụ,Công ty Việt Văn đưa ra nhiều mức phí để bảo đảm tính linh hoạt của dịchvụ và đáp ứng nhu cầu của các DN. Nếu chỉ yêu cầu tìm kiếm tên, địa chỉđối tác thuộc một ngành hàng nào đó, chi phí chỉ dao động từ 2.000-5.000đ/ đối tác, nếu DN cần viết fax hoặc email chào hàng, phí dịch vụ soạn vàgửi là 30.000-50.000 đ/trang...

Đi vào hoạt động, Công ty ViệtVăn chủ trương"khuyến mãi" bằng cách cung cấp thông tin miễn phí.Chỉ trong 3 ngày đầu tiên đã có 100 DN trở thành thành viên của mạngthương mại điện tử www.tradeinvietnam.com. Đến đầu năm mới 2002, số thànhviên tăng lên 370, có 60 thành viên là các công ty nước ngoài (có trụ sở ởnước ngoài). Một số trường hợp DN yêu cầu công ty thay mặt họ giao dịch,đã tìm được kết quả như mua bột mì với giá thấp, mua tấm mốp, kemthỏi...Việt Văn cũng tìm được đối tác XK cho một số ngành hàng như thủcông mỹ nghệ, may mặc cho các DN vừa và nhỏ, xin được cơ chế đại lý độcquyền cho một số DN trong nước. Các loại thông tin có thu phí dù ở giá khiêmtốn ( 50.000-100.000 đ/tháng) nhưng đủ trang trải chi phí để công ty pháttriển.

Vốn là sinh viên ngoại ngữ tiếngNga ở trường ĐH Đà Nẵng nhưng khi ở trường, Vũ Quốc Tuấn đã tự học thêmđể sử dụng Anh ngữ thành thạo. Năm 1995, ra trường, nhà nghèo nhưng trướcxu thế phát triển của ngành tin học, anh đã vẽ một bàn phím trên giấy và...tập đánh thành thạo, nhờ vậy được nhận vào làm việc ở một công ty tinhọc để học thêm rồi trở thành nhân viên Trung tâm phát triển ngoại thươngTp.HCM. Con đường vào đời của nhà DN trẻ khá... độc đáo và triển vọng sẽcòn gặt hái nhiều thành công.- Hưng Văn

Nhiều rào cản DN vừa và nhỏ

Cần một sự đối xử công bằng

(TBKTVN- 12/4/02)- "Chúng tôi muốn khẳng định với hàng chục ngàn DN của Hà Nộirằng lãnh đạo và nhân dân thành phố đánh giá rất cao và tin tưởng vàohoạt động của các DN, luôn luôn dành điều kiện tốt nhất để các DN pháthuy đầy đủ những điều kiện của mình làm giàu cho đất nước, làm giàu choThủ đô".

Ông Nguyễn Thế Quang, Phó chủ tịch UBND Tp. HàNội đã cam kết như vậy đối với cộng đồng các DN vừa và nhỏ tham dự"Đêm doanh nghiệp" do UBND Hà Nội, Hiệp hội các DN vừa và nhỏ HàNội, Bộ KHCN và MT, Câu lạc bộ pháp chế DN - Bộ tư pháp tổ chức đêm8/4/2002 tại Hà Nội.

Một trong những mục tiêu của "Đêm doanhnghiệp" là tạo cơ hội để các DN trao đổi kinh nghiệm, hợp tác sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ... Đây cũng là dịp gặp gỡ giữa các DN và các quanchức TW và Hà Nội nhằm tìm hiểu, đóng góp ý kiến về pháp luật, cơ chế,chính sách có liên quan đến hoạt động của DN.

Các DN đã nêu những bức xúc của mình xung quanhcác vấn đề như thuế, hải quan, thuê đất, xúc tiến thương mại.... Trả lờicâu hỏi của DN: sau 3 tháng qua, kể từ ngày Luật hải quan có hiệu lực, nênđánh giá như thế nào về tác động của Luật trong đời sống kinh tế? Đạidiện Tổng cục hải quan cho biết, việc thực hiện Luật đã góp phần đảm bảotính chủ động cho DN, đồng thời tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho DN, nhấtlà thông qua quy định mới của Luật về nghiệp vụ kiểm tra hàng hoá. Nếu nhưDN chấp hành pháp luật tốt thì đã biết rằng hàng hoá đó khi XK không phảikiểm tra hoặc kiểm tra theo xác suất. Trường hợp ngược lại, nếu DN có quátrình chấp hành pháp luật hải quan chưa tốt, hàng NK hoặc XK chắc chắn sẽphải kiểm tra toàn bộ. Từ đó, DN chủ động lên kế hoạch sản xuất, XNK hànghoá của mình.

Trong 3 tháng qua, đối với hàng XK đã có trên73,4% hàng hoá không phải kiểm tra hải quan; kiểm tra xác suất đối với hàngNK chiếm 17%...Bên cạnh đó, đại diện Tổng cục hải quan cũng cảnh báo, hiệnvẫn có một tỷ lệ không nhỏ một số DN không chấp hành tốt pháp luật, trong 3tháng qua có đến gần 1.000 vụ vi phạm, trong đó có những vụ vi phạm nghiêmtrọng...

Ông Nguyễn Thế Quang, Phó chủ tịch UBND Tp. HàNội cũng đã giải đáp phần nào những câu hỏi liên quan đến đất đai, mặtbằng sản xuất. Ông Quang cho biết, thực hiện đường lối phát triển kinh tếcủa Đảng bộ Hà Nội, trong những năm gần đây Hà Nội đã xây dựng nhiều cơchế chính sách và môi trường hoạt động tốt cho các DN và kết quả là mỗinăm có hàng ngàn DN mới được thanh lập và được hưởng các ưu đãi của DNđầu tư trong nước. Chẳng hạn, nhiều khu và cụm CN vừa và nhỏ đã đượcxây dựng, được hỗ trợ từ ngân sách thành phố để tạo mặt bằng sản xuấtcho DN, nhiều DN đã được hỗ trợ chênh lệch lãi suất vay vốn đầu tư,được hướng dẫn và tiếp cận với nguồn tín dụng ưu đãi, nhiều dự án đãđược hỗ trợ về KHCN, đào tạo.

Sự cố gắng của lãnh đạo thành phố Hà Nội cũngđã mang lại một số kết quả ban đầu. Nhưng qua ý kiến của các DN tại cuộcgặp gỡ cho thấy, còn quá nhiều rào cản trong hoạt động kinh doanh của DN.

Giám đốc của một công ty TNHH chuyên sản xuấtcây xương rồng để xuất khẩu cho rằng DN của anh vấp phải sự cản trở từphía các cơ quan Nhà nước trong vấn đề tìm kiếm mặt bằng, mở rộng sảnxuất. Giám đốc này cho biết: "Tôi là đại diện một DN của người tàntật, là DN của những người khốn khó, bản thân tôi cũng là thương binh bậc4. Sản phẩm của chúng tôi là cây xương rồng, ai cũng nghĩ là một sản phẩmnông nghiệp, nhưng mỗi sản phẩm của chúng tôi có giá trị tương đương vớimột két Coca Cola, một két bia. Sản phẩm của chúng tôi XK đi rất nhiều nước,hiện giải quyết được một số lao động, nhất là những anh em thương binh.Nhưng hiện nay, chúng tôi đang sản xuất cây xương rồng trên... máinhà". DN đã làm đơn kêu đến không biết bao nhiêu cơ quan, tiền thưtừ, tem, giấy có đến "cả triệu đồng" nhưng đến bây giờ khôngbiết đơn từ ấy nằm ở đâu, không biết kêu đến đâu nữa. DN đã mua đấttừ năm 1992 để mở rộng sản xuất nhưng lại có rất nhiều cấp chính quyềnđến cản trở, DN làm nhà kính để triển khai sản xuất thì công an đến vây,gác hàng chục người khiến cho DN đành lại phải... phủ vải bạt, ngừng sảnxuất.

Một nhà điêu khắc, hoạ sĩ kiêm giám đốc mộtDN "tố khổ" rằng, DN của anh sản xuất ra rất nhiều sản phẩm độcđáo, hiện thị trường Mỹ rất ưa chuộng, có thể XK vào thị trường Mỹ,nhưng anh không có đầu mối để liên hệ xúc tiến thương mại. "Tôi nhậnthấy là các cơ quan Nhà nước không tôn trọng DN". Điều này được anhmiêu tả lại khi anh điện thoại đến một đại diện xúc tiến thương mại củamột cơ quan đại diện cộng đồng DN ở Kim Liên để liên hệ thì không có aitrả lời. Đến tận nơi thì họ bảo ngồi chờ đợi rồi cũng không giải quyết,từ chối giải quyết và đặt câu hỏi: anh là ai, anh ở đâu, có mối quan hệquen biết gì không... Theo DN này thì "sự đối xử như thế là không côngbằng".Vì vậy muốn khuyến khích các DN vừa và nhỏ phát triển thì trướchết các cơ quan công quyền và quản lý kinh doanh phải đổi mới tư duy, coitrọng khu vực kinh tế này và phải thật sự công bằng khi hành xử các chínhsách có liên quan đến vận mệnh của họ.- Quý Hào


Khó chặt hết "vòi bạch tuộc"

Phải chăng Luật Doanhnghiệp đang bị vô hiệu hóa từng phần?

(Đầu tư- 25/1/02)- Những văn bản trái vớiLuật Doanh nghiệp chẳng khác nào "vòi bạch tuộc", cứ chặt được vòinày thì ngay lập tức, một vòi khác mọc ra. Đó là hình ảnh mà các doanhnghiệp ví von, tại cuộc tọa đàm về Luật Doanh nghiệp sau hơn hai năm thựchiện vừa diễn ra tại Hà Nội để báo động về nguy cơ Luật Doanh nghiệp đangbị vô hiệu hóa từng phần vì các văn bản được một số Bộ, ngành ban hành.

Ông Nguyễn Phúc Thành, Tổng giám đốc Công ty thương mại và vận tải ThànhHưng (Hà Nội) cho biết, vào trung tuần tháng 12 năm 2001, các hãng taxi tiếpnhận Quyết định 4126 của Bộ Giao thông - Vận tải ban hành kèm theo các quyđịnh vận chuyển hành khách bằng taxi, trong đó có nhiều điểm trái với LuậtDoanh nghiệp. Theo văn bản này, các hãng taxi chỉ được dùng riêng một màu xeđặc trưng cho hãng và không được trùng với hãng khác.

Ông Thành cho rằng, riêng Hà Nội và TP.HCM đã có hơn 60 hãng taxi, mà chỉcó 7 màu cơ bản, như vậy có sử dụng cả màu trung gian cũng không tạo ra đủmàu đặc trưng cho từng hãng. Nếu thực hiện quy định trên, thì hàng chụcngàn xe sẽ phải sơn lại, việc đăng ký màu xe sẽ đẻ ra hàng loạt thủ tụchành chính tốn kém. "Có cần thiết không khi yêu cầu mỗi hãng xe phải cómàu riêng, bởi đã có quy định rằng, các chủ phương tiện phải ghi tên

và biểu trưng lên thành xe?", ông Thành đặt câu hỏi.

Ông cho biết thêm, không hiểu dựa vào đâu mà Quyết định này đặt ra quyđịnh "lái xe taxi phải đủ 21 tuổi trở lên", chứ không phải 18 tuổinhư Nhà nước quy định và phải có "Giấy chứng nhận tập huấn về láitaxi" của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam. Trong khi đó, Giấy chứng nhậnnày chỉ nhằm "nâng cao hiểu biết thành phố và phong cách phục vụ"cho lái xe. Theo ông Thành, quy định này vô hình trung đã tạo thêm một giấyphép con, làm nảy sinh tiêu cực vì lái xe phải đi "xin" đơn vị cấpgiấy chứng nhận.

Riêng ông Vũ Quang Tuyến, Giám đốc Công ty Hoàng Long lại dùng một hình ảnhkhác nói về các quy định của Bộ Giao thông - Vận tải. Theo ông, Luật Doanhnghiệp cùng Nghị định 92/CP của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tảiđã "trải đường nhựa cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tảihành khách bằng xe khách", nhưng các Quyết định 4127 và 4128 của Bộ nàyvừa ban hành chẳng khác nào rải đinh lên đường nhựa khiến xe xịt lốp.

Theo Quyết định 4127, Sở Giao thông - Công chính địa phương sẽ quy địnhbiểu đồ xe chạy và phân tuyến xe. Còn theo Quyết định 4128, thì phương tiệngiao thông vận tải phải được cấp phù hiệu theo định kỳ. Ông Tuyến khẳngđịnh: "Thực chất đây là cơ chế xin và cho".

Đối với ngành y tế, ý kiến của các doanh nghiệp cho rằng, các quy định vềhành nghề y dược "còn ngặt nghèo hơn cả trước khi có Luật Doanhnghiệp". Ba thông tư của Bộ Y tế về hành nghề y dược tư nhân ra đờicách đây gần 1 năm được doanh nghiệp mô tả là "đã phát huy tác dụngngăn sông cấm chợ", bởi ngoài giấy phép đăng ký kinh doanh, doanh nghiệpphải xin thêm 3 giấy phép nữa. Ông Hoàng Ngọc Hùng, Phó giám đốc Công tydược phẩm Trung ương II thốt lên rằng: "Đến mức một doanh nghiệp nhànước có 40 năm hoạt động, được phong danh hiệu Anh hùng như chúng tôi tựthấy vẫn chưa đủ điều kiện kinh doanh và mỗi lần mở thêm một điểm bánthuốc nhỏ lại phải đi xin phép".

Những quy định được doanh nghiệp cho là "tai quái" được phản ánhtrong cuộc tọa đàm này cũng chính là mối lo lớn nhất của Tổ công tác thihành Luật Doanh nghiệp. Ông Nguyễn Đình Cung, Thư ký Tổ công tác nói:"Điều mà tôi lo nhất là các văn bản mới ban hành đang đóng dần LuậtDoanh nghiệp lại, trong khi còn bao nhiêu việc khác vẫn chưa làm được".Rõ ràng là, các văn bản, quyết định, điều kiện kinh doanh ngặt nghèo, cácthủ tục phiền nhiễu như trên xuất hiện ngày càng nhiều đã làm nản lòngdoanh nghiệp và các nhà đầu tư chân chính.

Lý thuyết kinh tế và hàng nôngsản

Thông tin "không cân xứng"và "lựa chọn đối nghịch"

(TBKTVN- 18/3/02)- "Thông tin không cân xứng" và "Lựa chọnđối nghịch", là hai khái niệm cơ bản do nhóm ba giáo sư kinh tế ngườiMỹ được giải thưởng Nobel kinh tế năm 2001: George Akerlof (Đại họcCalifornia), Michael Spence (Đại học Standford) và Joseph Stiglizt (Đại họcColumbia) đưa ra trong lý thuyết kinh tế nghiên cứu hoạt động của thị trườngkhông hoàn hảo.

Lý thuyết kinh tế này cho rằng kinhtế thị trường thường là không hoàn hảo nên thông tin không được phân bốđồng đều gây ra tình trạng phổ biến: "thông tin không cân xứng",chính là nguyên nhân của "lựa chọn đối nghịch" trong quá trình raquyết định của các chủ thể kinh tế tham gia thị trường.

"Mổxẻ" thị trường nông lâm sản

Trong bài báo này, chúng ta sẽ sửdụng những khái niệm, ý tưởng mà các học giả đoạt giải Nobel đã đề xuấtra trong lý thuyết kinh tế trên để phân tích thị trường nông lâm sản của VNhiện nay và tìm biện pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả của nó.

Hãy quan sát cụ thể với thịtrường "rau sạch" - một mặt hàng nông sản khá phổ biến và đượcưa chuộng ở các đô thị lớn hiện nay của nước ta. Với giả thuyết cơ bảncủa mô hình là người mua rau có ít thông tin hơn người bán. Vì thế họ sẵnsàng chi trả cao hơn giá của người muốn bán nếu đó là "rau khôngsạch" và thấp hơn giá của người bán nếu đó là "rau sạch".

"Lựa chọn đối nghịch" sẽxẩy ra, vì mặc dù người mua mong muốn mua được rau sạch nhưng do thông tinkhông cân xứng và cơ chế hoạt động của thị trường, người mua thường chỉmua được rau không sạch, trong khi người bán có rau sạch lại khó tìm đượcngười mua. Thông tin không cân xứng đã mang lại kết cục bất lợi cho cả bêncó nhiều thông tin cũng như bên có ít thông tin. Cần phải được xử lý mộtcách toàn diện nếu chúng ta muốn đảm bảo cho thị trường hàng nông sản hiệnnay vận hành một cách có hiệu quả hơn.

Hệ thốngđánh giá chất lượng

Để giải quyết vấn đề "Lựachọn đối nghịch" của các chủ thể khi tham gia thị trường hàng nông sản,chúng ta phải tác động vào thị trường sao cho xác suất lựa chọn được rausạch trên thị trường là chắc chắn đối với người mua (p tiến tới l). Lúcnày, giá mua kỳ vọng của người mua sẽ là: We - Wg (mức giá sẵn lòng chi trảcho loại rau sạch của người mua bằng với mức giá chấp nhận bán của ngườibán). Để làm được vấn đề này, người bán có nhiều thông tin hơn ngườimua phải phát ra các tín hiệu rõ ràng về chất lượng hàng hoá của mình nhằmsan bằng về khoảng cách thông tin. Đó là một mong muốn cấp thiết của ngườibán. Nhưng để tín hiệu đến được với đối tác thì chi phí cho tín hiệuphải đạt ở một mức nhất định và tương quan giữa hai yếu tố này là tỷ lệthuận.

Dựa vào mô hình đơn giản trên,đã cho phép ta giải thích được những vấn đề trục trặc của thị trường"rau sạch" nói riêng và thị trường hàng nông lâm sản nói chung nhưhiện nay của Việt Nam. Để khắc phục những trục trặc đó, chúng ta cần cómột hệ thống đánh giá chất lượng thật sự uy tín trong phạm vi cả nướcđối với những hàng hoá nông lâm sản lưu thông trên thị trường. Người muachỉ cần thấy có chứng nhận của hệ thống đánh giá chất lượng trên hànghoá là có thể tin tưởng hoàn toàn về phẩm cấp của chất lượng hàng hoáđó. Người bán muốn phát tín hiệu về phẩm cấp hàng hoá của mình đếnngười mua với một chi phí thấp nhất thì cũng mong muốn hệ thống đánh giáchất lượng này chứng nhận.Để xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng hàngnông sản trên phạm vi cả nước và hoạt động hiệu quả như mong muốn thì cácnhà sản xuất (người bán) của Việt Nam với quy mô rất nhỏ bé, trình độquản lý yếu kém, khả năng tài chính có hạn thì khó có thể đảm đươngđược trách nhiệm to lớn này. Do vậy, Bộ NN-PTNT là cơ quan quản lý Nhànước với chức năng, nhiệm vụ của mình cần đảm đương trách nhiệm xâydựng một hệ thống đánh giá chất lượng hàng hoá nông sản trên quy mô toànquốc nhằm giúp cho người bán (người sản xuất) hàng nông sản phát tín hiệuvề chất lượng hàng hoá của mình đến người mua. Đây sẽ là sự hỗ trợ tốtnhất của Nhà nước cho người sản xuất, kinh doanh hàng hoá nông lâm sản hiệnnay và cũng thể hiện rõ nét vai trò của Nhà nước trong việc khắc phục nhữngtrục trặc của thị trường tự do gây ra.- Bùi Khắc Hiền

DN với công an

Mối quan hệ trong khuôn khổpháp luật

(TBKTVN- 31/10/01)- Ngày30/10/2001, tại Hà Nội, đã diễn ra một cuộc gặp mặt hiếm có, đầy thú vịbởi tên gọi và rất thiết thực bởi nội dung. Đó là Diễn đàn "Doanhnghiệp và lực lượng công an vì sự phát triển kinh tế và bảo vệ Tổquốc", do Bộ công an phối hợp với Phòng thương mại và công nghiệp ViệtNam tổ chức.

Trong khi người ta đang hi vọng vềsự ấm dần lên của mối quan hệ giữa hai lực lượng này ngoài xã hội, thìtại hội trường, bầu không khí đã nóng hẳn lên bởi các ý kiến thẳng thắn,chân tình, thậm chí "không kín kẽ" của hàng chục DN nói về mối quanhệ đó.

CA-DN: mối quanhệ đặc biệt

Theo ông Vũ Xuân Tiến (Viện nghiêncứu và đào tạo về quản lí) thì có 4 nguyên nhân khách quan và chủ quan cơbản sau:

Nguyên nhân thứ nhất là trong quanhệ với các DN, lực lượng CA chưa thực hiện đầy đủ và triệt để chứcnăng, nhiệm vụ của mình. Việc bảo vệ an ninh kinh tế, cụ thể là bảo vệ cácDN, bao gồm các nội dung:

1. Thực hiện các biện pháp nghiệpvụ nhằm ngăn chặn những thiệt hại của các DN trong hoạt động kinh doanh dothiếu thông tin, do bị lừa đảo, bị ăn cắp thương hiệu... đặc biệt là trênthị trường quốc tế.

2. Tuyên truyền, bồi dưỡng giúpcác DN nâng cao năng lực tự bảo vệ của mình.

3. Đấu tranh, ngăn chặn những hànhvi kinh doanh trái pháp luật của các DN.

Thế nhưng, trong những năm qua, CAmới chỉ tập trung vào nội dung thứ ba mà gần như lãng quên nội dung thứ nhấtvà thứ hai trong nhiệm vụ trên. Vì vậy, tình trạng các DN Việt Nam bị lừađảo làm thất thoát những số tiền lớn trong kinh doanh, đầu tư; tình trạngbị ăn cắp thương hiệu một cách trắng trợn gây hậu quả nghiêm trọng, ảnhhưởng đến sự tồn tại của DN đã xảy ra khá nhiều. "Cũng do quá tậptrung vào nội dung thứ ba nên dường như đối với ngành công an, các DN luônluôn là đối tượng bị quản lí, là những "tội phạm tiềm năng"! Mộtquan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau khó có thể hình thành được trong điềukiện như vậy"- ông Vũ Xuân Tiến nhấn mạnh.

Việc hệ thống các văn bản quy phạmpháp luật và cơ chế quản lí ở nước ta hiện nay còn quá nhiều kẽ hở đểcả CA và DN "lách luật" nhằm mục đích không chính đáng được coilà nguyên nhân thứ hai. Cùng một vụ việc, ngày hôm nay được coi là giaodịch dân sự, đến ngày mai đã bị chuyển thành hình sự và ngược lại.

Nguyên nhân thứ ba là các DN hiệnnay hiểu biết quá ít về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng CA.Do tính đặc thù trong hoạt động của lực lượng CA, các văn bản qui phạmpháp luật qui định về hệ thống tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn của từng bộ phận cấu thành lực lượng CA nhân dân đều là tài liệumật. Vì vậy, các DN gần như không hề có thông tin gì khi tiếp xúc với CA.

Chẳng hạn, khi có một vụ việc viphạm pháp luật tại DN, chủ DN có thể được đón tiếp các lực lượng: cảnhsát điều tra, cảnh sát kinh tế, an ninh kinh tế. Không có một văn bản nàođược công bố để cho các DN biết, với vụ việc xảy ra tại DN mình thì lựclượng nào trong số 3 lực lượng trên được tới kiểm tra và làm việc vớihọ. Chính vì vậy, một công cụ tối thiểu và đơn giản nhất là văn bản quyđịnh chức năng của lực lượng CA cũng không được trang bị cho các DN, nênhọ không có khả năng để từ chối các cuộc "viếng thăm" không cầnthiết của CA. Và đó cũng là lí do để một số nhân viên trong lực lượng CAlợi dụng, gây khó dễ cho các DN với mục đích xấu.

Nguyên nhân thứ tư là chính các DNđã hình sự hoá vụ việc của mình hoặc của đối tác làm ăn với mình. Điềunày thể hiện qua việc một số DN đã gửi đơn thư đến CA, yêu cầu lựclượng này vào cuộc, chủ yếu trong các lĩnh vực thanh toán công nợ, xử lícác khoản vốn liên doanh, liên kết; tranh chấp về nhãn mác hàng hoá.Giảipháp để tăng cường mối quan hệ giữa DN và CA

Tại diễn đàn, các DN một lần nữakhẳng định rằng họ và CA có chung một mục đích là dựng xây đất nước.Các DN tiến hành các hoạt động kinh doanh để đem lại lợi nhuận cho đấtnước và xúc tiến nền kinh tế ra nước ngoài, còn CA thì tạo điều kiện vàđảm bảo cho tất cả những hoạt động đó được thực hiện một cách hợppháp, lành mạnh và công bằng. Do đó, để tăng cường hơn nữa mối quan hệhợp tác giữa DN và CA, cần phải có những thay đổi cả từ hai phía.

Cụ thể hoá quan điểm này, ôngNguyễn Trần Bạt, TGĐ Cty tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ cho rằng,về phía CA, cần thay đổi tư duy, phải "ngày càng uyển chuyển hơn trongcách nhìn nhận các DN để phù hợp với hoàn cảnh mới". Hoạt động kiểmtra đối với các DN cần theo và chỉ theo qui định của pháp luật, không nêncan thiệp sâu vào các hoạt động cụ thể của DN. Không nên tiếp tục coi DN làđối tượng đáng nghi kỵ, là "đối tượng quản lý", mà là nhữngđồng chí, là lực lượng xung kích của công cuộc phát triển đất nước. Cầncó sự phân cấp cụ thể và hợp lý hoá các hoạt động của lực lượng CA. Đểtránh hiện tượng chồng chéo trong công tác kiểm tra, kiểm soát, điều màkhông ít DN hiện nay phải gánh chịu, cần có sự sắp xếp rõ ràng và hợp lýhơn nữa nhiệm vụ của các lực lượng CA, đặc biệt là sự phân cấp tráchnhiệm giữa CA các cấp. Điều này giúp các chiến sĩ công an hiểu rõ và nêucao trách nhiệm của mình. Việc hoàn thiện cơ chế và bộ máy của ngành cầnphải được kết hợp với việc nâng cao chất lượng chính trị và nghề nghiệpcủa từng chiến sĩ CA, sao cho bộ máy gọn nhẹ nhưng vẫn hiệu quả.

Về phía các DN, các ý kiến đềucho rằng chính họ cũng cần phải nâng cao hiểu biết và ý thức pháp luật. DNcần phải hiểu rằng hoạt động kiểm tra giám sát bao giờ cũng cần thiết vàđó chính là một trong những cơ sở để hoạt động kinh doanh được tiến hànhmột cách hợp pháp, công bằng và lành mạnh. Muốn tránh những sự kiểm tra,giám sát không cần thiết, trước hết bản thân DN cần phải hiểu biết nhữngquy định của pháp luật, đặc biệt là những quy định liên quan đến hoạtđộng kinh doanh, từ đó chấp hành và tuân thủ theo đúng pháp luật. Các DNcòn cần xác định rõ trách nhiệm cộng tác với CA để bảo vệ an ninh kinh tế.DN không những cần phải tin tưởng vào các lực lượng CA mà còn có nghĩa vụtạo điều kiện cho lực lượng CA làm tốt nhiệm vụ của mình. Chỉ khi nào DNvà CA đều ý thức cao về nhiệm vụ của mình và thực thi nó theo đúng phápluật thì mối quan hệ giữa hai bên mới thực sự bình đẳng dựa trên sự tôntrọng lẫn nhau.

Ngoài ra, còn cần phải có sự hỗtrợ từ phía các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là việc xây dựng một môitrường pháp lý tiên tiến. Đây là nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước, cáccơ quan hoạch định chính sách, đặc biệt là cơ quan lập pháp. Nếu làmđược điều này thì lực lượng CA sẽ hoàn thành nhiệm vụ của mình trong đócó nhiệm vụ hỗ trợ các DN trong các hoạt động kinh doanh, đồng thời các DNcũng được tự do hơn, được tạo điều kiện hơn trong kinh doanh.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang ởgiai đoạn chuyển mình sang nền kinh tế thị trường, không chỉ các DN mà cảcác lực lượng CA đều gặp không ít khó khăn. Dù đã có những đóng góp tolớn cho công cuộc đổi mới, nhưng để hoàn thành tốt những nhiệm vụ củamình, CA cần phải thay đổi cơ bản về tư duy, tổ chức và phương pháp làmviệc. Về phần mình, các DN cũng cần hợp tác và hỗ trợ các lực lượng CA.

Giám đốc Cty TNHH Hà Minh Nguyễn GiaHảo trong tham luận của mình đã thật chí lí khi nhắc lại câu nói của Mác:"Người tự do nhất là người hiểu luật và làm theo đúng luật". Câunói đó đúng cả cho hai phía, cả DN và CA, nếu họ cùng mong ước tự do sốngvà làm việc!- Hoàng Vĩnh Trang

"Trốn" báo cáo tài chính?

Bình quân cả nước chỉ có 20%doanh nghiệp thực hiện

(TBKTVN- 24/9/01)- Theo thốngkê của Bộ kế hoạch - đầu tư, hiện tại tỷ lệ nộp báo cáo tài chính tớicơ quan đăng ký kinh doanh ở nhiều địa phương trong cả là quá thấp. TạiTp.HCM, hiện mới chỉ có 17% số doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính, tại HàNội là 35%, Hải Dương: 60%, Hải Phòng: 5%, Đà Nẵng: 5%. Tính chung các tỉnhphía Nam chỉ có khoảng từ 5-10% số doanh nghiệp thực hiện và bình quân cảnước chỉ đạt dưới 20%.

Báo cáo tài chính theo định kỳ chocác cơ quan chức năng là việc mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện theokhoản 3, Điều 118 của Luật doanh nghiệp. Nhưng hiện nay, vấn đề này vẫn cònkhông ít ách tắc, gây khó khăn cho các cơ quan quản lý doanh nghiệp.

Gây hậu quảcho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý

Theo quy định tại khoản 3, Điều 118của Luật doanh nghiệp, khi kết thúc năm tài chính, các doanh nghiệp (trong vòng30 ngày với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh, 90 ngày với công ty TNHHvà công ty cổ phần) phải có trách nhiệm lập và gửi báo cáo tài chính tớicơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền. Việc không nộp báocáo tài chính đúng hạn của các doanh nghiệp đã gây ra những hậu quả nhấtđịnh. Trước hết, là ý thức chấp hành và tuân thủ pháp luật của doanhnghiệp chưa tốt. Hai là theo quy định tại điều 120 của Luật doanh nghiệp,doanh nghiệp sẽ bị coi là vi phạm Luật nếu không gửi báo cáo tài chính hàngnăm đến cơ quan có thẩm quyền. Để xử lý vi phạm này, theo khoản 3 củaĐiều 121 Luật doanh nghiệp yêu cầu thu hồi giấy chứng nhận đăng lý kinh doanhnếu doanh nghiệp không gửi báo cáo tài chính đến cơ quan đăng ký kinh doanhvà cơ quan thuế trong hai năm liên tiếp.

Từ thực tế nêu trên, theo ôngQuách Đức Pháp, Vụ trưởng Vụ chính sách tài chính Bộ tài chính, có lẽvào năm 2002, nếu tình hình không được cải thiện thì đại bộ phận số doanhnghiệp thành lập trong năm 2000 sẽ bị rút giấy phép kinh doanh. Theo ông Pháp,việc các doanh nghiệp lập báo cáo tài chính và báo cáo cho cơ quan chức nănglà đòi hỏi bắt buộc. Vì đây là cơ sở để cung cấp thông tin cho nhà quảnlý doanh nghiệp. Đồng thời cũng là một kênh thông tin chính thức cho nhữngngười bên ngoài doanh nghiệp muốn tìm hiểu về tình trạng tài chính của doanhnghiệp, trên cơ sở đó đề ra các quyết định hợp lý. Với mục tiêu bảo vệlợi ích của những người bên ngoài có lợi ích liên quan đến doanh nghiệp,Nhà nước bắt buộc các doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính. Tất cả cáctổ chức, cá nhân đều có quyền tiếp cận và sử dụng các thông tin trong báocáo tài chính đó. Về lý thuyết, cứ sau mỗi giao dịch kinh tế thì doanhnghiệp đã có thể lập được báo cáo tài chính. Tuy nhiên, làm như vậy rấttốn thời gian và tiền bạc. Mặt khác, yêu cầu quản lý cũng không đòi hỏinhư vậy, nên báo cáo theo định kỳ sau quý hay năm kinh doanh vẫn có thểđược chấp nhận.

Đâu là nhữngbất cập trong báo cáo tài chính?

Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệpcó nhận thức được rằng báo cáo tài chính là cần thiết và họ phải cótrách nhiệm báo cáo cho cơ quan chức năng? Hiện nay, theo ông Quách Đức Pháp,trong báo cáo tài chính có một số bất cập cần giải quyết. Theo thông lệquốc tế, một bộ báo cáo tài chính theo thông lệ quốc tế là bảng cân đốikế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo vềsự thay đổi của lợi nhuận còn giữ lại và bản thuyết minh báo cáo tàichính.

Theo chế độ kế toán của Việt Nam,một bộ báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quảkinh doanh, bản thuyết minh. Riêng báo cáo luân chuyển tiền tệ thì chưa bắtbuộc doanh nghiệp thực hiện mà chỉ khuyến khích áp dụng. Chế độ hiện hànhchưa có quy định về lập báo cáo về sự thay đổi của lợi nhuận giữ lại.Nhưng trong khoản 2, Điều 118 của Luật doanh nghiệp lại quy định: bản báo cáotài chính hàng năm của doanh nghiệp bao gồm bản cân đối kế toán và bảnquyết toán tài chính. Như vậy, giữa chế độ kế toán và Luật doanh nghiệpchưa có sự thống nhất. Do đó doanh nghiệp không biết phải tuân thủ theo quyđịnh nào, khiến cho họ không gửi báo cáo tài chính đến cơ quan chức năng.Theo tiến sĩ Quách Đức Pháp, đây là điểm cần sửa đổi trong Luật doanhnghiệp.

Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằngtình trạng không nộp báo cáo tài chính là do hệ thống báo cáo tài chínhtheo quy định của Bộ tài chính được áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệptrong nền kinh tế. Từ các tổng công ty Nhà nước, các doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài quy mô rất lớn cho tới các doanh nghiệp tư nhân vốn nhỏ.Quy mô doanh nghiệp khác nhau nên năng lực quản lý tài chính, kế toán khácnhau. Nhà nước không thể áp dụng một hệ thống báo cáo tài chính cho tất cảcác doanh nghiệp. Vì hệ thống báo cáo tài chính có thể phù hợp với cácdoanh nghiệp có quy mô lớn nhưng lại phức tạp với doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

Trong khi đó, bản thân hệ thốngbáo cáo tài chính lại có quá nhiều chỉ tiêu, cách lập chỉ tiêu rất phứctạp. Ví như bản cân đối kế toán có 90 mục, báo cáo kết quả kinh doanh có60 mục, báo cáo lưu chuyển tiền tệ có 40 mục và chỉ riêng bản thuyết minhbáo cáo tài chính đã dài 4 trang. Vì vậy, doanh nghiệp không đủ khả nănglập báo cáo tài chính theo quy định. Nếu muốn thực hiện họ phải thuê chuyêngia và tăng kinh phí. Thậm chí, nếu có lập báo cáo cho cơ quan chức năng Nhànước thì bản báo cáo cũng không đảm bảo trung thực.

Trách nhiệmvề phía các doanh nghiệp

Tuy nhiên, theo ông Pháp, có thểthấy rằng hệ thống báo cáo tài chính hiện nay được xây dựng trên các quyđịnh hiện hành về hệ thống tài khoản kế toán và các quy định về tàichính của Nhà nước nhằm phản ánh toàn bộ các hoạt động kinh tế có thểphát sinh trong một doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn sử dụng hết các tàikhoản kế toán có thể sử dụng hết các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính. Còndoanh nghiệp nhỏ sử dụng ít các tài khoản kế toán thì vẫn có thể sử dụngmột số hạn chế các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính. Họ có thể lập cácbáo cáo tài chính quy mô đơn giản và ngắn gọn.

Nền kinh tế càng phát triển theohướng đi lên thì tính phức tạp của báo cáo tài chính càng gia tăng. Vảlại, mục tiêu chính của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin tài chínhcho các bên liên quan đến doanh nghiệp, chứ không chỉ để cung cấp thông tincho Nhà nước nên các thông tin cần cung cấp sẽ phải đa dạng. Do đó, cácdoanh nghiệp cần chấn chỉnh lại bộ máy kế toán, hoặc thuê các chuyên gia vềkế toán. Mặc dù có phải chi phí cho bộ máy này hay thuê chuyên gia, nhưngthực ra khi có báo cáo tài chính, doanh nghiệp muốn vay ngân hàng, ký hợpđồng kinh tế với khách hàng cũng sẽ dễ dàng hơn.

Việc để công tác tài chính yếukém sẽ ngăn cản doanh nghiệp lập và nộp báo cáo tài chính. Các chuyên giacho rằng các doanh nghiệp nên nỗ lực tuân thủ các quy định về báo cáo tàichính để hòa nhập với cộng đồng doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Tỷ lệnộp báo cáo tài chính thấp còn có thể xuất phát từ các nguyên nhân: lượngdoanh nghiệp đăng ký kinh doanh nhiều nhưng thực sự bắt tay vào hoạt độnglại ít; doanh nghiệp chưa chấp hành Luật và cơ quan Nhà nước chưa có chếtài cần thiết; cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh chưa quan hệ chặtchẽ với nhau.

Từ những bất cập nêu trên, rõràng các cơ quan chức năng cần tìm hiểu sâu và kỹ hơn để giải quyết rốtráo. Trước hết nên đơn giản hóa mẫu báo cáo tài chính sao cho phù hợp vớiquy mô của từng loại hình doanh nghiệp. Việc nắm rõ các hoạt động của doanhnghiệp sau khi có giấy phép kinh doanh là cần thiết. Đồng thời cũng nên xemxét lại có cần thiết buộc các doanh nghiệp nhất thiết phải gửi báo cáo tàichính đến cơ quan đăng ký kinh doanh hay không? Hay vì đó là chỉ cần mộtbản báo cáo tổng hợp về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp là đủ?- Anh Thi


Thông tin thị trường chưa thông suốt

(Đầu tư- 12/10/01)- Các doanhnghiệp và tham tán thương mại cần có những đầu mối để trao đổi thông tin

Doanh nghiệp "đói" thông tin về thị trường nước ngoài hay tham tánthương mại "đói" thông tin về doanh nghiệp? Các cuộc tiếp xúc của41 tham tán thương mại Việt Nam tại nước ngoài với hơn 400 doanh nghiệp khuvực phía Nam được tổ chức tại TP.HCM vào đầu tháng 10 này đã cho thấyrằng, cả hai vấn đề trên đều có thực và để giải quyết được những tồntại đó thì điều mà hai bên hết sức quan tâm là làm thế nào để thật sựhiểu được nhau.

Thứ trưởng Bộ Thương mại Mai Văn Dâu nhìn nhậnrằng, đúng là các doanh nghiệp vẫn còn "đói" thông tin, nhất là vềmột số thị trường xa. Tuy nhiên, theo ông Dâu phân tích thì điểm yếu củacác doanh nghiệp Việt Nam hiện nay lại nằm ở khâu khai thác thông tin. Về vấnđề này, một số tham tán thương mại cho biết, nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫncòn khá thờ ơ với việc cung cấp thông tin cho các tham tán hoặc chỉ cung cấpmột lần rồi sau đó không bổ sung, cập nhật những thông tin liên quan đếnviệc thay đổi địa chỉ hay phát triển thêm ngành nghề kinh doanh của doanhnghiệp... Một số tham tán thương mại nhất trí rằng, nếu cứ tiếp tục tìnhtrạng này thì không chỉ có việc doanh nghiệp "đói" thông tin về thịtrường mà chính các tham tán cũng sẽ "đói" thông tin về doanhnghiệp. Đã có trường hợp các đối tác nước ngoài muốn mua một số chủngloại hàng hóa của Việt Nam, nhưng các tham tán lại không có địa chỉ và têncủa các doanh nghiệp trong nước sản xuất các mặt hàng này, mặc dù họ biếtchắc trong nước có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong ngành hàng đó. Kếtquả là họ đành để tuột mất một mối quan hệ làm ăn, một cơ hội đẩy mạnhxuất khẩu.

Cũng theo phản ánh của các tham tán, chính vì "đói" thông tin nêncó trường hợp doanh nghiệp trong nước "khăn gói" đi dự hội chợnước ngoài mà tham tán thương mại Việt Nam tại nước đó không hề biết đểhỗ trợ, dẫn đến việc doanh nghiệp phải quay về công không vì "nhầm"hội chợ. Trong một số trường hợp khác, tham tán thương mại biết có nhữnghội chợ được tổ chức nhưng thông bao về nước thì không thấy hồi âm củadoanh nghiệp.

Thực trạng trên đã cho thấy một đòi hỏi bức thiết về việc làm thế nàođể kết nối được các tham tán thương mại với doanh nghiệp. Theo Thứ trưởngMai Văn Dâu, đã đến lúc cần phát huy vai trò của các hiệp hội ngành nghề,qua đó các tham tán ngoài việc có thể cung cấp cho doanh nghiệp những thôngtin mới nhất về thị trường, đúng với chức năng của từng ngành nghề, tránhviệc đưa quá nhiều thông tin nhưng lại không tập trung vào ngành chuyên môncủa doanh nghiệp. Đồng thời, hiệp hội ngành nghề cũng sẽ là nơi cung cấpnhững thông tin chính xác nhất về thành viên của mình, về thế mạnh, thế yếucủa từng doanh nghiệp... cho các tham tán.

Về phía các doanh nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng, nên chăng Chính phủ và BộThương mại thay đổi một số quy định để các tham tán và doanh nghiệp cóthể gắn kết tốt với nhau trong việc hoàn thành tốt nhiệm vụ đẩy mạnh xuấtkhẩu. Thậm chí có doanh nghiệp đề nghị kéo dài nhiệm kỳ công tác của cáctham tán thương mại ở mỗi địa bàn để họ có thêm thời gian điều tra,nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng và có thông tin đầy đủ hơn, đểhỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước.- Hồng Vũ

Chuyển nhượngthương hiệu

Cơ hội cho các doanh nghiệp vừavà nhỏ Việt Nam

(TBKTVN- 8/10/01)- Hình thứckinh doanh thông qua chuyển quyền sử dụng thương hiệu không phải bây giờ mớixuất hiện ở Việt Nam. Người tiêu dùng Việt Nam từ lâu nay đã thưởng thứckem Mỹ, kem Pháp, gà rán KFC và gần đây nhất là chè Dilmah... Tất cả cácsản phẩm này đến tay người tiêu dùng đều thông qua hình thức kinh doanh nóitrên.

Ngày 2/10/2001 tại Hà Nội, Hiệp hộikinh doanh Việt Nam - Canada đã tổ chức hội thảo về chuyển quyền sử dụngthương hiệu, thực hiện một trong những hoạt động đầu tiên chuẩn bị cho cáccông ty Canada thâm nhập thi trường Việt Nam thông qua con đường chuyểnnhượng thương hiệu.

Ông Francis Uy, Tham tán thương mạiCanada tại Tp.HCM cho biết: trong tuần tới sẽ có một hội thảo tương tự tạiTp.HCM. Nếu không có gì thay đổi trong tháng 11, sẽ có một đoàn đại diệnmột số công ty Canada sang Việt Nam tìm hiểu cụ thể hơn về thị trường, đốitác cũng như các vấn đề pháp lý. Đây là hoạt động mới nhất trong hàngloạt các nỗ lực trong vài tháng gần đây của phía Canada nhằm đẩy mạnh quanhệ giao thương giữa hai nước. Hình thức kinh doanh này thực chất là việcchuyển nhượng quyền kinh doanh một loại sản phẩm đi đôi với chuyển giao côngnghệ và bí quyết kinh doanh giữa hai đối tác. ở Việt Nam mới có một vàitrường hợp, nhưng loại hình kinh doanh này được các công ty vừa và nhỏ củaCanada khá ưa chuộng và rất phổ biến đối với người tiêu dùng ở xứ xở BắcMỹ. Các doanh nghiệp Canada áp dụng hình thức kinh doanh này trên 40 lĩnh vựckhác nhau, từ bán hoa tươi đến giặt là, bán hàng tự động, cho đến ănuống, khách sạn, du lịch. Hiện có 1.200 thương hiệu được chuyển nhượng và76.000 cửa hàng hoạt động trong hệ thống chuyển nhượng thương hiệu tạiCanada.

Vẫn theo ông Francis Uy, các công tyCanada sử dụng hình thức kinh doanh này mạnh nhất là ở Mỹ. Họ cũng đã vươntới các thị trường trong khu vực như Philippines, Thái Lan, Singapore và TrungQuốc. Tuy nhiên ở Việt Nam chỉ mới ở giai đoạn tìm hiểu thị trường, đốitác. Ông cũng cho biết thêm0,1 hiện có sáu công ty Canada đang tìm kiếm mộtđối tác Việt Nam. Có thể lấy dẫn chứng như Công ty Hà Thăng đang làm chohãng chè Dilmah của Sri Lanka. Tức là một người đại diện về mọi mặt cho họtừ việc chuyển nhượng lại thương hiệu cho các công ty, cửa hàng khác chođến việc khuếch trương hình ảnh sản phẩm, bảo vệ bản quyền.

Vậy những điều kiện cơ bản đểthực hiện hình thức này là gì? Theo ông Francis Uy, đối tác Việt Nam phải cókhả năng tài chính cũng như năng lực quản lý. Bởi vì các công ty Canadakhông chỉ muốn mở một cửa hàng mà là một chuỗi bao gồm hàng chục đến hàngtrăm cửa hàng giống như trà Dilmah vậy. Ngoài ra, còn có hàng loạt các yêucầu khác như hiểu biết về thị trường, có quyết tâm và năng lực đảm bảoviệc phục vụ khách hàng theo đúng yêu cầu của hãng. Công ty Cinnezo hiệnđang tìm kiếm một nhà phân phối bánh quế cuộn, thì lại đặt ra yêu cầuđối tác về đầu óc kinh doanh và động cơ nâng cao chất lượng dịch vụ. Mứcphí chuyển nhượng thương hiệu mà công ty này đưa ra tại Philippines là20.000 USD; tính tổng cộng chi phí thiết lập một cửa hàng vào khoảng 109.000USD. Tuy nhiên, ông Francis Uy cho biết mức phí cụ thể áp dụng cho thị trườngViệt Nam và hỗ trợ như thế nào thì bản thân các công ty phải trực tiếp bànbạc với nhau. Ví dụ như Hãng bánh ngọt Bagel đưa ra một hình thức khuyếnkhích là các đối tác Việt Nam không phải trả ngay tiền phí bản quyền màchỉ phải trả sau khi đã kinh doanh thành công.

Ông Francis Uy cho biết, sau khi tổchức hội thảo tại Tp.HCM vào tuần tới, Thương vụ Canada tại Việt Nam sẽ tậphợp các yêu cầu và nội dung quan tâm của các công ty Việt Nam, dựa vào cơsở đó lên kế hoạch tổ chức cho đại diện sáu công ty này sang Việt Nam.

Quản lý chấtlượng DN vừa và nhỏ

Giảm những khoảng cách không đáng có

(TBKTVN- 21/9/01)- Tới thờiđiểm này ở Việt Nam hiện có hơn 2 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Songchỉ có khoảng 400 đơn vị được cấp chứng nhận ISO 9000. Làm thế nào đểcác DNVVN có thể tiếp cận với các hệ thống chất lượng và thực hiện hệthống này trong quản lý doanh nghiệp của họ? Đó là những vấn đề bức xúcmà các nhà hỗ trợ DNVVN hiện đang hết sức quan tâm.

Ông Hans Farnharmer, Cố vấn dịch vụphát triển kinh doanh - Dự án hỗ trợ DNVVN của Tổ chức GTZ (CHLB Đức) nhậnxét: "Hiện tại ở Việt Nam còn tồn tại một khoảng cách lớn giữa nhậnthức của DNVVN về quản lý chất lượng và thực chất của việc quản lý chấtlượng. Các phản hồi tích cực từ phía các DNVVN đều khẳng định hơn nhu cầucủa DNVVN trong việc triển khai một hệ thống quản lý chất lượng nhất định.

Nội dung của"khoảng cách lớn"

Theo một kết quả nghiên cứu về môitrường kinh tế ở khu vực châu á cho thấy, các DNVVN hiện đang tồn tại nhiềumâu thuẫn. Một bên là các yếu tố tích cực với các nhà máy có năng suấtcao, công nghệ mới, máy móc mới và hiện đại trở nên dễ tiếp cận hơn. Chấtlượng sản phẩm tốt hơn và ít nhược điểm cũng như khuyết điểm. Từ đó,các DN này có thể duy trì sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, môi trường kinh tếcũng bộc lộ một số tiêu cực. Đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các DN nộiđịa và trong khu vực. Khách hàng yêu cầu chất lượng cao hơn nhưng giá phảirẻ hơn.

Trong tình thế này, các DNVVN hướngvào thị trường địa phương hay nội địa cũng tỏ ra quan tâm hơn đến quảnlý chất lượng. Tuy nhiên, các DN thường xem xét đến chất lượng sản phẩmcụ thể chứ không căn cứ vào cả một quá trình. Quản lý chất lượng đốivới các DN này cơ bản là chất lượng ổn định. Họ hiểu rằng nếu không cóchất lượng thì sẽ không thể có khách hàng. Nhưng họ cũng nhận thức rằngchất lượng tốt gắn với giá thấp hơn do chi phí giảm, phân phối kịp thời vàhạn chế tối đa các nhược điểm. Khi được hỏi về tiêu chuẩn ISO, nhiềuDNVVN cho rằng đó là một hệ thống, có yếu tố kỹ thuật cao gắn với côngnghiệp hóa, cần thiết để tham gia vào thị trường lớn. Đó cũng là điều màkhách hàng hay người mua hàng có thể tin cậy, là công cụ đo lường chấtlượng. Lại có ý kiến cho rằng đó là công cụ đo lường chất lượng, chiphí cao và khó với tới. Thậm chí họ còn coi ISO chỉ là "đồ trangsức" để ký hợp đồng. Nhiều DNVVN lại cho rằng đối với DNVVN không thểnhận được chứng chỉ ISO. Rõ ràng có sự cách biệt lớn về khái niệm giữahiểu biết của các DNVVN về quản lý chất lượng và thực chất của khái niệmđó.

Như vậy, các nhà quản lý cần giúpcác DNVVN để có được những hiểu biết cụ thể hơn về những lợi ích từ ISO.Theo đó, cần giúp DN hiểu được đó là một hệ thống quản lý tốt hơn, cókhả năng giám sát mọi giai đoạn trong quá trình bao gồm các lợi ích cănbản, chất lượng ổn định, thời gian phân phối được đảm bảo, kiểm soáttồn kho tốt hơn, xác định được lỗi nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và tiềnbạc. Đồng thời, hệ thống này cũng giúp nâng cao ý thức của nhân viên, họtrở nên có trách nhiệm và kỷ luật cao hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn.Nói cách khác, ISO ràng buộc công nhân với trách nhiệm của họ. Thái độ củacông nhân được nâng cao và do vậy chất lượng sản phẩm được cải thiện,hàng bán chạy hơn. ISO sẽ mang lại lợi ích thực sự và có thể nhìn đượctrong nội bộ và củng cố nhãn hiệu với thị trường bên ngoài.

Ông Hans Farharmer khẳng định, cácphản hồi tích cực từ các DNVVN cho thấy họ có nhu cầu trong việc triển khaimột hệ thống quản lý chất lượng nhất định. Điều này chứng tỏ rằng việctrao đổi - marketing cho khu vực DNVVN là điều cần thiết. Nhận thức về quảnlý cho các DN là rất quan trọng. Thay vào đó, các dịch vụ quản lý chấtlượng nên tập trung vào các chương trình hướng tới các DN một cách tổngthể chứ không phải là đơn lẻ. Nên có các sản phẩm quản lý chất lượngdành riêng cho các DNVVN.

Ông H.Farharmer cho hay: "Các vấnđề của DNVVN hiện nay bao gồm thị trường và những cản trở phát triển chínhcũng như sự khác biệt qua chất lượng sản phẩm. Nhưng đây mới chỉ là cácvấn đề bên ngoài". Vấn đề nội bộ của DNVVN chính là vốn, thiết bị vàcông nghệ cũ , giải pháp đầu tư thấp, nguồn nhân lực chỉ có một số nhânviên có trình độ và chuyên môn. Vấn đề tự nguyện đầu tư thấp do mức độluân chuyển nhân viên cao trong khi trình độ nhân viên và nhận thức thấp.Các hoạt động cũng thật đơn giản, chương trình ngắn hạn.

Quản lý chấtlượng xuất phát từ thực tiễn

Chính từ các yêu cầu trên, cácDNVVN yêu cầu các dịch vụ quản lý chất lượng phải xuất phát từ thực tiễn,phải mang lại kết quả nhanh và phải nhận biết được các lợi ích thiết thực.Cung cách đưa các chuyên gia tư vấn vào DNVVN cũng cần tiện lợi, không nêncó các chương trình quy mô lớn. Nên làm ở nơi trung tâm với thời gian từ1-2 buổi một tuần. Có thể tiến hành vào buổi chiều, trong giờ làm việc hoặcbuổi tối, ngoài giờ làm việc.

Về giá cả, các dịch vụ quản lýchất lượng cũng cần cung cấp với giá cả hợp lý và không tính lợi nhuậnmôi giới. Giá cả có thể thay đổi theo nội dung nhưng khoảng 100.000 VNDngày/người là có thể chấp nhận được. Tổ chức GTZ của Đức hiện đang thựcthi cách làm của mình với các DNVVN trong lĩnh vực quản lý chất lượng. Đólà giải pháp lồng ghép quản lý chất lượng với đào tạo để nâng cao nhậnthức. Tư vấn nhóm cũng được thực hiện, đồng thời hướng dẫn quản lý nộitại hiệu quả trên SMENET. GTZ đề nghị các DNVVN sử dụng Internet để nhận vàthông báo về các công cụ làm việc hiện có. Phát triển các sản phẩm chi phíthấp và đơn giản như CD Rom về ISO 9000 cùng với Trung tâm thông tin Stameq.GTZ cũng kết nối quản lý môi trường - tiêu chuẩn chất lượng cùng thốngnhất cách tiếp cận là hiệu quả nội tại của DN. Ví như sử dụng hiệu quảnguyên liệu đầu vào, sản xuất và sử dụng lại chất thải, sử dụng nănglượng thải và giảm thiểu đầu ra kém hiệu quả.- Anh Thi


Cơ hội cho DN tư nhân

Cam kết của công ty tài chínhquốc tế

(TBKTVN- 29/8/01)- Trong chuyếnthăm Việt Nam cuối tháng 8, ông Assad Jabre Phó chủ tịch Công ty tài chínhQuốc tế (IFC) đã công bố kế hoạch hoạt động mới của IFC trong thời giantới. Theo kế hoạch này, đầu tư của IFC cho Việt Nam sẽ tăng gấp đôi, hàngloạt cơ hội mới sẽ mở ra cho các DN tư nhân.

Là một bộ phận chuyên về hỗ trợ khu vực kinh tếtư nhân của Ngân hàng thế giới, IFC đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1994, hỗtrợ khá nhiều cho các DN tư nhân Việt Nam cũng như các nhà đầu tư tư nhânnước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau.

Mở rộng hoạt động hỗ trợkinh tế tư nhân

Điểm đặc biệt trong hoạt động của IFC là bảnthân IFC không tạo ra các dự án mới mà IFC chỉ đầu tư vào hoặc hỗ trợ chocác dự án, công ty hiện có. Nói một cách khác, qui mô hoạt động của IFCphụ thuộc rất nhiều vào mức độ hoạt động của bản thân các DN. Có lẽchính vì lý do này mà hoạt động của IFC tại Việt Nam, cùng với sự suy giảmtrong hoạt động kinh doanh trong nước trong vài năm vừa qua, đã thu hẹp lạirất nhiều. Tổng giá trị danh mục đầu tư đã giảm một nửa, xuống còn khoảng200 triệu USD.

Tuy nhiên sự khởi sắc gần đây trong hoạt độngkinh doanh đã tạo nên một động lực mới cho IFC. Trong chuyến thăm lần này,ông Assad Jabre đã khẳng định IFC sẽ đưa hoạt động của mình tại Việt Namtrở lại mức đỉnh cao những năng 1997- 1998 tức là vào khoảng 400 triệu USD."Đây là thời điểm thích hợp để chúng tôi mở rộng hoạt động tạiViệt Nam'', ông Assad Jabre nói. Sở dĩ IFC lạc quan như vậy, theo ông Assad Jabrelà do gần đây Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm cải thiện môitrường kinh doanh cho các nhà đầu tư tư nhân. "Chúng tôi rất vui mừngtrước cam kết của Chính phủ đối với sự phát triển của khu vực kinh tế tưnhân", ông nói. Ông Assad Jabre cũng nhấn mạnh rằng khu vực kinh tế tưnhân ở Việt Nam còn non trẻ, qui mô nhỏ và như vậy để khu vực này pháttriển Chính phủ cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Ông Assad Jabre cho biết: trongthời gian tới IFC sẽ tiếp tục tăng cường hoạt động trợ giúp các DN tư nhânvừa và nhỏ ở Việt Nam. Ông cho rằng công nghệ thông tin là một lĩnh vựcViệt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển vì vậy IFC cũng sẽ chú trọnggiúp đỡ các DN trong lĩnh vực này.

Ưu tiên CNTT, hạ tầng, tàichính

Để thực hiện chương trình này, hiện nay IFC đãbắt đầu xem xét, tìm kiếm một vài DN Việt Nam hoạt động tốt trong lĩnh vựccông nghệ thông tin. Trong một vài tuần tới, IFC sẽ cử một đoàn chuyên giacông nghệ thông tin sang Việt Nam xem xét khả năng, nhu cầu để hình thành dựán. Phát triển cơ sở hạ tầng cũng là một lĩnh vực sẽ được IFC chú trọng.Những tiến triển gần đây trong dự án khí Nam Côn Sơn và các dự án điệnPhú Mỹ 2-2 và Phú Mỹ 3 được IFC đánh giá cao và có nhiều khả năng IFC sẽxem xét hỗ trợ các dự án tương tự. IFC cũng sẽ quan tâm đến việc pháttriển cơ sở hạ tầng xã hội, đặc biệt là trong các ngành giáo dục và y tế.Hiện nay IFC đang tiến hành hỗ trợ cho hai dự án như vậy tại Tp.HCM, một vềxây dựng trường đại học và một về xây dựng bệnh viện.

Lĩnh vực thứ ba đang được IFC xem xét là lĩnhvực tài chính. IFC hiện đã có một dự án hỗ trợ cho Ngân hàng cổ phầnthương mại á châu. Trong một vài tháng tới IFC sẽ xem xét, gặp gỡ một vàingân hàng thương mại cổ phần trong nước nhằm tìm kiếm khả năng mở rộnghoạt động trong lĩnh vực này. Đối với các ngân hàng, IFC hỗ trợ dưới haihình thức: một là sử dụng các ngân hàng này như là khâu trung gian trongviệc cung cấp tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân. Hai là hỗ trợ kỹ thuậtcho các ngân hàng trên các mặt quản lý hoạt động ngân hàng, quản lý rủiro, tăng cường vốn... IFC đã có một vài thành công trong việc hỗ trợ cácngân hàng ở Trung Quốc. Ông Assad Jabre cũng muốn IFC có một thành công tươngtự ở Việt Nam. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng cũng sẽ là đối tượngđược IFC chú ý. Ông Assad Jabre cho biết trong một vài tuần tới một pháiđoàn khác của IFC gồm các chuyên gia về tài chính sẽ sang thăm và làm việctại Việt Nam để bàn bạc về cách thức hoạt động trong tương lai.

Quan tâm phát triển công cụtài chính

IFC không chỉ quan tâm đến việc hỗ trợ các côngty mà còn chú ý đến việc phát triển các công cụ tài chính và rộng hơn làmột thị trường trái phiếu. Điều mấu chốt, theo ông Assad Jabre là tạo ranhững công cụ tài chính hấp dẫn, lôi kéo các định chế tài chính. Ví dụnhư các DN bảo hiểm bỏ tiền đầu tư, tạo nên nhiều hàng hoá tiềm năng chothị trường chứng khoán hiện nay. IFC hiện cũng đang xem xét việc thành lậpmột quĩ đầu tư hoặc trực tiếp rót vốn vào các dự án do các công ty tưnhân thực hiện hoặc đứng ra làm trung gian kêu gọi các tổ chức tài chínhkhác đầu tư vào.

Trong những ngày ở Việt Nam ông Assad Jabre cũngđã gặp gỡ các quan chức của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và bàn về khảnăng hỗ trợ tạo thêm nhiều hàng hoá và nhiều công ty tham gia vào thịtrường. Trước đây IFC đã có một số trợ giúp cho việc hình thành trung tâmgiao dịch chứng khoán Tp.HCM. Hiện nay IFC đang thực hiện một chương trìnhđào tạo về điều lệ hoạt động của thị trường chứng khoán. Nhằm thúc đẩysự phát triển của thị trường chứng khoán, IFC cũng sẽ tăng cường hỗ trợtrong lĩnh vực cổ phần hoá: Hiện nay IFC đang giúp một DN sản xuất máy nôngnghiệp ở Đắc Lắc thực hiện cổ phần hoá. Dự kiến công ty này có thể chuyểnsang DN cổ phần hoá trong một vài tháng tới. Nếu thử nghiệm này thành công,IFC có thể nhân rộng ra các nơi khác. Hiện nay IFC đang xem xét khoảng 30 côngty khác trong một kế hoạch tương tự. Các DN này sẽ là những ứng cử viên cóthể được xem xét cho niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Cam kết bắc cầu đầu tư choDN

Song song với dự án ở Đắc Lắc, theo đề nghịcủa UBND thành phố Hải Phòng IFC cũng đã bắt đầu thực hiện dự án thíđiểm cổ phần hoá và đa dạng hoá các DN Nhà nước tại Hải Phòng. Với nguồntại trợ 730.000 USD của Chính phủ Australia, IFC sẽ giúp bán đấu giá một sốDN Nhà nước ở đây.

Thông qua việc hỗ trợ đầu tư cho khoảng 20 dựán trong các lĩnh vực từ xi măng, sắt thép cho đến nông nghiệp, cơ sở hạtầng, du lịch và dịch vụ tài chính với tổng mức đầu tư của dự án khoảngl,5 tỉ USD, kể từ năm 1994 đến nay, có thể nói IFC đã đóng một vai trò lớntrong việc hỗ trợ phát triển một khu vực kinh tế tư nhân năng động, ngàycàng đóng góp nhiều vào nền kinh tế Việt Nam. Trong tổng số đầu tư trên,IFC đã trực tiếp bỏ ra một ngân khoản đáng kể.

Tuy nhiên ông Assad Jabre nhấn mạnh rằng trọng tâmcủa IFC không phải là trực tiếp đầu tư cho các công ty mà IFC muốn đóng vaitrò trung gian, cầu nối. Một mình IFC khó có thể đáp ứng được nhu cầu ngàycàng lớn của các nhà đầu tư. Vấn đề là làm thế nào để các tổ chức vàcác định chế tài chính khác cùng chung sức giúp các DN tư nhân cất cánh.Cũng chính vì lý do này mà IFC hiện đang tìm một tổ chức tài chính Việt Namcùng hợp tác hỗ trợ tín dụng cho các DN vừa và nhỏ.- BútSơn

Hướng nào cho DN thương mại?

Những giải pháp phát triểnthời kỳ 2001-2005

( TBKTVN- 15/8/01)- Hiện nay Bộ thương mại có 72 doanhnghiệp (DN) trực thuộc, trong đó 56 DN (77,8%) kinh doanh thương mại, 7 DN (9,7%)sản xuất, kinh doanh xây dựng và VLXD; 4 DN (5,5%) kinh doanh, vận tải, dịch vụgiao nhận kho bãi; 4 DN (5, 5%) kinh doanh dịch vụ, tư vấn và 1 DN (1,4%) kinhdoanh khách sạn, nhà hàng. Tuy nhiên tính chất hoạt động của các DN ngàycàng đa dạng, phạm vi kinh doanh ngày càng mở rộng.

Tại Hà Nội, trong 2 ngày 11-12/8/2001, Bộ thươngmại đã tổ chức Hội nghị DN trực thuộc Bộ, kiểm điểm tình hình hoạt độngcủa các DN 5 năm 1996-2000 và đưa ra những giải pháp thực hiện trong giaiđoạn 2001-2005.

Các giải pháp cơ bản chodoanh nghiệp

Trong 5 năm tổng giá trị lưu chuyển hàng hoá bánra của các DN trên đạt 158. 340 tỷ đ, bằng 112,7% kế hoạch, chiếm 17% tổngmức lưu chuyển hàng hoá xã hội. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 2.124 triệu USDbằng 118% so với kế hoạch, chiếm 4,1% so với cả nước. Số DN kinh doanh có hiệuquả tăng từ 80,5% năm 1996 lên 91% năm 2000. Các DN như TCT xăng dầu VN, CTthương mại kỹ thuật và đầu tư, CT giao nhận kho vận ngoại thương Tp.HCM, CTXNK tổng hợp I, CT xây lắp thương mại VI... đã có mặt hàng, ngành hàng ổnđịnh, có lợi thế cạnh tranh, thích ứng với thị trường và phát triển ổnđịnh. 6 tháng đầu năm 2001 các DN đã tích cực mở rộng lưu thông hàng hoátrên thị trường nội địa với doanh thu 22.464 tỷ đồng đạt 125,5% so với cùngkỳ và 60,8% so với kế hoạch năm; xuất khẩu đạt 55,5% kế hoạch nhập khẩuđạt 47,6% kế hoạch.

Nhằm thực hiện mục tiêu chủ yếu tăng bình quânhàng năm về tổng mức lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ từ 12-14% và kim ngạch XK16%, Bộ đã đưa ra những giải pháp cơ bản bao gồm: Tiếp tục đổi mới vànâng cao hiệu quả kinh doanh, sản xuất và dịch vụ. Xây dựng và tổ chức thựchiện tốt chiến lược phát triển DN. Trong đó bao gồm: chiến lược phát triểntừng ngành hàng, mặt hàng; chiến lược thị trường với các mục tiêu, yêucầu cụ thể. Lựa chọn và áp dụng các phương thức sản xuất kinh doanh phùhợp với điều kiện mới (chính sách xuất khẩu ổn định cho 5 năm, xu thế hộinhập, triển khai Hiệp định thương mại Việt - Mỹ sau khi được phê chuẩn).Kết hợp chuyên doanh với kinh doanh tổng hợp, kinh doanh thương mại với sảnxuất hàng hoá, nâng cao năng lực cạnh tranh. Xây dựng và hoàn thiện các kênhlưu thông hàng hoá hợp lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinhdoanh và quản lý Nhà nước về thương mại, ứng dụng thí điểm và áp dụngrộng rãi thương mại điện tử... Tiếp tục hoàn thiện tổ chức và cơ chếquản lý DN; nâng cao năng lực quản lý và kỹ thuật nghiệp vụ kinh doanh chocác DN; tăng cường quản lý Nhà nước của Bộ đối với các DN.

Định hướng mặt hàng vàthị trường

Ba nội dung chính mà Hội nghị tập trung thảo luậngồm định hướng lớn đối với các DN trực thuộc Bộ về mặt hàng và về thịtrường XK trong những năm tới; hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đềđặt ra; về lưu thông hàng hoá trong nước với hoạt động của các DN thươngmại.

Vấn đề đáng quan tâm là kim ngạch XK của các DNthuộc Bộ còn quá nhỏ bé. Tỷ trọng so với kim ngạch XK cả nước của các DNnày đã giảm từ 4,8% năm 1996 xuống còn 3,4% năm 2000, dự kiến năm nay sẽ chỉcòn xấp xỉ 3%. Tốc độ tăng trưởng XK của các DN thuộc Bộ cũng luôn luônthấp hơn tốc độ tăng trưởng chung của cả nước. Có những nguyên nhân là doBộ thương mại đã chuyển giao dần diện hàng hoá kinh doanh về cho các bộquản lý chuyên ngành theo hướng gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ. CácDN thuộc Bộ là những DN chuyên về thương mại không có điều kiện và cũngkhông được phân bổ vốn đầu tư với lãi suất ưu đãi để tự đầu tư pháttriển chân hàng. Từ vài trăm DN được quyền kinh doanh XNK đến nay đã cótrên 16.000 DN thuộc mọi thành phần cùng tham gia thị trường. Như vậy việctìm kiếm cơ hội và bạn hàng kinh doanh ngày càng khó khăn.

Thực hiện các nhiệm vụ từ nay đến 2005 cũng làthời kỳ mà tiến trình hội nhập đang ở giai đoạn có nhiều tác động mạnhđến hoạt động của DN. Cụ thể là hoàn thành AFTA, thuế xuống 0-5%; bỏ cácbiện pháp phi thuế; thực hiện Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và nhiều cơchế thông thoáng, đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới... Đó làcơ hội và cũng là thách thức lớn không chỉ đối với các DN chuyên vềthương mại.- Hồng Quang

Cần khẳng định chức danh CIO

Mô hình mới trong hệ thốngcơ quan quản lý và DN

( TBKTVN- 13/8/01)- Ngày 9/8/2001, tại Trung tâm thương mạiquốc tế (9 Đào Duy Anh - Hà Nội) Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam,Ban tổ chức cán bộ Chính phủ, Bộ khoa học công nghệ và môi trường đã tổchức hội thảo với chủ đề: "Mô hình CIO trong hệ thống các cơ quan quảnlý Nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam".

Chief Information Officer (CIO) là một chức danh mớicó trên thế giới từ năm 1994 trở lại đây. Mỹ, Canada, Australia là nhữngquốc gia sớm có CIO và hệ thống CIO ở những nước này được coi là tươngđối chuẩn mực. Một số nước ở châu á như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc,Singapore, Malaysia đều có hệ thống CIO. Mặc dù mới triển khai từ năm 1996-1997đến nay, nhưng hệ thống này đã phát huy được vai trò định hướng pháttriển công nghệ thông tin. Với nhiều nước đã công nghiệp hoá, CIO là mộtchức danh mới nhất bổ sung vào đội ngũ quản lý cao cấp của DN. ở nước ta,từ năm 1999, Chính phủ đã có chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ phụtrách CNTT trong các cơ quan quản lý Nhà nước. Bộ KHCN&MT với sự giúp đỡcủa Chính phủ Canada cũng đang triển khai nghiên cứu kinh nghiệm về CIO trênthế giới và tìm cách áp dụng ở Việt Nam.

Có một thực tế là, thuật ngữ "ChiefInformation Officer" chưa được dịch và định chuẩn thật đúng nghĩa sangtiếng Việt. Đã từng có những đề xuất đặt tên cho CIO như: giám đốc thôngtin, phụ trách thông tin, chủ sự thông tin, đồng sự thông tin... Tuy nhiên theonhiều đại biểu, CIO thực chất là một tên gọi cho một vị trí công tác, mộtchức danh công chức lĩnh vực công nghệ, có vị trí quan trọng trong bộ máylãnh đạo các bộ, ngành và doanh nghiệp.

Tổ chức ngạch, bậc công chức CIO ở nhiều nướcđược thực hiện ở cả 3 cấp: cấp trung ương, CIO do một phó thủ tướng phụtrách; cấp bộ, tỉnh, thành phố do một phó thường trực chuyên trách; cấpdưới bộ và các DN lớn do một phó giám đốc thứ nhất phụ trách.

Mặc dù là một chức danh tương đối mới, nhưngCIO có vai trò rất quan trọng và quyền lực của CIO rất lớn. ở nhiều nướccông nghiệp số lượng CIO ở các DN đang tăng lên nhanh chóng trong thập kỷcuối cùng của thế kỷ XX, cùng với bước chuyển biến khi quản lý thông tinđã từ tầm các hoạt động tác nghiệp của DN sang tầm quản lý chiến lượcsản xuất kinh doanh.

Theo mô hình của các tổ chức nước ngoài, CIO làđiểm chốt giữa 2 loại quan hệ: đối nội và đối ngoại. Trong mối quan hệđối nội, CIO được xác định như một người làm trung gian giữa 4 vị tríquan trọng nhất, đó là giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, các cổđộng và những người sử dụng hệ thống thông tin. Trong mối quan hệ đốingoại, CIO có trách nhiệm làm thông suốt thông tin với khách hàng, các côngty bạn, với ngân hàng và công ty mẹ.

Để đảm đương được những nhiệm vụ quantrọng, theo các đại biểu, CIO cần đáp ứng nhiều tiêu chuẩn. Những tiêuchuẩn quan trọng nhất là, như mọi nhà quản lý CIO phải có đẩy đủ phẩmchất của nhà lãnh đạo: khả năng nhìn xa trông rộng; dũng cảm, tự tin, sángsuốt khi ra quyết định; nắm vững mục tiêu, nguyên tác khi tiền hành côngviệc. CIO còn phải nắm vững các công nghệ có tác dụng thúc đẩy DN pháttriển; hiều biết về công việc kinh doanh; có khả năng giao tiếp tốt; có nănglực quản lý và năng lực thực hiện những đổi thay mang lại lợi ích cho DN;có hiểu biết sâu rộng và kinh nghiệm về ngành công nghiệp đặc thù; có khảnăng tập hợp, phát triển và duy trì đội ngũ nhà chuyên môn có trình độcao.

Qua cuộc hội thảo, các đại biểu đều nhất tríkiến nghị các ngành hữu quan cần đi đến thống nhất chủ trương xây dựngngành công chức lãnh đạo quản lý thông tin và công nghệ thông tin trong cáccơ quan hành chính và chức danh CIO trong các DN Việt Nam. Cần xác định đâylà một trong những điểm quan trọng nhất để phát triển CNTT ở nước ta. Đồngthời, về mặt quản lý Nhà nước, Chính phủ cần kiện toàn xây dựng thốngnhất hệ thống cơ quan quản lý về CNTT. Mỗi bộ, ngành có một đơn vị trựcthuộc làm công tác thông tin và quy định một tên đặt chung trong cả nướcđối với đơn vị trực thuộc này. Về chế độ đãi ngộ với CIO nên tham khảokinh nghiệm nước ngoài, thông thường CIO có mức lương lớn gấp hai hoặc balần so với mức lương của người giữ chức vụ tương đương ngang cấp.-Quý Luyện

Lỡ hội chợ, doanh nghiệp thiệt lớn

Uy tín kinh doanh thành mây khói

(TBKTVN-10/8/2001)- Ngày 7/8 vừa qua, các DN và báo giới tại Tp.HCM được mời họp báogiới thiệu cuộc triển lãm hội chợ "Hàng độc đáo - ISO - công nghệcao" lần thứ 3 sẽ tổ chức tại Dinh Thống Nhất vào ngày 8/8. Nhưng khiđến phòng họp của Dinh Thống Nhất, mọi người mới được thông báo triểnlãm hội chợ đã bị đình lại.

Theo ông Đỗ Như Lực, Trưởng ban tổ chức kiêmGiám đốc Công ty R&D, một trong 3 đơn vị tổ chức hội chợ, nhiều doanhnghiệp (DN) đã chuẩn bị mang hàng hóa, bảng hiệu quảng cáo vào hội chợ từ3-4 hôm trước. Có DN lặn lội từ các tỉnh hay từ ngoài miền Bắc đáp máybay, chở hàng hóa vào. Có DN như Công ty liên doanh chế biến thực phẩmTecaworld đã chuẩn bị các sản phẩm thức ăn chế biến ăn liền thuộc hàng ngonvà độc đáo nhất của mình để phục vụ khách hàng trong hội chợ, nay đành"mếu dở khóc dở".

Chưa thể tính hết thiệthại đối với doanh nghiệp

Có đơn vị như dệt Việt Thắng còn phát hàngloạt vé mời cho khách hàng, chuẩn bị chương trình biểu diễn thời trangriêng. Thậm chí còn gửi phiếu quà tặng cho khách hàng tham gia hội chợ. Nhưngnay đành phải gửi lời xin lỗi. Nhiều DN, than thở: "Giá như ban tổ chứcbáo trước cho chúng tôi biết". Có DN như Công ty cổ phần mía đường LamSơn vào giờ chót còn phải gọi lại cho ban tổ chức hỏi xem có tổ chức haykhông để còn chuẩn bị gian hàng, vì không có ai báo tin cho Công ty biết cả.

Chưa thể thống kê được con số thiệt hại đốivới 76 DN đã đóng tiền, đăng ký tham gia, đã chuẩn bị hàng hóa và gianhàng. Chi phí cho thiết kế quảng cáo và chiến dịch marketing; gửi thư tín chocác khách hàng trong và ngoài nước với 140 gian hàng ngoài trời và trong nhà.Nhưng thiệt hại về kinh tế, theo ông Nguyễn Thế Sơn, đại diện Nhà máy bánhkẹo Đình Hương thuộc Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn - Thanh Hoá làkhông lớn lắm, so với việc mất uy tín mà các DN đã vào cuộc làm ăn phảichịu đựng. Ông Võ Quang Tuyến, quản lý của Công ty Sơn Nam, một công tychuyên về E-commerce cho hay: "Chúng tôi đã gửi rất nhiều thư điện tửcho các khách hàng trong và ngoài nước theo thoả thuận với ban tổ chức hộichợ để mời gọi họ tham gia hội chợ này. Thậm chí chúng tôi đã cùng vớimạng VICC - mạng thông tin thương mại thị trường VN để thành lập một trangweb cho hội chợ này. Nhưng nay thì lại phải xin lỗi trên mạng và gửi các thưđiện tử thông báo tình hình hội chợ".

Ông Nguyễn Dục, Giám đốc VICC cho rằng mạng nàyphải làm một web site miễn phí để xin lỗi khách hàng. Có lẽ trang web xin lỗinày là trang web đầu tiên với hình thức như vậy trong lịch sử các trang webcủa Việt Nam. Còn ông Đỗ Như Lực, Trưởng ban tổ chức hội chợ thì liên tụcphải xin lỗi hàng trăm, hàng ngàn lần các nhà DN và khách hàng. "Xin cácDN thông cảm vì lý do bất khả kháng. Mong các DN vui lòng gửi bản kê chi tiếtvề các chi phí đã bị thiệt hại do sự vụ gây ra để ban tổ chức cùng thỏathuận đền bồi cho từng DN". Ngay trong ngày 7/8, ban tổ chức đã nhậnđược các bảng kê khai. Các DN tỏ ra bực dọc và đòi ban tổ chức phải chobiết rõ tiêu chí đền bù, bao giờ thì đền bù và sẽ đền bù như thế nào?

Nguyên nhân khách quan hay dochủ quan?

Vậy vì sao lại xảy ra sự cố đáng tiếc này?Nguyên nhân là do công văn số 97 của Hội trường Thống Nhất gửi cho ban tổchức hội chợ vào ngày 6/8, tức là chỉ một ngày trước khi hội chợ khai mạctheo đúng lịch trình. Theo công văn số 97 này, căn cứ vào công văn số3428/VPCP -TCTCB ngày 3/8/ 2001 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủvề việc chỉ đạo một số nội dung của Hội trường Thống Nhất. Theo đó, Hộitrường Thống Nhất thông báo đến khách hàng: kể từ ngày 1/8/2001, Hộitrường sẽ không được phép cho thuê mặt bằng để tổ chức triển lãm, hộichợ.

Văn bản này cũng cho biết rằng dù đã lưu ýđến việc có thời gian cho khách hàng có thể sắp xếp lại địa điểm khác.Hội trường Thống Nhất đã có văn bản kiến nghị Văn phòng Chính phủ chophép được thực hiện nốt những hợp đồng đã ký kết với khách hàng chođến hết tháng 9/2001, trong đó có Hội chợ triển lãm Hàng độc đáo - ISOcông nghệ cao, lần thứ 3 tổ chức từ ngày 6 - 13/8, nhưng đã không đượcchấp thuận. Hội trường Thống Nhất đã làm văn bản xin lỗi khách hàng và xinchịu trách nhiệm đền bù thiệt hại sau khi có sự thỏa thuận giữa hai bên.Trong cuộc họp báo ngày 7/8, ông Bùi Đức Huỳ, Giám đốc Hội trường ThốngNhất, cũng cho hay: "Hội trường phải thực hiện đúng chỉ thị của Vănphòng Chính phủ. Việc đền bù thiệt hại sẽ được thực hiện vì đây là hợpđồng kinh tế nếu vi phạm phải đền bù".

Điều đáng nói ở đây là văn bản của Vănphòng Chính phủ số 3428 ngày 3/ 8/ 2001 về việc chỉ đạo một số nội dung hoạtđộng của Hội trường Thống Nhất. Văn bản này ra đời sau khi có một tờ báotại Tp.HCM đã phản ánh thực trạng của Hội trường Thống Nhất, một di tíchvăn hóa - lịch sử của đất nước đang bị xuống cấp và hư hại cũng như phávỡ kiến trúc ban đầu. Văn bản này đã thể hiện tinh thần tiếp thu ý kiếncủa dân và có tính xây dựng. Nhưng cách mà văn bản này đưa ra để giảiquyết các tồn tại, ví như các hợp đồng cho thuê triển lãm, hội chợ làchưa hợp lý. Trong mục 3 của văn bản có quy định: "Bắt đầu từ ngày1/8/ 2001, Hội trường Thống Nhất chấm dứt việc cho thuê tổ chức triển lãm,hội chợ và cho thuê mặt bằng kinh doanh cây cảnh trong khuôn viên".

Trách nhiệm thuộc về ai?

Lẽ ra văn bản này phải có quy định về hiệu lựcthi hành, vì thông thường là nửa tháng hay vài tháng sau khi văn bản đượcban hành. Nhưng văn bản số 3428, vừa không có quy định hiệu lực thi hành theothông lệ, vừa đưa ra một hiệu lực thi hành bất hợp lý. Đó là hồi tố lạiba ngày trước khi văn bản được ban hành. Vì thế, văn bản 3428 được banhành vào ngày 3/8/2001 nhưng hiệu lực của nó tại điều 3 đã có hiệu lực từ1/8/2001.

Điều đáng bàn ở đây là sự thiệt hại kinh tếcủa 76 DN tham gia hội chợ chính là vì sự chậm trễ trong thông báo của Hộitrường Thống Nhất. Lẽ ra, ngay sau khi Văn phòng Chính phủ có văn bản 3428,Hội trường Thống Nhất cần phối hợp ngay với ban tổ chức hội chợ, thông báonhanh đến các DN để giảm bớt thiệt hại cho DN. Ví dụ sẽ tiết kiệm đượcnhiều thời gian, chi phí và công sức. Thế nhưng Hội trường Thống Nhất lại"om " tới 3 ngày sau, vì thời điểm ấy lại trùng vào 2 ngày nghỉ:thứ bảy và chủ nhật. Tức là ngồi chờ mãi đến ngày thứ 2 mới thông báohoãn hội chợ triển lãm.

Mới đây đã từng xẩy ra "sự kiện" mộtca sĩ Hàn Quốc nọ đã kéo bầu đoàn sang Tp.HCM biểu diễn, nhưng lại phải bỏdở chương trình vì những lý do "bất ngờ" vô lý. Việc hội chợtriển lãm đến ngày khai mạc "tự dưng" phải đình lại vì một quyếtđịnh chưa cân nhắc kỹ lưỡng, khiến dư luận Tp.HCM không ít "eoxèo". Đã đến lúc mọi người cần quan tâm hơn đến việc giữ gìn uy tíntrong kinh doanh. Bởi uy tín trong kinh doanh vẫn là điều mà các nhà đầu tưtrong nước và ngoài nước đang rất cần ở Việt Nam. Họ cho rằng chúng ta quantâm quá ít, nhất là trong một môi trường kinh doanh còn quá bấp bênh.- Nguyễn Anh Thi


Ưu thế Internet trong kinh doanh

Hiệu quả cho cả DN và khách hàng

(TBKTVN- 28/5/2001)- Internet càng ngày có tác động đáng kể trong các hoạt động kinh tế. Điều này thấy rất rõ ở ngay cả các DN nhỏ và các DN sắp thành lập.

Hiện nay có thể thấy tác dụng của 4 mảng lĩnh vực được sử dụng để mở rộng khách hàng qua mạng Internet. Điều này sẽ giúp cho các nhà quản lý hiểu được những cơ hội và thách thức phổ biến trên Internet, từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp cho DN.

Thông tin và truyền thông mang lại gì?

Chính mảng thông tin sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận nhất cho các DN, nhất là vì nó cung cấp một cổng vào ngay lập tức cho khách hàng hay cho các đối tác tiềm năng. Đối với nhiều DN, Internet chỉ là một kênh thêm để truyền bá thông tin. Trang Web của DN được đưa lên cũng chỉ là để diễn tả lại cho hấp dẫn nội dung tài liệu giới thiệu về công ty. Nhưng việc tạo ra một trang Web không chỉ đơn giản là giới thiệu về công ty mà còn cung cấp một lượng thông tin thích đáng cho người truy cập. Nhiều DN muốn thông báo trên Internet có thể tập họp lại và tạo ra một trang Web chung. Chẳng hạn như các DN bán các sản phẩm rất khác nhau và có mong muốn giới thiệu hàng hoá của mình cho một khách hàng tiềm năng chung. Nếu một DN muốn để cho khách hàng truy cập vào trang Web của mình nhằm xây dựng một mối quan hệ liên tục, thì DN phải đảm bảo tính cập nhật đều đặn của các trang này.

Việc có mặt của các DN trong mảng truyền thống còn khá hạn chế do còn những nghi ngờ về tính hiệu quả của mục tiêu. Vấn đề là việc tiếp cận để trao đổi thông tin giữa DN và khách hàng chủ yếu vẫn được đảm bảo thông qua mạng lưới marketing. Mảng truyền thông đem lại khả năng trao đổi thông tin và ý kiến thông qua khâu trung gian là thư điện tử, cũng như những cuộc họp qua đường truyền hay không gian tương hỗ nhanh nhậy hơn. Các cuộc bàn luận giữa những người truy cập vào trang Web về sử dụng sản phẩm, có thể đem lại cho DN những thông tin quý báu. Điều đó không chỉ giúp DN đa dạng hoá sản phẩm mà còn có thể làm nảy sinh những suy nghĩ về thay đổi hay phát hiện ra những thị trường chưa được khám phá. Cuối cùng, việc mở ra những trang Web này sẽ tạo ra được một lợi thế chắc chắn do nhóm họp lại được với nhau các DN đối tác tiềm năng, các nhà cung cấp hay phân phối trên cùng một lĩnh vực, do tận dụng được sự hiệp đồng này để bàn về những định hướng trong lĩnh vực của mình nhờ vào các cuộc họp qua mạng và để tổ chức những cuộc gặp gỡ với những người đại diện của DN.

Lợi ích lớn nhất trong lĩnh vực phân phối là giảm giá thành và thời hạn. Các DN ngày càng tăng cường giao hàng hoá của mình qua khâu trung gian là mảng phân phối.

Lợi ích trong phân phối và giao dịch

Internet cũng có thể đảm bảo việc phân phối cho công chúng những dịch vụ liên quan đến những sản phẩm như ôtô, hàng tiêu dùng. Internet không chỉ cho phép họ xem xét mọi thứ mà còn cung cấp một mạng phân phối giá rẻ để tìm đối tác; đồng thời thu thập thông tin quan trọng về thị trường và nguồn nhân lực. Ngay cả khi một DN đưa ra một sản phẩm hay dịch vụ rất đặc biệt thì Internet cũng giúp cho họ lôi kéo được khách hàng trên toàn thế giới. Hơn nữa, giá thành rẻ của việc phân phối hàng hoá qua Internet mở ra vô số thị trường mới. Internet không hạn chế việc tạo điều kiện bình đẳng cho các DN sắp thành lập với DN đã thành lập. Một lợi thế khác là Internet cho phép mở rộng những dịch vụ mới có giá trị ngày càng gia tăng. Một số DN đã đem đến cho khách hàng những nguồn thông tin riêng sau khi nhận ra được sự cần thiết của biện pháp này. Chẳng hạn như Federal Express, dịch vụ giao hàng nhanh, đã giúp khách hàng tự theo dõi những kiện hàng của mình ngay trên đường vận chuyển. Chính nhờ sử dụng hình thức này mà Công ty đã giảm được giá chào hàng và xây dựng được sự tín nhiệm của khách hàng trên thị trường cạnh tranh gay gắt.

Giao dịch qua Inte rnet giữa các DN sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Nó cho phép tự động đặt hàng, dễ làm hoá đơn và thanh toán. Các cơ sở trao đổi dữ liệu trên máy tính cũng giúp thao tác dễ dàng nhờ vào mức độ an toàn cao. Nhiều công ty đang tìm kiếm một biện pháp bảo vệ tốt hơn nên việc gia tăng sử dụng phương pháp giao dịch qua mạng đang trở thành hiện thực. Để đảm bảo an toàn, DN không chỉ nối chương trình kế toán vào trang Internet mà còn nối tất cả các mạng xử lý khác về giao dịch.

Cho tới hiện nay, ứng dụng của Internet vẫn còn hạn chế trong quá trình vận hành DN. Trên bình diện chiến lược, hiệu quả của nó vẫn còn rất thấp. Tuy nhiên, những tác động thực tiễn của Internet ở bốn mảng trên sẽ đem lại những thay đổi lớn. Nó cho phép các DN nhỏ tiến hành nghiên cứu thị trường chỉ cần truy cập trang Web; cho phép các DN tiến hành các cuộc điều tra với giá thành thấp, hiệu quả hơn so với các cuộc điều tra qua điện thoại hay thư. Các DN muốn thu nhiều lợi nhuận qua mạng Internet cần phải tạo ra nhiều chức năng mới: dịch vụ mang lại giá trị thặng dư cho khách hàng; thắt chặt mạng lưới giữa các thành viên; phân tích nghiên cứu thị trường trên trang Web; lưu trữ những nội dung đã truyền lên trang Web. Tương lai tuỳ thuộc vào việc các DN có biết tự tổ chức để đạt được những lợi thế và cơ hội của Internet hay không.- Hà Linh

Đổi mới công nghệ sản xuất?

Sáu trở ngại đối với các doanh nghiệp công nghiệp

(TBKTVN- 18/5/2001)- Nhìn chung, hiện nay các doanh nghiệp công nghiệp ở nước ta đang sử dụng công nghệ lạc hậu từ 2-3 thế hệ so với ở các nước khác. Mấy năm gần đây, một số ngành đã được đổi mới công nghệ khá như viễn thông, dệt-may, sản xuất giầy dép... Trong nhiều ngành, đặc biệt là cơ khí, ngành sản xuất ra các thiết bị, công cụ cho nhiều ngành sản xuất khác vẫn còn sử dụng công nghệ lạc hậu.

Công nghệ lạc hậu đã dẫn đến: năng suất lao động thấp, tiêu hao nguyên vật liệu và năng lượng cao, gây ô nhiễm môi trường và cuối cùng là sản xuất ra sản phẩm không thoả mãn nhu cầu của thị trường về giá cả và chất lượng.

Theo điều tra của Tổng cục thống kê cho thấy tình trạng công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp biểu hiện trên các mặt sau:

Thứ nhất, thiết bị sử dụng ở nhiều doanh nghiệp đã quá cũ, thậm chí có thiết bị đã sử dụng trên 30 năm chưa được đổi mới (xem bảng). Hệ số khấu hao thiết bị lớn, bình quân đến 33,5%, riêng các DNNN đến 46,9%.

Thứ hai, mức độ tự động hoá thấp. Điều tra 9.314 DNCN cho thấy: tỷ lệ tự động hoá chỉ có 1,88%; trình độ bán tự động 19,63%; trình độ cơ khí 26,57%; trình độ bán cơ khí 35,73%; trình độ thủ công 16,19%. Như vậy, tỷ lệ sản xuất bán cơ khí và thủ công còn chiếm đến trên 50%. Đặc biệt khu vực ở các DNNN và hợp tác xã, tỷ lệ này cao hơn. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ sản xuất bán cơ khí và thủ công thấp, khoảng 10% và tỷ lệ tự động hoá cao hơn.

Một kết quả nghiên cứu đưa ra vào tháng 12/2000 (dự án ISHIKAWA, hội thảo đầu tháng 12/2000 tại Hà Nội) đã trả lời câu hỏi: Tại sao việc đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp công nghiệp chậm được thực hiện? Nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra, phỏng vấn nhiều doanh nghiệp và một số cơ quan liên quan, đã tổng hợp rút ra sáu khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải trong việc đổi mới công nghệ.

Một là, nhiều nhà quản lý chưa thực sự có quyết tâm trong việc đổi mới công nghệ. Các nhà quản lý này thường bảo thủ và sợ những quyết định mạo hiểm. Mặt khác, hệ thống khuyến khích chưa đủ mạnh để gắn yêu cầu, quyền lợi với trách nhiệm trong việc quản lý và đổi mới công nghệ.

Hai là, không đủ khả năng tiếp thị. Nhiều doanh nghiệp rất coi trọng hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng, nhưng lại gặp nhiều khó khăn trong tiếp thị, từ khâu nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, giá cả, kênh tiêu thụ và xúc tiến thương mại. Do đó, thường không đưa ra được một kế hoạch đầu tư đổi mới công nghệ có tính chiến lược.

Ba là, thiếu nguồn nhân lực giỏi về công nghệ. Một số lớn các doanh nghiệp công nghiệp đang rất cần các cán bộ kỹ thuật giỏi và công nhân lành nghề, trong khi chính họ lại dư thừa lao động. Khả năng kỹ thuật yếu kém trong các doanh nghiệp chính là nguyên nhân của sự trì trệ trong đổi mới công nghệ. Nhiều giám đốc phụ trách kỹ thuật trong doanh nghiệp cũng chưa đáp ứng yêu cầu của tiến bộ công nghệ hiện đại, cần được thường xuyên nâng cao trình độ.

Bốn là, thiếu thông tin về công nghệ. Nhiều doanh nghiệp do thiếu thông tin về công nghệ đã hạn chế những quyết định về đổi mới công nghệ. Không ít doanh nghiệp đã nhập về những thiết bị lỗi thời hay không phù hợp và đã không sử dụng được hay sử dụng không có hiệu quả.

Năm là, khó khăn trong việc huy động nguồn tài chính. Đây có thể coi là nguyên nhân trực tiếp của tình trạng đổi mới công nghệ chậm chạp. Điều tra cho thấy 72,78% các doanh nghiệp được hỏi hiện thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Sáu là, quá trình ra quyết định quá dài, nhất là trong các DNNN. Phần lớn khi gặp khó khăn về tài chính ban giám đốc thường dựa vào cấp trên và ngân hàng, chỉ có một số ít các doanh nghiệp có sự hỗ trợ từ các tổ chức tư vấn khác. Do đó để ra được một quyết định phải mất khá nhiều thời gian, nhiều khi làm mất cơ hội kinh doanh.

Nhà nước cần tạo được một môi trường, chính sách khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Vấn đề có tính cốt lõi là các doanh nghiệp phải có được tính tự chủ cao. Các doanh nghiệp có thể chủ động thực hiện việc cải tiến, đổi mới công nghệ của họ khi có động cơ thúc đẩy, gắn liền quyền lợi với trách nhiệm của họ.

Tỷ lệ thiết bị đang sử dụng (%)


Dưới 10 năm


Từ 10-20 năm


Từ 20-30 năm


Trên 30 năm

Tổng số


61,52


29,06


7,17


2,25

Các DNNN


49,48


34,44


11,71


4,37

DN không thuộc sở hữu Nhà nước


72,82


22,36


4,04


0,78

DN có vốn NN


59,15


36,58


3,66


0,61

*Nguồn: Kết quả điều tra các ngành công nghiệp cuối năm 1998-TCTK

Phạm Quang Hàm

5 biện pháp cơ bản

Chính phủ tháo gỡ khó khăn, tăng năng lực cho DN

(TBKTVN- 15/6/2001)- Trong khuôn khổ Hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2001 (CG ngày 18-19/6/2001), ngày 14/6, tại Hà Nội, Ngân hàng thế giới và Bộ KH - ĐT đã chủ trì Diễn đàn doanh nghiệp: "Vai trò của khu vực tư nhân trong việc thực hiện chiến lược phát triển KT - XH của ĐH Đảng IX".

Hiệp hội các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản, Australia, Mỹ, Anh thống nhất đánh giá: môi trường KT- XH Việt Nam tiếp tục ổn định, niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) ở mức cao nhất. Tuy vậy, cộng đồng các nhà ĐTNN khuyến nghị Chính phủ cần phải có các biện pháp, chính sách để ổn định môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút ĐTNN. Quan trọng hơn, cần có các kế hoạch cụ thể và thực hiện nhất quán các chính sách này. Theo các nhà ĐTNN, không nên đánh giá quá cao tiềm năng của khu vực DN Nhà nước (DNNN), thay vào đó, để đạt mục tiêu giải quyết 1 triệu việc làm mỗi năm, tăng GDP gấp đôi vào năm 2010, Chính phủ cần mở rộng hơn nữa thị trường cho khu vực tư nhân tham gia. Thuyết phục các nhà ĐTNN đầu tư nhiều hơn thông qua việc tiếp tục giảm giá, phí, nhất là chi phí thành lập DN, chi phí hoạt động của DN. Tiếp tục giải thể các DNNN thua lỗ, yếu kém, cơ cấu lại khu vực DNNN. Cộng đồng các DNVN kiến nghị Chính phủ có biện pháp để tạo thông thoáng cho hoạt động kinh doanh của DN. Hiện có hai thách thức lớn nhất mà Chính phủ phải cùng DN, giúp DN vượt qua là: năng lực cạnh tranh thấp của các DN, môi trường kinh doanh còn chưa thuận lợi, trong đó chi phí đầu vào còn quá cao.

Thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng KH - ĐT Trần Xuân Giá đã công bố 5 biện pháp nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn và nâng cao năng lực cạnh tranh của DN. Quan trọng nhất là nhóm các biện pháp tiếp tục dỡ bỏ những cản trở trong việc tham gia đầu tư, kinh doanh; tăng cường hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của DN. Chính phủ tiếp tục sắp xếp DNNN, thí điểm trên diện rộng việc bán cổ phần cho nhà ĐTNN nhằm thu hút thêm vốn và công nghệ. Đối với các DN ĐTNN, Chính phủ sẽ ban hành nghị quyết về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả ĐTNN thời kỳ 2001- 2005. Đối với HTX, tiếp tục tiến hành quá trình chuyển đổi theo Luật HTX, xoá bỏ các khoản nợ mà HTX không có khả năng trả nợ...

Chính phủ tập trung giải quyết khó khăn cho khu vực dân doanh để đẩy mạnh đầu tư và sản xuất. Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến đất đai thông qua các biện pháp hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở. Tạo mọi điều kiện cho các DN ngoài quốc doanh tiếp cận các nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển, các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Chính phủ kiên trì thực hiện quá trình tự do hoá thương mại, từng bước xoá bỏ các hàng rào phi thuế không phù hợp, tạo mọi điều kiện cho các DN có quyền XK. Xây dựng cơ chế hậu ưu đãi, khuyến khích DN xuất khẩu...- Quý Hào


Phát triển e-business

Cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Mỹ

(TBKTVN- 2/7/20010- Hiệp định thương mại Việt - Mỹ sắp được phê chuẩn thực sự là một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường sang Mỹ. Tuy nhiên, các đối tác Việt Nam cần biết rằng các công ty Mỹ hiện nay, ngoài việc đánh giá chất lượng các sản phẩm và dịch vụ của ta bằng các thiết bị công nghệ sản xuất sản phẩm, còn rất chú ý đến khả năng áp dụng công nghệ thông tin của các đối tác làm ăn với mình, xem đó như là một tiêu chuẩn quan trọng bậc nhất trong khả năng quản lý doanh nghiệp tốt để duy trì chất lượng một cách thường xuyên cho tất cả các sản phẩm và dịch vụ làm ra.

Công nghệ thông tin, bao gồm viễn thông và tin học, đóng vai trò quan trọng cho nền kinh tế tri thức. Tương tự như hàng hoá cần được sản xuất bởi dây chuyền máy móc và được lưu thông trên thị trường, thông tin và tri thức sẽ được xử lý bằng hệ thống tin học và truyền tải qua môi trường viễn thông. Hầu hết các hành vi kinh doanh, thương mại trước đây sẽ được mô phỏng hoặc thay thế để có thể thực hiện qua các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Do đó những khái niệm tâm lý về không gian và thời gian trước đây sẽ biến đổi một cách sâu sắc.

Nếu như nền văn minh công nghiệp trước đây tận dụng năng lực của máy móc thiết bị để gia tăng năng suất lao động lên hàng chục lần thì giờ đây, nền văn minh tri thức sẽ thu hẹp không gian, rút ngắn thời gian và sẽ tạo ra một hệ số thu ngắn, mà theo nhiều chuyên gia phân tích sẽ lên tới hàng trăm lần. Điều đó có nghĩa rằng những gì mà con người cảm nhận về một sự thay đổi trong 10 năm thì trong thời gian tới sẽ chỉ còn 1-2 năm hoặc ngắn hơn. Đây thực sự là một thời cơ lớn và thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp của chúng ta.

Sẽ thực sự là một vận hội lớn để chúng ta vươn lên ngang tầm các nước phát triển. Lịch sử phát triển thế giới cho thấy trong thời gian chuyển tiếp (bản lề) từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp những nước nào đã mạnh dạn dũng cảm chấp nhận sự thay đổi để dấn thân vào môi trường mới đầy chông gai thử thách, nước ấy đã thành công và phát triển tột bậc đến ngày nay. Nhật Bản là một minh chứng hùng hồn. Thời gian bản lề từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp trước đây kéo dài đến gần một thế kỷ, nhưng bây giờ chỉ mất không quá 10 năm để thế giới chuyển dịch từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức.

Môi trường vĩ mô trong nước gần đây đã mở ra nhiều thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế tri thức Việt Nam. Nghị quyết 07 của Chính phủ, Chỉ thị 58 của Bộ chính trị về phát triển CNTT, lộ trình hoà nhập với các nước trong khu vực (AFTA), Hiệp định thương mại song phương Việt-Mỹ... là những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự hình thành kinh tế tri thức Việt Nam. Theo đó, thị trường viễn thông chúng ta sẽ mở cửa từng bước, Nhà nước cũng đang cho phép cạnh tranh trong lĩnh vực này ở trong nước để tạo ra các giá trị gia tăng trên mạng viễn thông, giúp cho khách hàng có thêm được các dịch vụ đa dạng, tốt hơn, rẻ hơn. Đây sẽ là những nhân tố quan trọng để hỗ trợ cho phát triển e-business.

E-business (kinh doanh điện tử) là tập hợp các khái niệm về một mô hình tổ chức kinh doanh mới, về các phương pháp luận mới, về các biện pháp hành động mới để đáp ứng được sự thay đổi và phát triển nhanh chóng của nền kinh tế mới. Đây là một phương pháp sẽ giúp các doanh nghiệp quản lý, khai thác và phát triển tốt nhất nguồn tài nguyên của mình, đặc biệt là tài nguyên con người và thông tin. Thông tin biến thành tri thức, tri thức tạo ra những giá trị to lớn cho doanh nghiệp.

Thói quen và tâm lý dùng thương mại điện tử (e-commerce) đã hình thành nhiều năm nay của các công ty Mỹ đã giúp họ tiếp cận các thị trường và tìm kiếm đối tác một cách rất nhanh chóng, hiệu quả và ít tốn kém. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam biết khai thác yếu tố này thì cũng sẽ nhanh chóng tiếp cận được với thị trường Mỹ, và hơn thế nữa sự hiện đại trong cách thức tiếp cận, tiếp thị và quản lý sẽ tạo một giá trị gia tăng rất lớn cho các sản phẩm và dịch vụ của chúng ta tại thị trường này. Theo ước tính, giá bán cùng một loại sản phẩm hay dịch vụ có thể sẽ tăng tới 10-25% nếu đảm bảo các yếu tố hiện đại trên.- Trần Huỳnh Duy Thức


Chất lượng tư vấn có "vấn đề"

Vừa tư vấn, vừa cấp luôn chứng nhận

(TBKTVN- 13/4/2001)- Không ai có thể phủ nhận lợi ích và hiệu quả của hệ thống ISO 9000 đối với công tác quản lý DN. Một trong các vấn đề đã được đặt ra ở VN hiện nay là chất lượng của các tấm chứng chỉ ISO9000 đã được cấp cho các doanh nghiệp (DN) liệu có thực chất hay không?

Những vấn đề bức xúc trên đã được nêu ra trong hội thảo tổ chức cuối tháng 3 vừa qua tại Tp.HCM. Để bộ chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 mang lại hiệu quả thực sự, nhất là sau khi có được chứng chỉ, các DN có thể giải quyết tiếp các vấn đề "hậu" chứng nhận, thì vấn đề cần quan tâm nhất chính là chất lượng của các bên tư vấn cũng như các tổ chức chứng nhận.

Tư vấn, chứng nhận phải đứng độc lập

Tuy nhiên, hiện nay có hiện tượng "vừa đá bóng vừa thổi còi", nghĩa là bên tư vấn lại làm luôn việc cấp chứng nhận. Ông Nguyễn Quang Toản, Giám đốc IQC, một người có thâm niên trong công tác cấp ISO9000 ở VN cho biết: bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được VN áp dụng từ 1990 và đến nay đã có hơn 360 DN được chứng nhận phù hợp với ISO 9000 (chủ yếu là ISO9002). Theo ông, các cơ quan quản lý Nhà nước của VN cần kịp thời đưa ra các định chế hành chính để quản lý các hoạt động của các tổ chức tư vấn và chứng nhận. Bởi nếu không thì rất có thể giấy chứng nhận ISO 9000 sẽ trở thành thứ "vỏ bọc". Ông Toản cho rằng có thể coi đây là những gian lận thương mại ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của DN trên thị trường quốc tế.

Về phía các DN, ông Bùi Hồng Cẩm, chuyên gia tư vấn của Công ty Quan Quan nhấn mạnh: các DN không nên lấy chứng chỉ ISO 9000 bằng mọi giá. Bởi vì nội lực cạnh tranh chính là chất lượng quản lý của DN, thông qua khả năng thành thạo của nhân viên áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đã xây dựng nhằm đạt được kết quả như mong muốn, chứ không chỉ bởi chứng chỉ ISO hay hệ thống văn bản. Nếu DN muốn lấy chứng chỉ càng sớm càng tốt và thúc bách bên tư vấn làm mọi việc để đạt được mục tiêu, thì kết quả là DN có một hệ thống không được xây dựng bởi chính cán bộ công nhân viên của DN. Do không có sự cam kết của mọi thành viên nên hệ thống ISO trở thành một gánh nặng và không tạo ra nội lực cạnh tranh của DN. Khi chọn tư vấn, DN rất cần tìm tư vấn cùng ngành công nghệ. Song, ISO 9000 là hệ thống quản lý chất lượng toàn diện nên cần phải quan tâm đến kinh nghiệm tư vấn.

Ông Nguyễn Kinh Định, GĐ Trung tâm hỗ trợ quản lý chất lượng khẳng định các tổ chức tư vấn trong nước đã có tác dụng tốt, đặc biệt đã làm giảm chi phí tư vấn về ISO9000. Năm 95 - 96, chi phí tư vấn cho một DN làm ISO 9000 là 80.000 -100000 USD, đến nay chi phí chỉ còn 7000- 10000 USD. Tuy nhiên, theo ông, do các tổ chức tư vấn hoạt động ở VN gồm nhiều thành phần nên vấn đề đầu tiên là phải hoạt động theo đúng nguyên tắc độc lập và khách quan. Tức là tư vấn và chứng nhận phải là hai đơn vị độc lập. Cạnh tranh trên thị trường cần phải bình đẳng. Không nên vì bất cứ lý do gì mà gợi ý, ép buộc các DN lựa chọn tổ chức tư vấn này hay khác. Nên coi các tổ chức tư vấn cũng như các DN trong nền kinh tế. Khi có nhu cầu về tư vấn, hầu hết các DN đều tổ chức đấu thầu để chọn tư vấn theo quy chế Nhà nước hay cơ quan chủ quản ban hành. Sau khi trúng thầu, các tổ chức tư vấn ký hợp đồng và ràng buộc bởi các HĐKT đã được ký kết. Như vậy không cần đưa ra thêm các quy định về tư cách pháp nhân của tổ chức tư vấn. Đây là một loại hình hoạt động mới đang cần đầu tư nhiều cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, nên Nhà nước cần phải có chính sách phù hợp để hỗ trợ phát triển. Ưu đãi thuế thu nhập DN với các DN mới thành lập, tạo cơ hội phát triển như các ngành nghề khác.

Theo ý kiến của ông Phan Tam Tình, Công ty TQM: trong vấn đề chất lượng của tổ chức tư vấn, cần đặc biệt chú ý đến lực lượng chuyên gia tư vấn chất lượng. Hiện nay lực lượng này còn rất mỏng và chất lượng chưa cao là do phần lớn chuyên gia chỉ tiếp cận về mặt lý thuyết, thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Thậm chí còn có những tổ chức sử dụng các chuyên gia tư vấn quản lý chất lượng là những sinh viên mới ra trường và khoán trắng cho họ.

Chất lượng tư vấn đặt lên hàng đầu

Phần đông các tổ chức tư vấn hiện nay chưa chuẩn hóa được hoạt động của mình, chưa xây dựng được quy trình tư vấn một cách bài bản mà chủ yếu vẫn dựa vào năng lực cá nhân chuyên gia, vì thế chất lượng tư vấn không ổn định. Vẫn theo nhận xét của ông Tình, gần đây nhận thấy công tác tư vấn hệ thống quản trị chất lượng có nhu cầu lớn, nhiều tổ chức không có chuyên môn về quản lý chất lượng cũng " nhảy" vào tư vấn. Sau đó họ bán lại cho các tổ chức hay cá nhân không đăng ký kinh doanh để kiếm chênh lệch. Như vậy chất lượng tư vấn bị thả nổi. Phần nhiều các chuyên gia này là những cán bộ ở các công ty vừa triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. Thậm chí là các nhóm sinh viên sau khi "cắp cặp" theo thày đi tư vấn một vài công trình đã tách ra làm ăn riêng.

Chính vì tình trạng chạy đua thiếu lành mạnh trong hoạt động tư vấn chất lượng nên trong năm qua, chất lượng của ngành tư vấn chất lượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hậu quả là DN không thu được hiệu quả nên mất tín nhiệm đối với công tác tư vấn cũng như tác dụng của hệ thống quản lý chất lượng.

Họ trở nên do dự trong việc áp dụng hệ thống chất lượng. Mặt khác, cũng chính vì chạy đua trong kinh doanh, tình trạng phá giá cũng như thiếu kiến thức chuyên môn càng làm cho tư vấn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 cũng chỉ bó hẹp trong khâu lấy giấy chứng nhận. Còn lại các công việc tiếp theo không thực hiện đến nơi đến chốn, gây tổn thất cho DN nói riêng và nền kinh tế nói chung. Theo ý kiến của ông Tình, ngành tư vấn nói chung và ngành tư vấn quản trị chất lượng nói riêng, cần phải được Nhà nước quan tâm quản lý về chất lượng chặt chẽ như đối với các ngành sản xuất trong nền kinh tế.- Anh Thi

Hiệp định thương mại VN-Hoa Kỳ: Tương lai các ngành dịch vụ VN

(Quốc tế- 17/1/2001)- Có thể nói ngành dịch vụ trong những năm qua đa có bước phát triển mạnh, đạt được sự tăng trưởng khá cả về doanh thu, giá trị tổng sản phẩm và tỷ trọng trong GDP. Giá trị tổng sản phẩm tăng nhanh, năm 2000 ước thực hiện 180-200 nghìn tỷ đồng (so với năm 1990 là 16.000 tỷ đồng). Tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP cũng tăng dần lên, trong năm 2000 ngành dịch vụ chiếm 42% tổng GDP của nền kinh tế.

Tuy nhiên, khu vực dịch vụ nước ta vẫn trong giai đoạn phát triển sơ khai, khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động kinh doanh còn thiếu hoặc chưa thích hợp. Các thành phần kinh tế tham gia hoạt động dịch vụ nhất là ở các khâu dịch vụ sinh hoạt và đời sống ở thành thị, các dịch vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm ở nông thôn chưa có sự quản lý, hướng dẫn phát triển.

Bên cạnh đó, ngành dịch vụ của VN tham gia hoạt động xuất nhập khẩu còn yếu. Theo con số thống kê chưa đẩy đủ, ước tính tổng kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ năm 2000 đạt khoản 3,2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu ước đạt 2 tỷ USD tập trung vào một số ngành như xuất nhập khẩu lao động và du lịch. Đây là các dịch vụ vừa mang lại ngoại tệ, vừa mang lại công ăn việc làm cho người lao động.

Hiện tại VN cũng đã mở cửa khá thoáng trong lĩnh vực dịch vụ. Các nhà cung cấp dịch vụ (NCCDV) nước ngoài đã được phép cung cấp hầu hết các ngành dịch vụ theo phân loại của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS). Mức độ cung cấp được mở rộng hơn chẳng hạn như NCCDV nước ngoài đã được phép hiện diện thương mại dưới hình thưc công ty 100% vốn trong một số dịch vụ quan trọng như thuê mua tài chính....

Sức ép cạnh tranh

Thời gian qua, các NCCDV Hoa Kỳ đã tham gia vào thị trường VN nhưng chưa nhiều, chủ yếu tập trung vào một số dịch vụ như kiểm toán, ngân hàng và bảo hiểm. Cùng với việc ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (HĐTM), số lượng các NCCDV Hoa Kỳ sẽ vào Việt Nam nhiều hơn và ở mức độ tự do hơn.

Tuy vậy, hầu hết các ngành dịch vụ VN chưa phải chịu áp lực 4đáng kể ngay sau khi HĐTM có hiệu lực, bởi lẽ Hiệp định có quy định lộ trình mở cửa trong từng ngành dịch vụ của VN cho các NCCDV hoa Kỳ. Thời gian sớm nhất là 2 năm đối với một số dịch vụ kế toán, tư vấn thiết kế, kiến trúc...... và muộn nhất là 9 năm đối với ngành ngân hàng.

Một số ngành dịch vụ có thể phải đối đầu và cạnh tranh gay gắt từ phía các NCCDV Hoa Kỳ như dịch vụ tư vấn pháp luật. Đây là ngành dịch vụ mà VN cho phép các NCCDV tư vấn pháp luật của Hoa Kỳ được tư vấn pháp luật VN ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. Thêm vào đó, dịch vụ tư vấn pháp luật là một trong những thế mạnh của Hoa Kỳ nên chắc chắn các công ty tư vấn luật VN sẽ phải chịu sức ép không nhỏ khi cạnh tranh trên thị trường.

Một số ngành dịch vụ quan trọng như viễn thông, ngân hàng, hay tài chính, VN có lộ trình mở cửa tương đối thận trọng nhằm dành thời gian cho NCCDV VN tập trung phát triển nâng cao năng lực, tạo được thế cạnh tranh với các NCCDV Hoa Kỳ. Nhưng nếu phân tích so sánh sức cạnh tranh của các NCCDV VN với các NCCDV Hoa Kỳ có thể nhận thấy thời gian còn lại cho các ngành dịch vụ VN cũng không nhiều lắm.

Cụ thể, trong dịch vụ viễn thông, phía Hoa Kỳ được phép thành lập liên doanh trong dịch vụ viễn thông cơ bản sau 4 năm ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. Hay như trong dịch vụ tài chính, các NCCDV Hoa Kỳ được phép tăng tỷ lệ góp vốn lên 50% sau 3 năm và 100% vốn sau 5 năm. Như vậy, những mốc thời gian trên cũng chỉ phần nào giúp các NCCDV Việt Nam chứ khó có thể cho phép họ đủ khả năng cạnh tranh với các công ty đa quốc gia hùng mạnh của Hoa Kỳ với trình độ công nghệ hiện đại và kinh nghiệm lâu năm trên thương trường.

Riêng dịch vụ ngân hàng, lộ trình mở cửa khá dài tới 9 năm mớic ho phép thành lập ngân hàng 100% vốn Hoa Kỳ nên các ngân hàng VN có khả năng tận dụng thời gian để phát triển năng lực của mình.

Điều đáng lưu ý là HĐTM đàm phán dựa trên nguyên tắc của WTO do vậy các cam kết trong lĩnh vực dịch vụ của VN với Hoa Kỳ cũng hoàntoàn dựa trên nguyên tắc của GATS. Chính vì vậy, trong tương lai các NCCDV của VN không chỉ phải đối mặt với các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ mà còn của các quốc gia khác như EU, Nhật Bản, úc, Canada.... Những nước rất mạnh về dịch vụ khí VN trở tành thành viên của WTO. Điều này thực sự là thách thức rất lớn đối với ngành dịch vụ VN trong thời gian 5- 10 năm tới.

Thời cơ

Ngay sau khi HĐTM có hiệu lực cũng sẽ tạo điều kiện cho các NCCDV VN có dịp cọ sát và vươn lên. Trước hết, thông qua các hình thức hợp doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh hay liên doanh giúp các NCCDV trong nước có cơ hội học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ để phát triển cạnh tranh của mình.

Thứ hai, mở cửa thị trường cũng góp phần tăng hiệu quả hoạt động của các ngành dịch vụ trong nước. Việc được lựa chọn nhiều NCCDV có thể giúp cho các NCCDV trong nước tiết kiệm chi phí, sử dụng dịch vụ có chất lượng và qua đó nâng cao sức cạnh tranh của mình.

Thứ nữa, các NCCDV VN có thể tận dụng được những thuận lợi từ các cuộc đàm phám tự do hoá thị trường trong khuôn khổ của GATS một khi trở thành thành viên của WTO. Rõ ràng là các cuộc đàm phán này sẽ dỡ bỏ đáng kể các hạn chế hiện đang được áp dụng cản trở của các NCCDV nước ngoài. Chẳng hạn như đối với dịch vụ xuất khẩu lao động của VN sẽ được hưởng rất nhiều từ việc loại bỏ các hạn chế về cấp visa, giấy phép lao động, số lượng lao động.

Phương hướng của ngành

Để có thể cạnh tranh, điều quan trọng là phải nâng cao chất lượng và giảm giá thành nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ. Hoạt động dịch vụ cần nhận được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài, muốn vậy luật cần phải được thông thoáng, chính sách thuế cũng phải rõ ràng và phải gần với xu hướng xoá bỏ biên giới kinh tế trong quá trình hội nhập mới thu hút được các nguồn vốn đầu tư cần thiết từ nước ngoài.

Đa dạng hoá về chủ thể làm dịch vụ như hình thức công ty, doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh. Cùng đó, phải nâng cao chất lượng hợp tác quốc tế về dịch vụ.

Tuy nhiên, thực tế quả bóng vẫn nằm trong chân các doanh nghiệp. Thành công hay thất bại đều tuỳ thuộc ở năng lực và sức vận động của bản thân mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần nhận thức sâu sắc những lợi ích thực tế trước mắt và lâu dài mà họ sẽ có được cũng như những khó khăn, những rủi ro mà họ sẽ phải đối mặt trong hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và quan hệ kinh tế song phương với Hoa Kỳ nói riêng.- Anh Sơn


Khởi sự và tăng cường khả năng kinh doanh

Chương trình đào tạo cần thiết cho các doanh nghiệp

(TBKTVN- 8/1/2001)- Rất nhiều người muốn thành lập doanh nghiệp cũng như muốn tăng cường khả năng kinh doanh của mình. Tuy nhiên, họ thường kinh doanh trong khi chỉ trông cậy vào những kiến thức vốn có và kinh nghiệm mà họ tự học hỏi được nhiều hơn là tìm đến với các khoá học. Và chính vì thế , SYIB, một dự án đào tạo về khởi sự và tăng cường khả năng kinh doanh dành cho các đối tượng này đã được mở ra tại VN và mang lại hiệu quả cho doanh nhân.

Dự án này được Tổ chức lao động quốc tế (ILO) phối hợp cùng Phòng thương mại & công nghiệp (VCCI) thành lập vào tháng 10/1998 và được SIDA tài trợ cho các khoá học. Trong hai năm đầu tiên, chương trình này đã được phát triển và thử nghiệm tại các thành phố là Hà Nội, Hải Dương, Nghệ An, Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Đà Nẵng, Huế, Buôn Mê Thuột, Tp.HCM, Cần Thơ, Đồng Nai, Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Vĩnh Long, Tây Ninh. Tính đến nay, dự án đã có 137 tổ chức đăng ký là tổ chức đối tác với 361 giảng viên, tổ chức được 132 khóa đào tạo khởi sự doanh nghiệp, đào tạo được 3.143 doanh nhân và 32 khóa tăng cường khả năng kinh doanh, đào tạo được 690 doanh nhân. Chương trình này cũng phát thử nghiệm trên Đài truyền hình Cần Thơ và thu hút được 800 nhóm học tập.

Dạy cho biết thế nào là kinh doanh?

Theo SYIB, trong các năm kế tiếp, dựa trên mạng lưới các chi nhánh của VCCI bằng phương pháp đa tiếp cận, các chuyên gia huấn luyện sẽ đào tạo các giảng viên của SYIB để triển khai và nhân rộng chương trình trên ít nhất là 20 tỉnh thành.

Chương trình khởi sự doanh nghiệp bao gồm hai phần là nhận thức kinh doanh và lập kế hoạch kinh doanh. Chương trình này là sự kết hợp của các hoạt động đào tạo thực địa và hỗ trợ sau đào tạo. Chương trình giúp mọi người có thể hiểu được đặc tính của một chủ doanh nghiệp thành đạt và những nguyên nhân thường dẫn đến thất bại của doanh nghiệp; đánh giá mức độ phù hợp để có thể khởi sự doanh nghiệp nhỏ; ước tính khoản tiền cần thiết để bắt đầu một doanh nghiệp; chọn ý tưởng kinh doanh có tính thực tế; chuẩn bị kế hoạch kinh doanh để thực hiện ý tưởng đó; chuẩn bị kế hoạch hành động để bắt đầu một doanh nghiệp; và cuối cùng là khởi sự và hoạt động một doanh nghiệp.

Trong khi đó, chương trình nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp lại nhằm tăng sức sống cho các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ bằng việc áp dụng các nguyên tắc quản lý đúng. Chương trình bao gồm các học phần được viết riêng cho các nhà quản lý và các chủ doanh nghiệp nhỏ. Chương trình sẽ dạy cho các doanh nghiệp về marketing, mua hàng, tính chi phí, quản lý tồn kho, sổ sách kế toán, quản trị nhân sự...

Theo dự án SIYB, với chương trình khởi sự doanh nghiệp, những người tham gia chỉ cần từ 15 tuổi trở lên, biết đọc biết viết, dự định là chủ doanh nghiệp. Họ có điều kiện tiếp cận nguồn tài chính phù hợp để khởi đầu một doanh nghiệp, tạo ra một doanh nghiệp hay công việc cho bản thân và gia đình thuộc sở hữu tư nhân. Doanh nghiệp của họ có thể chưa khởi sự hay mới bắt đầu công việc kinh doanh chưa quá một năm, hoạt động trong mọi lĩnh vực ở nông thôn và thành thị. Loại hình pháp lý phù hợp là hộ gia đình, kinh doanh cá thể, tư nhân, cổ phần. Lượng nhân công lý tưởng nhất cho các doanh nghiệp là ít hơn 10 người.

Học để biết kinh doanh giỏi hơn

Còn với chương trình nâng cao năng lực của doanh nghiệp, các điều kiện cũng tương tự, những nét khác là người tham gia phải là doanh nghiệp đã hoạt động và có kinh nghiệm hơn 1 năm, đang muốn hoàn thiện công tác quản lý nhằm mở rộng doanh nghiệp. Sở hữu doanh nghiệp có thể của Nhà nước hoặc tư nhân. Quy mô lao động lý tưởng nhất của các doanh nghiệp học các khoá này là ít hơn 50 người.

Tuy nhiên, cái hay của SYIB là không trực tiếp giảng dạy cho các doanh nghiệp mà thông qua các tổ chức đối tác, bởi vì qua đây, lượng doanh nhân được đào tạo sẽ gia tăng. Các tổ chức đối tác này có thể là các đoàn thể, hội... có diện tiếp xúc rộng với các đối tượng trong xã hội.

Theo dự án SYIB, cách thực hiện chương trình này bao gồm thiết lập mạng lưới và liên kết với các tổ chức, chương trình liên quan. Hiệu chỉnh chương trình SYIB, hỗ trợ trọn gói cho các tổ chức đối tác, khuếch trương chương trình trên cấp độ quốc gia, điều phối toàn quốc, giám sát, đánh giá và báo cáo.

Ví dụ như chương trình này khuyến khích và hỗ trợ các mối liên kết với các tổ chức liên quan thông qua việc chia sẻ thông tin như bản tin, trang chủ Internet, các cuộc gặp gỡ, họp mặt từng vùng và tham quan cơ sở. Chương trình cũng duy trì thông tin về các tổ chức thuộc mọi thành phần có liên quan đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ. Chương trình tìm kiếm và thiết lập các mối liên minh chiến lược với các chương trình tín dụng để các tổ chức đối tác có thể xúc tiến cho các học viên của họ.

Nhiều người bình thường tham gia chương trình SYIB đã thu được các kết quả tốt. Anh Phạm Xuân Hoà, học viên của chương trình SYIB của Trung tâm dạy nghề quận Bình Thạnh- Tp.HCM cho biết: "Tôi vừa tốt nghiệp Đại học kỹ thuật Tp.HCM ngành máy tính nhưng chưa có việc làm, trong thời gian học thêm lái ô tô tại Trung tâm dạy nghề Bình Thạnh, tôi được giới thiệu về lớp khởi sự doanh nghiệp nên theo học thử với ý nghĩ tại sao mình lại không làm ông chủ ?". Vừa theo học, anh Hoà đã mở một cửa hàng mua bán trang thiết bị máy vi tính và áp dụng những gì mà mình đã học vào thực tế, những việc mà ngày trước tưởng chừng rất khó như xin giấy phép kinh doanh, tính toán giá thành, khai thuế... anh đều đã vượt qua được hết.

Các doanh nghiệp muốn tham gia chương trình này có thể liên hệ với văn phòng của VCCI tại Hà Nội, Tp.HCM và Đà Nẵng.- Anh Thi


Phẩm chất doanh nhân trẻphương Tây

Sự khác biệt cơ bản giữa hai thế hệ

(TBKTVN-26/4/02)- Họ là những doanh nhân ở độ tuổi 30 - 40, có những đòi hỏi caonhưng lại bị giằng co về nhiều mặt. Họ mong công ty được quản lý vữngvàng, hướng ra thế giới, thu về lợi nhuận và có các quan hệ về đạo đứcvà xã hội. Niềm khát khao đảm nhận trách nhiệm là động lực mạnh mẽ đốivới họ.

Loic Le Meneur làngười Pháp, 29 tuổi, có ba con, đã thành lập công ty lần thứ ba. Hai công tyđầu tiên anh ta bán được 15 triệu Euro, nhờ đi trước Internet. Từ New Yorktrở về, hiện anh giữ cương vị Chủ tịch Hãng Jokora (cho ra đời các site web),đứng chân tại Bruxelles. Trong cuộc hội nghị vừa qua ở Davos, lần đầu tiênLoic Le Meneur được dự. Tại New York, anh không chỉ tiếp xúc với những doanhnhân cùng thế hệ mà cả với các nhân vật chính trị, tôn giáo hoặc nhữngngười có trách nhiệm về nguồn viện trợ Chính phủ.

Không chịu "tróimình" trong một lĩnh vực

Vậy đó, chàng traitốt nghiệp cao học thương mại ấy đã thăng tiến như diều trên con đườngnghề nghiệp và tự tạo được cho mình một vị trí chính trị. Giới trẻ lãnhđạo các doanh nhân mới ở phương Tây khá xuất sắc và nhanh nhạy. Nghềnghiệp của họ trở nên phức tạp vì hai mươi năm qua, bộ mặt của doanh nhânđã thay đổi. Các ràng buộc tăng thêm nhiều, thời gian càng gia tăng. Nayngười lãnh đạo phải có khả năng đồng thời đáp ứng các đòi hỏi về tàichính và lưu ý đến tầm quan trọng về con người, thậm chí trên quy mô thếgiới.

Tại hội nghị Davos baogồm các nhà lãnh đạo tương lai, có hai đề tài đã đem lại thành cônglớn. Đó là doanh nhân phải có trách nhiệm xã hội và nắm các vấn đề mấuchốt trong việc quản lý có hiệu quả. Các chủ doanh nghiệp ngày nay phải đốimặt với nhiều rủi ro. Hiển nhiên, họ cũng có nhiều lợi thế hơn các lớpđàn anh đi trước. Hầu hết đều tốt nghiệp các trường học lớn. Họ tiêudùng các sản phẩm nổi tiếng thế giới và lớn lên cùng với thị trường. Họtự đặt cho mình trách nhiệm đem lại một chút công bằng trong công cuộc toàncầu hoá. Lớp đàn anh của họ học ngoại ngữ, còn họ thì giao du rộng rãi. Họlàm việc ở nước ngoài và thực hiện các quan hệ với nhiều nước, sống trongmôi trường nhiều nền văn hoá tiếp xúc với những người thuộc nhiều dân tộckhác nhau. Có những người lao vào các thử thách và thành công. Các yếu tốấy chắc hẳn làm cho họ thêm nhạy cảm với các điều được và mất trong việcquản lý con người. Qua thể nghiệm, một giám đốc trẻ bình luận: "Dùxuất sắc đến đâu, không ai có thể làm việc một mình được. Bởi lẽ hoạtđộng trong nền kinh tế tri thức, cần phải thường xuyên trao đổi với nhữngngười khác".

Theo kết quả thăm dòtiến hành trước khi bắt đầu hội nghị ở Davos, trên 50% các ý kiến cho rằngphẩm chất chủ yếu của các nhà lãnh đạo trẻ là khả năng động viên và lôikéo các êkip làm việc. Con mắt nhìn nhận của họ khác hẳn so với lớp đànanh. Toàn cầu hoá không phải là điều ràng buộc quan trọng nhất. Các nhàlãnh đạo trẻ nhất trí rằng họ làm việc nhiều và đầu tư tuổi trẻ cho cuộcsống và sự nghiệp. Như vậy họ đặt lên hàng đầu vấn đề phân xử giữacuộc sống và nghề nghiệp. Theo Loic Le Meneur "Internet ít ra có hiệu lựcđem lại thêm một chút sở thích dấn thân với rủi ro và giảm bớt cái thúkhông làm việc". Sự thật họ làm việc rất căng thăng, ngày ngày phải bayđi mấy nghìn km giữa các thành phố Tây ¢u và Đông ¢u, Tây ¢u và Mỹ, NhậtBản...

Tại sao họ muốn trởthành doanh nhân?

Có những lý do thôngthường như: thừa kế gia tài, tốt nghiệp với bằng cấp nổi tiếng... Nhiềungười thú nhận vì "hận" các ông chủ. Khao khát trách nhiệm cũng làmột động cơ mạnh mẽ. Một hiệu trưởng trường cao đẳng thương mại đã quamười năm đào tạo các doanh nhân, nhận xét có ba nguồn lực thúc đẩy họ:tích độc lập, sức hút của lợi nhuận và niềm ham mê sáng tạo. Họ đòi hỏicao và có một nền văn hoá phát triển hơn so với lớp đàn anh trong những nămhoạt động kinh doanh đầy vinh quang.

Các doanh nhân trẻcũng được hưởng những cơ hội thực sự. Tình hình trẻ hoá các bộ tham mưuở các công ty lớn là một dẫn chứng. ở nước Pháp, các công ty như Thomson,Multimedia, Bouygues Telecom, ClubMed, Vivendi... đã mở ra con đường cho doanh nhântrẻ. Làn sóng Internet cũng giúp cho nhiều người còn rất trẻ đứng ra thànhlập doanh nghiệp và phát triển tài năng sáng chói. Trong thế hệ mới các doanhnhân trẻ, có những bộ mặt rất khác nhau. Nhiều người đi theo dấu chân cácbậc đàn anh. Có người lao vào thử thách đầy trách nhiệm và tìm kiếm thànhđạt, sống chết với nghề nghiệp. Họ không chỉ muốn làm tốt hơn, nhanh hơncác bậc đàn anh. Điều cơ yếu là họ có thể làm khác những người đitrước. Họ ý thức rằng các nguồn viện trợ chính phủ và những người làmcông ăn lương ngày càng có nhiều ảnh hưởng đến công việc của họ trongnhững năm tới. Họ phải gõ cửa các cơ quan phụ trách viện trợ của chínhphủ, trước khi lao vào các hoạt động nghề nghiệp.

Một cách nhìn hoàntoàn mới mẻ, mạnh bạo

Khác với các bậcđàn anh đi trước, họ không chấp nhận "trói mình" trong một ngànhnào đó. Ngày nay, ít có các doanh nhân trẻ chỉ bám mãi một ngành. Họ khôngngán ngại thay đổi và biết tạo ra những thành tựu kỳ diệu và gây được ấntượng mạnh ngay trong các ngành nghề truyền thống. Nhà doanh nhân trẻ DenisLerrien rời bỏ công ty con của Amagon để lãnh đạo Sanford Enrope. Anh ta đãgánh lấy trách nhiệm đứng đầu 3000 cán bộ công nhân và đối mặt với nhữngvấn đề mới về chiến lược trong kinh doanh các loại bút máy Waterman hoặcParker.

Một vị hiệu trưởngđã trải qua 24 năm đào tạo 2.000 doanh nhân trẻ, hiểu rõ tâm tư của lớplãnh đạo trẻ, đã đánh giá: "Họ sẵn sàng thay đổi công ty nếu họ cảmthấy bị kẹt trong bước đường thăng tiến của họ". Có người hỏi mộtdoanh nhân trẻ thành đạt: "Anh tiếp cận nghề nghiệp có khác gì các bậcđàn anh đi trước không?". Anh bạn trẻ ấy cho biết: "Tôi muốn trảlời một các chân thật, quả là rất khác". Bởi lẽ theo anh, là nhà lãnhđạo trước hết phải có cách nhìn mới, đó là cách nhìn trong kinh doanh.Đối với họ, khả năng đạt đến các mục tiêu về tài chính rất trọng yếu.Các phẩm chất về quản trị kinh doanh và dự báo luôn ở vị trí hàng đầu.Tính can đảm và sáng tạo xếp hàng thứ hai.

Các nhà lãnh đạotrẻ thường cảm thấy nỗi cô đơn của người chạy dai sức. Cho nên họ thiếttha được gặp nhau, cùng trao đổi kinh nghiệm trong các tổ chức câu lạc bộ.Vượt qua các mạng liên kết các công nghệ mới, họ lao vào các cuộc phiêulưu ít có tính qui ước; quan tâm đến các vấn đề về tư duy có các nộidung triết lý cần cho các hoạt động của họ, coi trọng hơn cả các vấn đềvề tài chính. Trên danh thiếp của người đứng đầu một công ty tin học, anhta không ghi chức vụ chủ tịch - tổng giám đốc, mà còn tự giới thiệu là"nhà lãnh đạo". Bởi lẽ theo anh ta, "chủ tịch - tổng giámđốc" là một vấn đề về qui chế, không phải là một nghề. Nhà lãnh đạo- không có bằng cấp cho công việc ấy. ở tuổi 30 cũng như tuổi 50, nghề đócần phải trải qua tự học hàng ngày mà nên.- Minh Đức tổng thuật

Phẩm chất doanh nhân trẻ phương Tây

Sự khác biệt cơ bản giữa hai thế hệ

(TBKTVN-26/4/02)- Họ là những doanh nhân ở độ tuổi 30 - 40, có những đòi hỏi caonhưng lại bị giằng co về nhiều mặt. Họ mong công ty được quản lý vữngvàng, hướng ra thế giới, thu về lợi nhuận và có các quan hệ về đạo đứcvà xã hội. Niềm khát khao đảm nhận trách nhiệm là động lực mạnh mẽ đốivới họ.

Loic Le Meneur làngười Pháp, 29 tuổi, có ba con, đã thành lập công ty lần thứ ba. Hai công tyđầu tiên anh ta bán được 15 triệu Euro, nhờ đi trước Internet. Từ New Yorktrở về, hiện anh giữ cương vị Chủ tịch Hãng Jokora (cho ra đời các site web),đứng chân tại Bruxelles. Trong cuộc hội nghị vừa qua ở Davos, lần đầu tiênLoic Le Meneur được dự. Tại New York, anh không chỉ tiếp xúc với những doanhnhân cùng thế hệ mà cả với các nhân vật chính trị, tôn giáo hoặc nhữngngười có trách nhiệm về nguồn viện trợ Chính phủ.

Không chịu "tróimình" trong một lĩnh vực

Vậy đó, chàng traitốt nghiệp cao học thương mại ấy đã thăng tiến như diều trên con đườngnghề nghiệp và tự tạo được cho mình một vị trí chính trị. Giới trẻ lãnhđạo các doanh nhân mới ở phương Tây khá xuất sắc và nhanh nhạy. Nghềnghiệp của họ trở nên phức tạp vì hai mươi năm qua, bộ mặt của doanh nhânđã thay đổi. Các ràng buộc tăng thêm nhiều, thời gian càng gia tăng. Nayngười lãnh đạo phải có khả năng đồng thời đáp ứng các đòi hỏi về tàichính và lưu ý đến tầm quan trọng về con người, thậm chí trên quy mô thếgiới.

Tại hội nghị Davos baogồm các nhà lãnh đạo tương lai, có hai đề tài đã đem lại thành cônglớn. Đó là doanh nhân phải có trách nhiệm xã hội và nắm các vấn đề mấuchốt trong việc quản lý có hiệu quả. Các chủ doanh nghiệp ngày nay phải đốimặt với nhiều rủi ro. Hiển nhiên, họ cũng có nhiều lợi thế hơn các lớpđàn anh đi trước. Hầu hết đều tốt nghiệp các trường học lớn. Họ tiêudùng các sản phẩm nổi tiếng thế giới và lớn lên cùng với thị trường. Họtự đặt cho mình trách nhiệm đem lại một chút công bằng trong công cuộc toàncầu hoá. Lớp đàn anh của họ học ngoại ngữ, còn họ thì giao du rộng rãi. Họlàm việc ở nước ngoài và thực hiện các quan hệ với nhiều nước, sống trongmôi trường nhiều nền văn hoá tiếp xúc với những người thuộc nhiều dân tộckhác nhau. Có những người lao vào các thử thách và thành công. Các yếu tốấy chắc hẳn làm cho họ thêm nhạy cảm với các điều được và mất trong việcquản lý con người. Qua thể nghiệm, một giám đốc trẻ bình luận: "Dùxuất sắc đến đâu, không ai có thể làm việc một mình được. Bởi lẽ hoạtđộng trong nền kinh tế tri thức, cần phải thường xuyên trao đổi với nhữngngười khác".

Theo kết quả thăm dòtiến hành trước khi bắt đầu hội nghị ở Davos, trên 50% các ý kiến cho rằngphẩm chất chủ yếu của các nhà lãnh đạo trẻ là khả năng động viên và lôikéo các êkip làm việc. Con mắt nhìn nhận của họ khác hẳn so với lớp đànanh. Toàn cầu hoá không phải là điều ràng buộc quan trọng nhất. Các nhàlãnh đạo trẻ nhất trí rằng họ làm việc nhiều và đầu tư tuổi trẻ cho cuộcsống và sự nghiệp. Như vậy họ đặt lên hàng đầu vấn đề phân xử giữacuộc sống và nghề nghiệp. Theo Loic Le Meneur "Internet ít ra có hiệu lựcđem lại thêm một chút sở thích dấn thân với rủi ro và giảm bớt cái thúkhông làm việc". Sự thật họ làm việc rất căng thăng, ngày ngày phải bayđi mấy nghìn km giữa các thành phố Tây ¢u và Đông ¢u, Tây ¢u và Mỹ, NhậtBản...

Tại sao họ muốn trởthành doanh nhân?

Có những lý do thôngthường như: thừa kế gia tài, tốt nghiệp với bằng cấp nổi tiếng... Nhiềungười thú nhận vì "hận" các ông chủ. Khao khát trách nhiệm cũng làmột động cơ mạnh mẽ. Một hiệu trưởng trường cao đẳng thương mại đã quamười năm đào tạo các doanh nhân, nhận xét có ba nguồn lực thúc đẩy họ:tích độc lập, sức hút của lợi nhuận và niềm ham mê sáng tạo. Họ đòi hỏicao và có một nền văn hoá phát triển hơn so với lớp đàn anh trong những nămhoạt động kinh doanh đầy vinh quang.

Các doanh nhân trẻcũng được hưởng những cơ hội thực sự. Tình hình trẻ hoá các bộ tham mưuở các công ty lớn là một dẫn chứng. ở nước Pháp, các công ty như Thomson,Multimedia, Bouygues Telecom, ClubMed, Vivendi... đã mở ra con đường cho doanh nhântrẻ. Làn sóng Internet cũng giúp cho nhiều người còn rất trẻ đứng ra thànhlập doanh nghiệp và phát triển tài năng sáng chói. Trong thế hệ mới các doanhnhân trẻ, có những bộ mặt rất khác nhau. Nhiều người đi theo dấu chân cácbậc đàn anh. Có người lao vào thử thách đầy trách nhiệm và tìm kiếm thànhđạt, sống chết với nghề nghiệp. Họ không chỉ muốn làm tốt hơn, nhanh hơncác bậc đàn anh. Điều cơ yếu là họ có thể làm khác những người đitrước. Họ ý thức rằng các nguồn viện trợ chính phủ và những người làmcông ăn lương ngày càng có nhiều ảnh hưởng đến công việc của họ trongnhững năm tới. Họ phải gõ cửa các cơ quan phụ trách viện trợ của chínhphủ, trước khi lao vào các hoạt động nghề nghiệp.

Một cách nhìn hoàntoàn mới mẻ, mạnh bạo

Khác với các bậcđàn anh đi trước, họ không chấp nhận "trói mình" trong một ngànhnào đó. Ngày nay, ít có các doanh nhân trẻ chỉ bám mãi một ngành. Họ khôngngán ngại thay đổi và biết tạo ra những thành tựu kỳ diệu và gây được ấntượng mạnh ngay trong các ngành nghề truyền thống. Nhà doanh nhân trẻ DenisLerrien rời bỏ công ty con của Amagon để lãnh đạo Sanford Enrope. Anh ta đãgánh lấy trách nhiệm đứng đầu 3000 cán bộ công nhân và đối mặt với nhữngvấn đề mới về chiến lược trong kinh doanh các loại bút máy Waterman hoặcParker.

Một vị hiệu trưởngđã trải qua 24 năm đào tạo 2.000 doanh nhân trẻ, hiểu rõ tâm tư của lớplãnh đạo trẻ, đã đánh giá: "Họ sẵn sàng thay đổi công ty nếu họ cảmthấy bị kẹt trong bước đường thăng tiến của họ". Có người hỏi mộtdoanh nhân trẻ thành đạt: "Anh tiếp cận nghề nghiệp có khác gì các bậcđàn anh đi trước không?". Anh bạn trẻ ấy cho biết: "Tôi muốn trảlời một các chân thật, quả là rất khác". Bởi lẽ theo anh, là nhà lãnhđạo trước hết phải có cách nhìn mới, đó là cách nhìn trong kinh doanh.Đối với họ, khả năng đạt đến các mục tiêu về tài chính rất trọng yếu.Các phẩm chất về quản trị kinh doanh và dự báo luôn ở vị trí hàng đầu.Tính can đảm và sáng tạo xếp hàng thứ hai.

Các nhà lãnh đạotrẻ thường cảm thấy nỗi cô đơn của người chạy dai sức. Cho nên họ thiếttha được gặp nhau, cùng trao đổi kinh nghiệm trong các tổ chức câu lạc bộ.Vượt qua các mạng liên kết các công nghệ mới, họ lao vào các cuộc phiêulưu ít có tính qui ước; quan tâm đến các vấn đề về tư duy có các nộidung triết lý cần cho các hoạt động của họ, coi trọng hơn cả các vấn đềvề tài chính. Trên danh thiếp của người đứng đầu một công ty tin học, anhta không ghi chức vụ chủ tịch - tổng giám đốc, mà còn tự giới thiệu là"nhà lãnh đạo". Bởi lẽ theo anh ta, "chủ tịch - tổng giámđốc" là một vấn đề về qui chế, không phải là một nghề. Nhà lãnh đạo- không có bằng cấp cho công việc ấy. ở tuổi 30 cũng như tuổi 50, nghề đócần phải trải qua tự học hàng ngày mà nên.- Minh Đức tổng thuật

Xuất khẩu gắn liền môi trường

Yêu cầu đối với các doanhnghiệp vào thị trường Mỹ

TBKTVN- 19/4/02)- Hội thảo"Nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường cho các DNXK sang thịtrường Mỹ" vừa được tổ chức tại Hà Nội, được sự quan tâm của cácDN.

Các doanh nghiệp cần được hỗ trợvề cơ chế, chính sách để có thể vượt qua những thách thức về yêu cầu môitrường trong thương mại quốc tế là những nội dung chính yếu nhất được cácdiễn giả tập trung thảo luận, trao đổi tại cuộc Hội thảo này.

Doanh nghiệp không làm vì chưathấy lợi

Tiến sĩ Trần Hồng Hà, chuyên giatừ Cục môi trường cho biết, Cục đã phối hợp với Trường ĐH thương mại vàVCCI tiến hành một cuộc điều tra trên diện rộng tại các DN thuộc nhiều loạihình khác nhau cho thấy: khó khăn chủ yếu của các DN trong việc đáp ứng cácyêu cầu bảo vệ môi trường của thị trường quốc tế như sau. Về phương phápsản xuất chế biến: 22,35%, ISO 14000: 20, 11%, bao bì và đóng gói: 14,53%, kiểmdịch động thực vật: 13,97%, quy định về sở hữu trí tuệ về động thực vậtvà quy trình sinh học: 12,29%, tiêu chuẩn về sử dụng vật tư và năng lượng:8,38%, nhãn sinh thái: 7,26%, khó khăn khác: 1,12%. Nguyên nhân của những khókhăn này: do thiếu thông tin: 30,77%, thiếu kinh phí: 24,48%, thiếu cơ chế chínhsách và quy định: 23,08%, công nghệ: 20,98%, những nguyên nhân khác: 0,7%.

Hiện nay, bên cạnh một số nhà quảnlý DN đã coi vấn đề bảo vệ môi trường là một trong những ưu tiên trongsản xuất kinh doanh, thì vấn đề quản lý môi trường, tiêu chuẩn môi trườngquốc gia và quốc tế chưa được phần lớn các DN quan tâm. Bà Thanh Hoa, Phòngthương mại và công nghiệp VN cho biết, đại đa số các nhà quản lý DN coiviệc quản lý môi trường như là một gánh nặng đối với công việc quản lýsản xuất kinh doanh của họ, và vì vậy công tác quản lý môi trường chỉđược làm dưới dạng đối phó, thiếu chủ động. Đặc biệt, khái niệm cầnphải có yếu tố môi trường trong các hàng hoá và dịch vụ càng ít đượccác nhà quản lý đưa vào trong các quyết định sản xuất kinh doanh của DN.

"Các DN chưa nhận thức đượcvấn đề thực hiện quản lý môi trường theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốctế không chỉ là áp lực và yêu cầu của thị trường, mà còn là nghĩa vụ vàtrách nhiệm của DN đối với sự suy thoái hệ sinh thái và môi trường khu vực;việc làm tốt công tác quản lý môi trường còn thể hiện đạo đức kinh doanhcủa DN, nâng cao uy tín và hình ảnh của công ty hay sản phẩm của công ty trongcộng đồng...", bà Hoa nói.

Cũng cần phải thấy rằng, cho đếnnày, các quy định về quản lý môi trường và những tiêu chuẩn môi trườngquốc tế chưa được phổ biến đến các DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ(chiếm tới 80% các DN của VN và đóng vai trò chủ đạo trong quá trình CNH vàhoạt động XK). Chính các DN vừa và nhỏ lại có liên quan tới một số hoạtđộng gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường và bị ảnh hưởng nặng nềbởi những quy định về môi trường của các thị trường NK.

Trong quá trình hội nhập vào nềnkinh tế thế giới, với sự ra đời của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm2003, gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2005, chuẩn bị thựchiện Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, có rất nhiều các quy định và tiêuchuẩn liên quan đến môi trường mà các DN chưa tiếp cận được. Hơn nữa,việc đạt được các tiêu chuẩn về môi trường không thể thực hiện đượctrong thời gian ngắn, vì vậy các DN cần phải được cung cấp thông tin về mộtlộ trình thực hiện để từng bước đạt được, trong khi hiện họ lại quáthiếu thông tin, muốn tìm hiểu cũng không biết "lần" đâu ra...

Doanh nghiệp cần chủ động vềmôi trường

Theo lời của chuyên gia từ Vụ chínhsách thương mại đa biên, Bộ thương mại, các DN cần phải coi vấn đề tiêuchuẩn môi trường trong sản xuất, cung cấp hàng hoá và dịch vụ là nhu cầuthiết thân của DN, xuất phát từ lợi ích của chính DN. Trong khi các DN tạicác nước đang phát triển thường cho rằng chi phí môi trường do không nằmtrong giá cả cấu thành sản phẩm nên thường làm giảm sức cạnh tranh của hànghoá, thì tại nhiều nước phát triển, ví dụ như Trung Quốc, các DN chủ độngđầu tư áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường đã đạt được doanhthu gia tăng đáng kể: Công ty sản xuất bóng đèn nổi tiếng Châu Châu năm1984 đã đầu tư 4,3 tỷ USD nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường, từ đó uytín của công ty tăng nhanh và đến năm 1990 đã XK được tới 8 tỷUSD..."Ngay tại Việt Nam, dự án trình diễn kỹ thuật sản xuất sạch hơn (doUNIDO và UNEP tài trợ) triển khai từ 7/1999 đến 8/2000, với sự tham gia của 15công ty, thì có tới 13 công ty thành công (trong đó có Công ty giấy ViệtTrì, Công ty giấy Mai Lan, Công ty bia Ninh Bình). Dự tính 13 công ty này tiếtkiệm được tới 770.000 USD/năm, trong khi chỉ phải đầu tư 140.600 USD",chuyên gia này cho biết.

Khi các thị trường ngày càng"khó tính" hơn, không chỉ yêu cầu về chất lượng sản phẩm mà cònđòi hỏi "sạch hơn" thì các DNXK cần phải tăng cường nghiên cứukhả năng áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 14000, các tiêu chuẩn vềmôi trường của thị trường NK. Mỗi ngành nghề có những tiêu chuẩn kỹ thuậtvà môi trường riêng mà các DN phải chủ động tìm hiểu. Chẳng hạn các mặthàng XK chính của VN sang thị trường Mỹ là nông sản, thủy sản, dệt may, dagiày - đều là những ngành phải tuân theo các yêu cầu về môi trường rấtnghiêm ngặt. Vì vậy, Việt Nam muốn tăng cường XK thủy sản sang Mỹ cần nỗlực áp dụng các tiêu chuẩn quy trình sản xuất HACCP, GMP, SSO, sản xuất vàkinh doanh thủy sản phải tuân theo yêu cầu của Cơ quan quản lý ngư nghiệpquốc gia thuộc Cục quản lý đại dương và môi trường, Bộ thương mại...

Muốn XK vào thị trường Mỹ, cácDNXK Việt Nam phải có nhiều thông tin hơn nữa về sản xuất và kinh doanh mặthàng cần XK. Một ví dụ rất nhỏ sau đây sẽ cho thấy sự chặt chẽ, khắt khecủa thị trường này: mới đây, Cục bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đã đồng ýcho những người nuôi cá catfish sử dụng diuron để diệt tảo xanh trong các aonuôi cá (loại tảo xanh này khi xuất hiện trong ao sẽ làm mất hương vị cánuôi), nhưng chỉ cho phép sử dụng hoá chất của 2 công ty chỉ định và khôngđược sử dụng quá 9 lần trong 1 năm. Điều này cho thấy rằng, ngay cả đốivới bản thân các nhà sản xuất tại Mỹ cũng phải chịu những quy định về môitrường rất nghiêm ngặt, và theo ông Steve Wolfson, chuyên gia EPA, hàng hoá NKtừ các nước khác cũng không nằm ngoài khuôn khổ áp dụng của các quy địnhnày.

Song song với việc nắm bắt thôngtin, các DN cũng cần chú ý đến yêu cầu tìm hiểu vấn đề giải quyết tranhchấp thương mại liên quan đến môi trường. Trong cơ chế WTO, đây là nhiệmvụ của chính phủ, song muốn thực hiện tốt phải có sự phối hợp, trao đổithông tin đầy đủ giữa kênh DN - hiệp hội ngành nghề - chính phủ. Các DN cầnphải chủ động tính tới vấn đề này, đặc biệt trong bối cảnh thương mạiquốc tế đang có nhiều tranh cãi về nhãn sinh thái, dư lượng thuốc khángsinh, hoá chất...- Đức Long


10 nguyên nhân thất bại của DN

10 lời khuyên hữu ích phòng tránhrủi ro

(TBKTVN- 29/4/02)- Các nhà doanh nghiệp (DN) khi thất bạitrong kinh doanh thường chỉ biết đổ tại cho 2 nguyên nhân dẫn đến phá sảnlà nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái và do mình thiếu vốn. Để chốnglại sự thất bại hay phá sản, thực tế chỉ có một phương thức duy nhất: nhàDN phải có ý thức nhanh chóng rút ra bài học từ những thất bại, không phạmnhững sai lầm đã dẫn đến phá sản DN.

Qua thực tế thươngtrường có thể rút ra 10 kinh nghiệm xương máu, cũng tức là 10 nguyên nhânchủ yếu dẫn đến sự yếu kém và thất bại của một DN.

1. Không có sản phẩmmang tính cạnh tranh

Năng lực kinh doanh vàkhả năng thành công của DN phụ thuộc rất nhiều vào ý tưởng của sản phẩmvà đưa ý tưởng vào thực tế thị trường. Đây là một yếu tố cơ bản đầutiên của DN. Các yếu tố khác không thể thay thế và chỉ hỗ trợ được mộtphần nhỏ. Một sản phẩm có tính cạnh tranh không đơn giản là hơn các sảnphẩm khác về giá cả, chất lượng. Điều quan trọng là doanh thu phải đảm bảobù đủ các chi phí, ngoài ra còn đem về lợi nhuận. Điều này áp dụng cho cảcác sản phẩm hàng hoá, các sản phẩm dịch vụ, các ngành công nghệ cao cũngnhư cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thủ công, cá thể. Sẽ chẳng giúp íchđược gì cho nhà DN nếu sản phẩm dù tốt hơn, rẻ hơn mà doanh thu vẫn khôngđảm bảo trang trải các chi phí cần thiết. Như vậy tính cạnh tranh của mộtsản phẩm sẽ không phải do một kế hoạch, một đề án kinh doanh quyết định màhoàn toàn do thị trường quyết định. Rất có thể khi mới thành lập DN, sảnphẩm có tính cạnh tranh thật nhưng sau đó không duy trì được lâu dài. DNnào không có sản phẩm có tính cạnh tranh thì nên rút lui sớm khỏi thịtrường để hạn chế thiệt hại về vốn.

Lời khuyên thứ nhất.Đối với một sản phẩm mới, DN phải hết sức cẩn trọng trong việc đầu tư lớnbởi không biết chắc chắn có hoàn toàn thành công hay không.

2. Chi phí cá nhâncủa nhà DN quá lớn

Nhiều nhà DN, nhất làcác DN nhỏ lầm tưởng mình cũng có quyền hưởng một thu nhập cố định nhưnhân viên. Dường như nhiều nhà DN không biết hoặc biết mà quên rằng mìnhchỉ được hưởng những gì còn lại của DN sau khi trừ mọi chi phí và đầutư. Phần còn lại này đối với thời kỳ đầu của DN là không nhiều, thậm chírất ít, trong khi thu nhập của nhân viên ổn định. Nhiều nhà DN nhận biết khámuộn vì sao các ngân hàng dễ dãi chấp thuận các khoản vay của DN, trong đócó cả phần sử dụng cho mục đích cá nhân như cải tạo nâng cấp nhà riêng,biệt thự của nhà DN. Suy cho cùng điều đó càng làm tăng thêm giá trị tàisản thế chấp là bất động sản của DN tại ngân hàng.

Lời khuyên thứ hai.Nhà DN sẽ không bao giờ phá sản khi chi tiêu cho nhu cầu cá nhân thấp hơnkhoản lợi nhuận làm ra.

3. Sử dụng quá nhiềunhân viên

Chi phí cho nhân viênngày càng chiếm một tỉ trọng lớn và gần như cố định với các DN. Nếu khôngsử dụng và bố trí nhân viên hợp lí thì việc trả lương là một gánh nặngđối với DN. Trong nhiều trường hợp có biến động xấu thì việc giảm kịpthời nhân viên sẽ cứu DN khỏi bị phá sản. Có thể các nhà quản lí vĩ mô,người làm chính sách chế độ không thích thú điều này nhưng thực tế đãchứng minh các DN sớm giảm bớt nhân sự là những DN thành công. Khi một DNthất bại vì có quá nhiều nhân viên, người ta không quan tâm vì lí do xãhội hay không có khả năng quản lí và điều hành nhân viên.

Lời khuyên thứ ba. DNchỉ tuyển nhận một số lượng nhân viên vừa với khả năng quản lí và điềuhành họ làm việc tối đa và hiệu quả.

5. Doanh nghiệp bị xùnợ

Nhiều DN coi việc bịxù nợ là khó biết trước và khó mà tránh được. Điều đó hoàn toàn khôngđúng vì phần lớn các món nợ bị mất đều có nguyên nhân từ một quyếtđịnh sai lầm của DN. Chẳng hạn DN không thu thập đủ thông tin cần thiết vềkhách hàng, DN bỏ qua lời khuyến cáo từ trước, vẫn tiếp tục cung ứng hàngkhi khách hàng vẫn còn nợ cũ tồn đọng. Đặc biệt với những khách hàng mớivà với những thương vụ lớn cần phải có những biện pháp an toàn hay phòngngừa. Các DN ít bị xù nợ vì rất quan tâm đến khả năng tài chính của kháchhàng. Họ sẵn sàng từ chối một hợp đồng kinh doanh khi thấy nghi ngờ hoặc rủiro mất nợ là quá lớn. Các DN đang có khó khăn về kinh doanh, doanh thu thườngdễ dãi tiếp nhận các hợp đồng. Chính sự dễ dãi, coi thường này có thểdẫn đến bị mất nợ và trở thành một cú đòn quyết định gây nên phá sản.

Lời khuyên thứ tư.Hợp đồng tốt nhất của DN chính là hợp đồng kinh doanh mà DN không mạo hiểmvà từ chối thực hiện.

5. Doanh nghiệp bị nợquá nhiều

Nhiều DN, đặc biệtlà khi mới thành lập, thường vay nợ quá nhiều, nhất là khi có điều kiệntiếp cận với các nguồn vốn có tính khuyến khích, hỗ trợ. Nhiều DN nhận biếtquá muộn rằng không phải lãi suất của tín dụng mà thực chất là tổng khốilượng tín dụng phải hoàn trả mới là quyết định sự thành bại của doanhnghiệp. Các hợp đồng vay vốn dài hạn thường là khó khăn lớn cho DN khiquyết định nhầm lẫn nhưng khó có thể giải quyết ngay được. Nhiều DN tínhtoán phiêu lưu, cho rằng sẽ được chiết khấu, tiết kiệm được nhiều thuếnếu tăng cường vay vốn để đầu tư mua sắm, thuê tài chính, thuê máy móc,xe cộ. Điều đó chỉ đúng khi DN sản xuất kinh doanh có lãi và lãi nhiều. Khigặp khó khăn, không tạo ra lợi nhuận thì gánh nợ và vốn vay sẽ là đònquyết định làm cho DN chóng bị phá sản.

Lời khuyên thứ năm.Người giàu không phải là người được sử dụng nhiều tiền vay nợ mà làngười có nhiều tiền sở hữu.

6. Nhà DN quá chú ýđến tiện nghi

Bất kể một tiện nghinào thì nhà DN đều phải chi phí. Các nhà kinh doanh thành công đều bắt đầutừ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến tiện nghi. Trước đây các nhà DN bắtđầu sự nghiệp kinh doanh phần lớn đều từ ngay căn hộ mình đang ở hay nhàkho, nhà để xe được tu sửa. Bây giờ quá nhiều DN trẻ khởi sự lại thíchtiện nghi ngay từ ban đầu, thuê những văn phòng, trụ sở đắt tiền, sangtrọng. Đó là chưa kể những tu sửa tốn tiền, mua sắm đồ dùng văn phòng chohợp với sở thích của mình. Họ quá thiên lệch, thậm chí nhầm lẫn khi chorằng thế mới là cách tạo uy tín nhanh chóng cho DN của mình. Thực ra họ ưathích tiện nghi dường như quên mất rằng chính chất lượng dịch vụ và sảnphẩm của DN mới tạo nên uy tín lâu dài của DN.

Một ví dụ cụ thể lànhiều DN ngay từ đầu đã trang bị một hệ thống tin học khá hoàn hảo với cácmáy tính thế hệ mới nhất nhưng thực ra lại chỉ có nhu cầu sử dụng nhữngchức năng tối thiểu nhất. Không phải nhà DN nào cũng cần có thư ký riêng,lái xe riêng. Không phải DN nào cũng cần có nhân viên đánh máy, nhân viênlau dọn, vệ sinh phòng làm việc. Tất cả những công việc kể trên đều có thểthuê, sử dụng các dịch vụ của các DN khác. Như thế vừa hiệu quả kinh tếhơn, vừa có chất lượng tốt hơn, lại không bị động. Suy cho cùng, nhà DNthành lập DN không phải để nâng cao địa vị xã hội mà là để kinh doanhkiếm nhiều tiền hơn.

Lời khuyên sáu. Mộtdoanh nghiệp có thể thành công bắt đầu từ một nhà để xe, có thể sẽ thấtbại từ một lâu đài.

7. Quá xem nhẹ nhữngthua lỗ ban đầu

Nhiều DN lầm tưởngrằng việc kinh doanh thua lỗ trong những năm đầu tiên thành lập là không thểtránh khỏi. Do đó thường xem nhẹ những kết quả kinh doanh thua lỗ lúc banđầu, không chú trọng tìm hiểu nguyên nhân. Khi nhận biết thì đã quá muộn,DN có thể trên bờ phá sản. Trên thực tế, diễn biến thị trường, khách hàng,kết quả kinh doanh không hoàn toàn theo dự kiến và kế hoạch kinh doanh ban đầucủa DN. Nếu kết quả thua lỗ ban đầu nằm trong trù tính trước thì nguyênnhân thua lỗ vẫn nằm ngoài dự báo. Không phát hiện, phân tích đúng nguyênnhân dẫn đến thua lỗ và không có những biện pháp điều chỉnh chính sáchkinh doanh cho phù hợp càng làm chính sách kinh doanh sai lầm tiếp tục và dẫnđến nguy cơ thất bại.

Lời khuyên thứ bảy.Lợi nhuận không phải là tất cả, nhưng nhà DN không được chủ quan, phải quantâm đến lợi nhuận ngay từ thời kỳ đầu.

8. Chỉ nghĩ đến doanhsố

Rất nhiều nhà DN chỉmải mê nghĩ đến doanh số mà quên mất rằng thực ra mục đích kinh doanh làlợi nhuận chứ không phải doanh số. Nhiều DN mới thành lập đã vội tự hào vềsự phát triển kinh doanh, mở rộng qui mô nhanh chóng. Đặc biệt thể hiện bằngmột vài hợp đồng hay công trình lớn. DN vội vã đầu tư dây chuyền lớn,hiện đại, tuyển nhiều nhân viên. Nhưng kết cục lại đáng buồn. DN chưa cókinh nghiệm tổ chức và điều hành qui mô lớn hơn, nhiều vấn đề mới phátsinh mà chưa có kinh nghiệm. Hơn thế, nhiều khi nhóm khách hàng nhỏ dễ bị saonhãng, thậm chí bỏ rơi. Khách hàng lớn và hợp đồng lớn thì không có. Làmgì với số tài sản và nhân sự mới được đầu tư, tuyển nhận? DN rất dễ cónguy cơ phá sản trong những trường hợp như vậy. Khi các DN lớn tăng doanh số,tăng thị phần, các DN nhỏ và vừa rất khó duy trì hoạt động tốt. Bởi đólà chính sách kinh doanh phù hợp với các tập đoàn, các công ty quốc tếtrường vốn. Tất nhiên nếu không có doanh số thì không thể có lợi nhuận.Nhưng không có nghĩa là doanh số càng cao thì lợi nhuận càng cao. Sẽ rất nguyhiểm cho sự tồn tại của DN nếu doanh số tăng mà lợi nhuận thực tế lại khôngtăng tương xứng. Nếu lợi nhuận vẫn như cũ thì DN phá sản chỉ còn là vấnđề thời gian vì DN sẽ không chịu nổi những chi phí tăng thêm.

Lời khuyên thứ tám.Hay đồng ý trước các đề nghị thì sẽ có doanh số lớn. Nhưng thỉnh thoảngbiết từ chối trước một hợp đồng lớn mới là người làm ra nhiều lợi nhuận.

9. Không lập quĩ dựphòng tài chính

Kể cả những nhà DNcó tài nhất cũng không tránh khỏi có những lúc phán đoán sai diễn biến củathị trường hay có những lúc chịu bất lực trước một biến động mang tínhrủi ro. Những lúc đó, DN nhất thiết phải có những dự phòng tài chính nhấtđịnh, được tích luỹ từ lợi nhuận những năm trước. Kinh nghiệm cho thấy,nếu có biến động, tác động kinh tế lớn thì các ngân hàng, các nhà tàitrợ cũng bị ảnh hưởng và họ cũng hạn chế cho vay. Kể cả khi ngân hàngkhông bị ảnh hưởng thì họ cũng rất cẩn trọng và không đầu tư vào cáclĩnh vực đang có rủi ro. Có nguồn dự trữ tài chính, DN hoàn toàn chủ động,không phụ thuộc vào ngân hàng và tự mình vượt qua những lúc khó khăn,tránh được nguy cơ phải bán một phần hay toàn bộ DN.

Lời khuyên thứ chín.Hãy tiết kiệm và dự trữ tài chính khi DN có thể làm được để tự cứu mìnhkhi gặp khó khăn.

10. Quá tin vào ngườikhác

Nhiều DN thất bại vàphá sản chỉ vì một nguyên nhân đơn giản là quá tin vào người khác. Họđủ các đối tượng, từ nhà tài trợ, đối tác, nhân viên của chính DN đếnkhách hàng. Ví dụ, nếu quá tin vào ngân hàng khi bắt đầu đầu tư, nhưngnửa chừng ngân hàng lại quyết định không cho vay tiếp. Quá tin vào nhân viêncủa mình, DN có thể phải gánh chịu những hậu quả bất ngờ, thậm chí phảinhờ pháp luật hỗ trợ. DN quá tin vào khách hàng cũng có thể bị từ chốinhận hàng, không chịu thanh toán đủ và đúng hạn. Một DN khi hợp tác, liênkết kinh doanh với bạn hàng, đối tác thường quá tin tưởng, thậm chí phómặc cho họ. Thực ra cuối cùng, tất cả là do thiếu cẩn trọng, không có biệnpháp phòng ngừa phù hợp. Người chịu hậu quả chính là DN, thậm chí dẫn đếnphá sản.

Lời khuyên thứ mười.Doanh nghiệp phải luôn cẩn trọng và phải ý thức rằng tự mình chịu tráchnhiệm trước hết về một quyết định kinh doanh.- Hà Linh tổng thuật

Cuộc chiến khuyến mãi

Các công ty thi nhau tung rachiêu giải thưởng lớn

(TBKTVN- 29/3/02)-Kinh doanh hàng tiêu dùng ngày càng trở nên khó khăn hơnvì cạnh tranh. Và một trong những phương thức để các công ty bán hàng tiêudùng lôi kéo khách hàng chính là khuyến mãi. Một ghi nhận cho thấy tại Tp.HCMhiện nay, cạnh tranh trong lĩnh vực khuyến mãi đang trở nên ngày càng khốcliệt.

Tháng 3 năm nay được coi là mộttháng sôi động nhất của các chương trình khuyến mãi, vì trong tháng này cóhàng loạt chương trình lớn. Ví như chương trình của Kodak ngày 20/3 vớigiải thưởng "Hai lựa chọn nhân đôi niềm vui" cùng Kodak. Theo đó,các khách hàng mua phim Kodak thuộc một trong các loại Gold 1000, Gold 2000, Max24/36 sẽ được tặng một cặp pin Kodak AA và nhận một phiếu bốc thăm trúngthưởng. Kết quả trong số trên 30.000 người tham gia vào chương trình này đãcó 20 khách hàng trúng giải nhất với một chuyến du lịch xuyên Việt trị giá10 triệu đồng và 400 khách hàng trúng giải nhì với 400 máy ảnh Kodak.

Ngày 25/3, LG Vina đưa ra thịtrường các sản phẩm dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt và dầu gội đầu trịgầu Double Rich, để các sản phẩm này ngay từ khi nhập cuộc đã tăng sức hấpdẫn, LG Vina đã tổ chức một chương trình ca nhạc thời trang đặc biệt tạiHà Nội và Tp.HCM trong tháng 4/2002 và phát ra 1400 vé mời cho người tiêu dùngtham gia đợt khuyến mãi đặc biệt này.

Ngày 26/3, Công ty Nam Đào, mộtcông ty chuyên kinh doanh các sản phẩm chăm sóc tóc hiệu Wella của Singapore,công bố chương trình khuyến mãi trúng thưởng với 4 giải đặc biệt là xegắn máy Honda Alpha, 4 giải nhất là điện thoại di động Nokia 8850, 4 giải nhìlà máy cassette CD Panasonic và nhiều giải thưởng khác. Công ty Nam Đào cho haycông ty này còn phát ra đến 210.000 thẻ cào và các thẻ này được phát hànhlàm 4 lần mỗi nửa tháng, người tiêu dùng nào mua 1 sản phẩm Wella đượctặng một thẻ cào trúng thưởng ngay.

Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh các giảithưởng khuyến mãi này có thể nói là lên đến cao điểm khi Coca-Cola thôngbáo công ty này chính thức phát thưởng trong dịp cuối tháng này với tổnggiải thưởng trị giá đến 1,8 tỷ đồng cho các khách hàng mua hàng trong dịpTết có tham gia vào chương trình khuyến mãi. Giải thưởng của Coca- Cola là 5căn nhà với mỗi căn trị giá 375 triệu đồng tại khu đô thị mới Phú MỹHưng- Nam Sài Gòn.

Các số liệu của Sở thương mạiTp.HCM cho thấy: chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm nay, Sở này đã nhận đượckhoảng 100 hồ sơ đăng ký khuyến mãi với tổng trị giá giải thưởng là trên30 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này chưa phải là đầy đủ vì trên thực tế,số tiền khuyến mãi còn cao hơn vì nhiều doanh nghiệp ngoài khuyến mãi tạiTp.HCM còn khuyến mãi ở các nơi khác. Ví như Coca- Coal mở chương trìnhkhuyến mãi mà giải tặng 5 căn nhà là dành cho người tiêu dùng từ Khánh Hòatrở vào. Kodak cũng khuyến mãi tặng các chuyến du lịch xuyên Việt cho ngườitiêu dùng ở nhiều tỉnh một lúc. Và cũng theo những số liệu về các chươngtrình khuyến mãi của Sở thương mại Tp.HCM thì dường như khuyến mãi đangngày một gia tăng mạnh mẽ. Nếu như năm 2000, thành phố này có 500 chươngtrình khuyến mãi được đăng ký tổ chức thì năm 2001, con số chương trìnhđăng ký lên đến 650. Và tổng trị giá giải thưởng khuyến mãi của năm 2000chỉ có 190 tỷ đồng trong khi con số của năm 2001 lên đến 280 tỷ đồng, tăngđến 30% về số chương trình và hơn 40% về tổng trị giá giải thưởng. Trongnăm 2001, có những tháng như tháng 11, số tổng trị giá giải thưởng đượcđăng ký lên đến 30 tỷ đồng. Một điểm đáng lưu ý là khoảng 50% trong số100 chương trình khuyến mãi trong 3 tháng đầu năm nay tại Tp.HCM là khuyếnmãi dành cho các sản phẩm tiêu dùng.

Thị trường khốc liệt và ngườitiêu dùng ngày một khôn ngoan hơn đã làm cho các nhà doanh nghiệp ngày càngphải nghĩ ra các chương trình khuyến mãi có sức cạnh tranh hơn. Bà NguyễnThị Hiền, Giám đốc Công ty Mekong chuyên sản xuất các loại bếp gas Sakura chobiết: "Ban đầu chúng tôi định tổ chức chương trình khuyến mãi vớinhiều giải thưởng và tất nhiên tổng trị giá của các giải thưởng sẽ nhỏđi. Nhưng sau đó, theo công ty tư vấn, chúng tôi rút gọn lại, giải thưởngít hơn nhưng trị giá giải thưởng cao hơn. Và chương trình khuyến mãi củachúng tôi đã thành công".

Tuy nhiên, đây là cách thức màmột doanh nghiệp mới bước vào làm khuyến mãi, còn những nơi đã có thâmniên trong tổ chức các chương trình khuyến mãi như Coca-Cola, Tiger, Kodak thìphải luôn nghiên cứu để làm sao đưa ra một chương trình khuyến mãi cótiếng vang lớn nhất. Coca-Cola đã tung ra 1,8 tỷ đồng cho chương trình khuyếnmãi mới nhất. Nhưng họ cũng thay đổi cách làm. Nếu như trước đây, Công tynày thường dập vào nắp lon trúng thưởng một dấu hiệu để khẳng định trúngthưởng nào đó và nếu ai có được nắp lon nước uống trong tay là có thểđạt giải. Cách này đơn giản nhưng làm cho nhiều người tiêu dùng mệt mỏibởi vì nhiều người cứ phải chờ đợi và gặp cảm giác hẫng hụt. Nay, tất cảcác nắp chai nước ngọt của Coca-Cola đều có in hình minh họa phòng khách,phòng ngủ và nhà bếp của căn nhà trúng thưởng. Và khách hàng có thể sưutập đủ bộ ba nắp chai này rồi gửi về cho công ty, sau đó mới bốc thămtrúng thưởng. Tiger thì đưa ra giải thưởng mà mỗi giải là một con ngựabằng vàng thật cho khách hàng vào dịp đầu năm con "Ngựa". Còn Kodakcũng tạo thuận lợi cho khách hàng trúng giải nhất, ai muốn nhận một tour dulịch xuyên Việt trị giá 10 triệu đồng cũng được, còn ai muốn nhận một baolì xì trị giá 10 triệu đồng cũng "chiều".

Trong các chương trình khuyến mãi,các doanh nghiệp cũng cố gắng tạo hình ảnh cho công ty của mình. Ví như LGVina thường tổ chức các chương trình ca nhạc hấp dẫn, các chương trình cómời ngôi sao điện ảnh Hàn Quốc tham gia và phát vé mời hàng loạt cho ngườitiêu dùng sản phẩm của mình để tạo một hình ảnh trẻ trung, vui tươi vàsống động cho các sản phẩm của công ty. Trong khi đó, Fujifilm đang tìm cáchgắn hình ảnh của công ty này với thể thao sau khi được chọn là nhà tài trợphim ảnh chính thức cho World Cup từ 1982 đến nay khi đưa ra chương trìnhkhuyến mãi tặng 500 đồng hồ thể thao. - Anh Thi


Chuẩn bị hàng XK

Các DN tiến hành các bước gì?

(TBKTVN-22/4/02)- Khi DN bắt tay vào XK, một trongnhững vấn đề hết sức quan trọng là phải chuẩn bị sản phẩm XK như thế nào.

Trước hết DN phải cân nhắc việcchuẩn bị các sản phẩm XK. Sản phẩm phải thỏa mãn những yêu cầu gì của phíanước ngoài; có nên thay đổi sản phẩm thị trường nội địa bán ra nướcngoài hay đưa ra một sản phẩm mới?

Họ cũng phải cân nhắc nét đặctrưng của sản phẩm: mẫu mã, màu sắc, bao bì, kích cỡ, nhãn hiệu và bảohành... Cũng cần cân nhắc dịch vụ đặc biệt ở nước ngoài trước khi bán vàsau khi bán hàng. Cuối cùng là những dịch vụ và sửa chữa của DN.

Khi đưa sản phẩm ra thị trườngnước ngoài có thể phải sửa đổi cho phù hợp với những quy định của Chínhphủ, điều kiện địa lý, môi trường khí hậu và sở thích của khách hàng.Nên quan tâm các quy định của nước mà DN sẽ XK như quy định bảo hộ hàngnội địa; bảo vệ sức khỏe, môi trường. Cũng nên quan tâm tới mức sinh hoạt,đời sống, trình độ giáo dục ở nước sở tại

Doanh nghiệp cũng nên căn cứ vàothị trường để có đủ tầm cỡ đủ mức cho một công ty xác định được giáthành trực tiếp và gián tiếp liên quan đến việc sửa đổi sản phẩm cho thíchứng với thị trường. Công ty cũng nên ước định những tổn phí phải gánhchịu và những thu nhập dự trù gia tăng do việc sửa đổi sản phẩm, mặc dùnhững điều này ban đầu khó có thể xác định được. Việc quyết định sửađổi một sản phẩm cho thích ứng với thị trường thường căn cứ một phần mứcđộ quan hệ của công ty với một thị trường nhất định. Bởi vì những DN cómục đích ngắn hạn sẽ có cái nhìn khác hẳn với một DN có mục đích dàihạn.

Về thiết kế và tạo lại mẫu mã.Nên thêm vào những sửa đổi liên quan đến văn hóa và sở thích của ngườitiêu dùng. Cũng nên quan tâm đến những điều kiện cơ bản buộc sản phẩmphải thay đổi. Ngay cả việc sử dụng các chỉ số đo lường cũng rất quantrọng. Vì chi phí chuyên chở thường được đánh giá qua trọng lượng vàkhối lượng và sẽ tốn nhiều tiền cho các hãng vận chuyển. Thế nên các côngty nên xem xét vấn đề gửi hàng rời để giảm thiểu chi phí giao hàng.

Về việc đóng nhãn hiệu, dán nhãnhàng và đóng gói, những người tiêu dùng thường quan tâm đến vấn đề này.Do đó, các công ty nên quan tâm xem có nên dùng nhãn hiệu quốc tế hay địaphương cho các sản phẩm XK của mình để tăng giá trị và phân biệt một sảnphẩm hay không. Những màu sắc sử dụng trên nhãn hàng và bao bì có làm chokhách hàng không thích hay hấp dẫn khách mua hàng nước ngoài hay không. Vínhư một số màu sắc liên quan đến sự chết chóc, quốc kỳ hay các yếu tố vănhóa khác. Nên lưu ý đến luật pháp hay tập quán bắt buộc những nhãn hiệuhàng hóa có thể được thực hiện bằng những ngôn ngữ chính thức hay nhữngngôn ngữ bình thường hay không.

Các công ty cũng nên lưu ý xem cóphải cung cấp thông tin về nội dung sản phẩm, quốc gia xuất xứ hay không.Những đơn vị trọng lượng và đo lường có được ghi bằng đơn vị địaphương hay không. Nên quan tâm đến việc tìm hiểu các thị hiếu và sự amtường về địa phương trong nhãn hàng hóa hay không. Nên lưu ý đến việcbảo vệ sản phẩm và tên nhãn hiệu của mình. Công ty phải tuân thủ luật phápđịa phương về bằng sáng chế, bản quyền và nhãn hiệu thương mại. Nên cósự tư vấn của các luật gia và các nhà tư vấn địa phương.

Khi lắp ráp sản phẩm, các công tynên tạo sự dễ dàng trong việc lắp đặt sản phẩm ở nước ngoài. Cần cung cấpcho khách hàng đầy đủ các tài liệu và chỉ dẫn cần thiết để sử dụng sảnphẩm và nên dịch ra tiếng địa phương. Nên quan tâm đến các dịch vụ bảohành và sửa chữa sản phẩm khi XK ra nước ngoài.- An Dung

Tạo uy tín cho thươnghiệu

Khách hàng quyết định thươnghiệu

(TBKTVN-19/4/02)- Thương hiệu hàng hóa thànhcông trong thị trường không nhất thiết phải tốn tiền quảng cáo rầm rộ. Đãcó nhiều ví dụ trong thực tế chứng minh điều đó như thương hiệu cà phêllly, thương hiệu "The body 'hop".

Trước hết phải có một chiến lượckinh lâu dài và một chương trình marketing, xúc tiến giới thiệu sản phẩm phùhợp. Tên tuổi và dấu ấn của các thương hiệu hàng hoá sản phẩm cần phảiđược tồn tại và chiếm một vị trí trong tiềm thức người tiêu dùng. Đểmỗi sản phầm hàng hoá hay dịch vụ chiếm lĩnh một chỗ đứng, đầu tiên phảiđược người tiêu dùng chấp nhận và xếp vào loại có giá trị sử dụng.

Để được người tiêu dùng chấpnhận, trước hết sản phẩm phải đem lại cho đối tượng người tiêu dùng cảmgiác là "thật" và "đáng tin cậy". Người nào hiểu rõ nhucầu của nhóm đối tượng khách hàng của mình và có những sản phẩm hànghoá, dịch vụ phù hợp tương ứng thì sẽ nhanh chóng thu hút và tạo ra đượcsự tin cậy từ phía khách hàng. Nếu chiến lược marketing bị thay đổi thườngxuyên, mỗi lần định hướng theo một nội dung hay đối tượng khác nhau thì DNkhó xây dựng các mối quan hệ bền vững với khách hàng.

Để tạo uy tín cho thương hiệu sảnphẩm, có thể áp dụng các biện pháp ít chi phí. Thương hiệu cà phê llly củaThuỵ Sĩ là một ví dụ. Hãng kinh doanh cà phê này đã có ý thức xây dựngthương hiệu thông qua việc tăng cường ý thức về chất lượng của ngườitrồng cà phê ở các nước thế giới thứ ba. Nhà sản xuất được nghe, xem cácbài giới thiệu, thuyết trình về cà phê, cách chăm sóc, dưỡng cây, kỹ thuậtthu hái, bảo quản và chế biến trong đó hạn chế tối đa dùng hoá chất. Quađó sẽ hình thành trong tiềm thức người trồng chất lượng cà phê và họphải duy trì. Đồng thời từ phía những người trồng cà phê cũng phải chứngtỏ cho khách hàng có trình độ thưởng thức cao. Cứ như vậy, tiếng lành đồnxa, cà phê llly trở nên nổi tiếng với một nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, khôngdùng hoá chất, chất lượng bảo đảm. llly không thực hiện quảng cáo thườngxuyên trên các phương tiện thông tin, truyền thông mà thay vào đó là chủ ýtổ chức các buôỉ họp báo, giới thiệu sản phẩm, trưng bày tại hội chợtriển lãm. Và chính các phóng viên báo đã góp phần đáng kể tạo ra têntuổi của thương hiệu cà phê này. Bên cạnh đó llly thiêt kế riêng cho cácquán cà phê của mình loại máy pha espresso riêng, đặt tách uống cà phêriêng. Tại đó cũng thường xuyên được tổ chức các buổi thuyết trình, nóichuyện, họp báo. Không nhất thiết là về nội dung cà phê nhưng bao giờ cũngcó uống cà phê llly.

Triết lý kinh doanh của llly thứnhất là nhà kinh doanh phải rất có ý thức cao về thương hiệu sản phẩm củamình, coi đó là vấn đề sống còn thì mới có những đầu tư xứng đáng; thứhai là sản phẩm của nhà kinh doanh cũng phải tốt nếu không thì mọi hoạtđộng marketing, quảng cáo khuếch trương chỉ là lừa dối và không thể thuyếtphục được khách hàng lâu dài; thứ ba là cần có chuyên gia giỏi vềmarketing, đặc biệt là về tổ chức giới thiệu sản phẩm ra ngoài công luận;thứ tư là cần phải có thời gian, vì thương hiệu có thực sự nổi tiếng cũngphải thể hiện qua sự bền vững với thời gian.

Một thương hiệu không thể có têntuổi sau một thời gian quá ngắn mà cần có sự quan tâm xây dựng thườngxuyên. Chỉ bằng các hình thức quảng cáo kinh điển thông thường thì họ mớitiếp cận định hướng của người tiêu dùng. Để người tiêu dùng chủ độngtìm đến hàng hoá, cần phải có niềm tin. Để giữ được khách hàng lâu dàicần phải thuyết phục và tạo ra sự khác biệt nổi trội đối với hàng hoá.- HàLinh

Lời cảnh báo trước CEPT

Các doanh nghiệp cần chuẩn bị gì?

(TBKTVN-25/3/02)- Mặc dù Hiệp định CEPT (Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lựcchung) được ký cách đây hơn 2 năm, nhưng rất ít DN Việt Nam biết đếnnhững điều khoản cũng như những ảnh hưởng của Hiệp định này đối với họ.Hiệp định CEPT tạo nên một bước chuyển biến cơ bản đối với hệ thống thuếvà tác động mạnh đến tầm vĩ mô cũng như vi mô của kinh tế Việt Nam. Hiệpđịnh sẽ mang lại lợi thế cho một số DN nhưng cũng tạo ra những bất lợi choDN khác.

Dưới đây là nhữngý kiến tư vấn của ông Richard Irwin, Giám đốc tư vấn thuế văn phòng Tp.HCMcủa Công ty Pricewaterhouse Coopers về CEPT.

Các DN cần hiểu rõCEPT là gì?

Mục tiêu của CEPT làgiảm thuế NK trên hầu hết hàng hoá buôn bán giữa các nước thành viên xuốngđến mức tối thiểu từ 0% đến 5%. Việc giảm thuế quan theo CEPT được thựchiện theo từng giai đoạn nhưng phải hoàn tất vào năm 2006.

Năm 1996, Biểu thuếCEPT bắt đầu được áp dụng tại Việt Nam. Danh mục hàng hoá được áp dụngthuế suất theo Biểu thuế CEPT được Chính phủ VN ban hành và bổ sung địnhkỳ, thông qua việc quy định các thuế suất NK mới hoặc bổ sung các mặt hàngNK mới. Ngày 6/6/2001, Chính phủ VN ban hành NĐ 28, quy định Biểu thuế CEPT ápdụng đối với hàng hoá NK từ các nước ASEAN trong năm 2001. Theo đó, danh mụchàng hoá được áp dụng thuế suất CEPT đã gia tăng từ 4.230 mặt hàng (năm2000) lên đến khoảng 5.500 mặt hàng (năm 2001), chiếm hơn 80% tổng số mặthàng được cắt giảm thuế theo mục tiêu mà Hiệp định CEPT nhắm tới khi hoàntất vào năm 2006. Trong danh mục hàng hoá được áp dụng thuế suất CEPT năm2001, thuế suất NK cao nhất là 20%, số mặt hàng được áp dụng các thuế suấttừ 0% - 5% chiếm khoảng 70% tổng số.

Mặt hàng nào đượcáp dụng CEPT?

Theo Thông tư số 52của Bộ tài chính, năm 2001, các mặt hàng NK hưởng thuế suất, phải hội đủcác điều kiện sau. Một là hàng hoá phải nằm trong Danh mục hàng hoá đượcáp dụng thuế suất CEPT ban hành theo Nghị định 28. Hai là hàng hoá phảiđược NK trực tiếp vào Việt Nam từ một trong 9 quốc gia thành viên ASEAN(Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore và TháiLan). Hàng hoá phải có giấy chứng nhận xuất xứ kèm theo để chứng minh chúngthực sự được NK từ một nước ASEAN. Ba là hàng hoá NK phải đáp ứng cácyêu cầu về "tỉ lệ xuất xứ" hoặc "tỉ lệ nội địa hoá"đối với hàng hoá NK. Cụ thể, ít nhất 40% nguyên liệu dùng để sản xuấthàng hoá phải có nguồn gốc từ quốc gia NK. Tỷ lệ này được tính theo côngthức chung của Hiệp định.

Đối với hàng hoánằm trong danh mục hàng hoá được áp dụng thuế suất CEPT, khi thuế suấtđược NK theo Quan hệ thương mại bình thường (NTR), thấp hơn thuế CEPT thìthuế suất theo NTR được áp dụng. Trong những tháng đầu năm 2002, nếu các DNNK hàng hoá đã nộp thuế NK theo thuế suất cao hơn biểu thuế CEPT năm 2001,thì sẽ được cơ quan thuế xem xét và thoái trả số tiền thuế chênh lệch.

Ông R.Irwin nhận xét,hiện nay rất ít DNVN nắm vững lịch trình giảm thuế theo Hiệp định CEPT, mặcdầu thời điểm hoàn tất rất cận kề. Sự thiếu chuẩn bị của các DN đang trởthành mối lo ngại ngày càng gia tăng đối với Chính phủ VN.

ảnh hưởng của CEPTđối với DNVN

Điểm bất lợi chủyếu cần xem xét là những mặt hàng mà các DNVN sản xuất và hiện được Chínhphủ bảo hộ tích cực bằng việc ấn định thuế suất NK cao, thì đều là nhữngmặt hàng có thể NK từ các nước ASEAN. Khi thuế suất NK bị cắt giảm theo CEPTthì sự bảo hộ này không còn nữa. Các DN sẽ phải chấp nhận sự cạnh tranhbình đẳng với những nhà sản xuất của các nước khối ASEAN. Họ có năng lựcsản xuất, kinh nghiệm tiếp thị và chất lượng hàng hoá đều vượt trội hơn.Nếu các DNVN không chuẩn bị tốt sẽ bị mất dần thị trường. Khách hàng sẽchuyển sang mua hàng hoá NK có giá rẻ hơn và chất lượng có thể cao hơn. Nhưvậy CEPT là lời cảnh báo để các DNVN khẩn cấp cải tiến khả năng sản xuấttrước năm 2006 (hoặc có thể sớm hơn nữa).

Một số DN đã vàđang ra sức vận động Chính phủ VN duy trì biểu thuế suất cao để bảo hộhàng hoá nội địa và trì hoãn việc thực hiện CEPT. Tuy nhiên, Bộ tài chínhđã khẳng định việc cắt giảm thuế quan theo CEPT sẽ được thực hiện nghiêmtúc theo lịch trình đã thỏa thuận. Tất nhiên, CEPT không chỉ tác động mộtchiều. Nó cũng đòi hỏi các quốc gia khác phải đồng thời cắt giảm thuếsuất NK của họ. Vì thế, các nhà sản xuất ở các nước ASEAN cũng phải cạnhtranh với hàng hoá NK từ VN. Chi phí lao động tương đối rẻ cùng với việc XKhàng hoá có giá thành thấp của VN sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh tại cácnước ASEAN.

Một quy trình nhỏ củaCEPT là Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO) - hợp tác giữa ít nhấtlà hai công ty tại hai quốc gia thành viên ASEAN. Sản phẩm AICO sẽ đượchưởng ngay thuế suất ưu đãi từ 0% -5%. Ông Irwin nhấn mạnh: để tham gia AICO,các công ty phải được thành lập và hoạt động tại một quốc gia thành viênASEAN; phải có tối thiểu 30% cổ phần quốc gia và phải cam kết chia sẻ, đónggóp nguồn lực hoặc những hoạt động hợp tác công nghiệp khác được cácquốc gia tham gia chấp nhận.- Tú Uyên


Biến thất thế trở thành lợi thế

Sự kiện Catfish: rủi thành may? TBKTVN- 13/3/02)- "Cuộc chơi"trong cơ chế thị trường trên tiến trình hội nhập toàn cầu hoá được báođộng đầy khốc liệt nhưng hoá ra cũng nhiều lý thú. Sự kiện Catfish trởthành bài học "nhớ đời" trong tiến trình hội nhập, làm cho nhiềugiới, nhiều ngành phải lo ngại và cảnh giác. Thế nhưng thông tin mới nhất chobiết từ sự kiện đó mà con cá tra, basa của Việt Nam được nhiều cái lợihơn hại.

Việc giới chủ trại và Hiệp hộicác chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA) mở hàng loạt chiến dịch chống cá tra, basanhập vào thị trường Mỹ đã dẫn đến việc Thượng viện Mỹ thông qua điềuluật SA 2000 trong dự luật HR 2330 cấm sản phẩm cá da trơn Việt Nam nhập vàothị trường Mỹ mang tên catfish (CF).

Từ thịtrường, cá tra, basa đi vào nghị trường

Sự việc này được các phươngtiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước loan tin ầm ĩ, vô tình đã làmcho cá tra, basa Việt Nam trở nên nổi tiếng. Đặc biệt, được người tiêudùng và giới kinh doanh các nước, nhất là Mỹ biết đến nhiều hơn. Sự việcnày đã gây bất bình cho một số nghị sĩ và tập đoàn nhập khẩu cá của Mỹ,họ lên tiếng ủng hộ Việt Nam.

Trước sức ép của phía Mỹ, hiệncác doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, ba sa Việt Nam đã xin đặt tên mới cho hailoài cá này với các tên gọi: Hypo basa, Sutchi basa... Mới đây, Tập đoànsiêu thị thực phẩm lớn nhất Bắc Mỹ (SYSCO) đã chứng nhận cho Công ty Agifish(Công ty cổ phần XNK thuỷ sản An Giang) đủ điều kiện sản xuất vệ sinh antoàn thực phẩm để bán hàng vào thị trường Mỹ. Nếu tập đoàn này mua hàngViệt Nam thì tên gọi sản phẩm cá tra, basa không phải là catfish cũng chẳngsao. Bởi vì sản phẩm đã được bán theo thương hiệu của SYSCO, nếu khôngthì mang các tên mới đang đề xuất.

Từ sự kiện catfish, các doanh nghiệpAn Giang rút kinh nghiệm không để lệ thuộc vào thị trường Mỹ quá mức nhưtrước nên đã lên đường đi tìm thị trường mới. Kết quả là đã kýđược các hợp đồng xuất cá tra, basa sang các thị trường châu ¢u, Nhật,Australia. Tại nơi sản xuất, các doanh nghiệp cũng tiến hành sản xuất nhiềumặt hàng giá trị gia tăng mới như cá tra, basa như khô cá ăn liền, xúc xíchcá, cá chà bông, cá kho tộ, cá hun khói...

Đặc biệt trong con cá tra, basa hàmlượng mỡ rất cao, từ trước đến nay được để lại chung phần đầu bán hayép lấy mỡ nước bán cho dân nghèo hoặc làm phế phẩm thức ăn gia súc. Mớiđây, qua nghiên cứu của Phân viện Công nghệ thực phẩm đã phát hiện trongmỡ cá basa có giá trị dinh dưỡng rất cao vì có chứa Omega 3, mà trong cácloại dầu mỡ khác không có. Hơn thế còn có cả axits DHA là chất đóng vaitrò quan trọng trong sự phát triển của não và tế bào võng mạc mắt ở trẻ em.Như vậy, giá trị mỡ cá còn là dược liệu cho giá trị kinh tế cao.

Nhân đà, AnGiang thừa thắng xốc tới

Năm 2001, An Giang có 1.300 ha nuôithuỷ sản các loại ở chân ruộng và ao hầm và 3.300 bè cá với tổng sảnlượng thuỷ sản nuôi đạt 84.000 tấn. Trong đó sản lượng cá tra, basa chiếmkhoảng 80%. Các tỉnh bạn, sản lượng cá tra, ba sa ít hơn nhiều. Năm 2001, AnGiang xuất khẩu 12.000 tấn thuỷ sản các loại, tăng 82% so năm 2000, nhưng giátrị chỉ tăng 47% do các doanh nghiệp xuất khẩu trong vùng cạnh tranh kém lànhmạnh chào hàng hạ giá làm cho giá xuất bình quân giảm. Chẳng hạn, năm 2000,giá xuất bình quân mặt hàng cá basa 4,2 USD/kg, nhưng năm 2001 chỉ còn 3,58USD/kg; cá tra từ 2,99 USD/kg, rớt xuống còn 2,6 USD/kg. Trong khi đó, cơ cấumặt hàng xuất khẩu của An Giang chủ yếu là cá tra chiếm 74%, cá basa chiếm13,5% tổng lượng hàng xuất khẩu năm 2001. Sau vụ cá năm 2001, hàng loạt chủbè, ao hầm phá sản vì hàng dội chợ giảm giá gây thua lỗ phải bán bè trảnợ, thậm chí bỏ trốn. Đây là thực trạng đã được cảnh báo nhiều năm,nhiều lần.

Năm 2002, tính An Giang khuyến cáocác hộ hạn chế nuôi cá tra, basa và các loài cá khác nếu không ký đượchợp đồng với công ty xuất khẩu để bao tiêu sản phẩm. Tổng sản lượng cánuôi đạt khoảng 73.000 tấn, bằng 86,5% so năm 2001, xuất khẩu thuỷ sản 13.000tấn (tăng 1.000 tấn). Cùng với việc tiến hành ký hợp đồng với hộ nuôi cá,tỉnh còn hạn chế số bè phát sinh bằng cách không cấp phép đóng mới cho bèdưới 20 tấn... Vừa qua, Agifish còn tổ chức hội nghị thành lập các doanhnghiệp sản xuất và xuất khẩu cá tra, basa thành CLB hay hiệp hội để đoànkết, chấm dứt nạn cạnh tranh thiếu lành mạnh tự "hại " nhau.

Với những tín hiệu từ thị trườngthế giới và nỗ lực của chính quyền, doanh nghiệp cho thấy, tình hình sảnxuất và tiêu thụ cá tra, basa của các tỉnh ĐBSCL từng bước được chấnchỉnh. Thực tế, với sản lượng vài chục ngàn tấn cá tra, basa philê của cácDN xuất khẩu thuỷ sản ĐBSCL chưa thấm vào đâu so với nhu cầu thế giới, chưakể thị trường trong nước cũng rất tiềm năng. Sở dĩ hàng xuất không được,hạ giá là do từ trước đến nay các DN làm ăn kiểu ăn xổi ở thì. Họ chỉbiết có đơn vị và địa phương mình, sẵn sàng hạ nhau bằng chiêu giảm giátranh giành khách hàng. Người nuôi thua lỗ còn bị đổ thừa là do tự phát.Thực tế, nếu các DN chịu hợp tác và tìm thị trường mới thì có tự phátthêm nhiều nữa cũng không đủ cung ứng. Nay tính thành lập CLB hay hiệp hội,nhưng liệu có khống chế được những vấn nạn mắc phải như từ trước đếnnay khi mà CLB hay hiệp hội mà thực chất chỉ là một tổ chức nghề nghiệp. Vậylấy đâu ra quyền hành áp chế và buộc các đơn vị tuân theo luật do mìnhđề ra? Vấn đề này cần có sự can thiệp của Bộ thuỷ sản, Bộ thương mại,Bộ NN & PTNT...

Thị trường trong nước hiện đangbỏ trống từ Tp.HCM trở ra Bắc. Không cần sản phẩm đông lạnh hay các mặthàng giá trị gia tăng, mà chỉ riêng cá tra, basa làm khô cũng có thị trườnglớn ở Tây Nguyên, miền Đông và miền trung du hay Tây Bắc khu vực phía Bắc.GSTS Võ Tòng Xuân, hiệu trưởng trường Đại học An Giang kể rằng lần nào đicông tác miền núi phía Bắc ông cũng mang theo thật nhiều khô tặng bà con dântộc thiểu số. Ai cũng thích và quý vì miền núi thiếu cá và muối, ăn cákhô vừa được ăn cá, vừa được ăn muối.

Tổ chức sản xuất kinh doanh lại cònlà việc bố trí mùa vụ thu hoạch rải đều chứ không tập trung vào cuối nămnhư vừa qua, khiến ứ thừa, trong khi thị trường khan hiếm lại không có cábán. Khi ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với chủ nuôi cá, chỉ định ngàyxuống giống và thời gian thu hoạch, không thực hiện đúng cuối vụ không thumua. Một vấn nạn nữa cần giải quyết là thời điểm thu hoạch cá là vào mùalũ rút. Nguồn nước nhiễm bẩn, cá thường chết hàng loạt nhưng không đượcxử lý mà hốt đổ xuống sông gây ô nhiễm nặng như làng bè Mỹ Hoà Hưngđang phải gánh chịu.- Nhật Lệ

Tiếp thị - con dao hai lưỡi

Hai quan điểm đối lập trênthế giới

(TBKTVN- 18/1/02)-Tiếp thị quá nhiều "giết chết" sự tiếp thị! Quyển sách "No Logo- Phi biểu trưng", bán rất chạy gần đây của nhà báo nữ người CanadaNaomi Klein đã đưa ra một thông điệp như vậy, mặc dù điều đó đã lặp đilặp lại hoài. Tác giả nói tỉ mỉ về sự chi phối của công tác tiếp thị đốivới thế giới ngày nay. Tác giả mỉa mai rằng "Pepsi chẳng đã có ý địnhdàn trải sự uy hiếp của tập đoàn ấy lên bề mặt mặt trăng".

Naomi Klein đả phá các phương phápsử dụng để can thiệp vào cuộc sống của con người và qua đó chúng nhưnhững áp lực đè nặng lên các lựa chọn của người tiêu dùng và sự tự docủa họ, nhất là tự do về tinh thần.

áp đặt tiếpthị - áp đặt nền văn hoá

Tác giả viết: "Hãng Oréal tạonên một biểu trưng lý tượng hoá về người phụ nữ. Hãng Nike áp đặt mộtphong cách trở nên ràng buộc, các trang phục của Tommy Hilfager đã mê hoặcgiới thanh niên hiện nay như những nhãn hiệu - bùa mê". Với sự chỉ tríchkhông ngớt lời với một sự tiếp thị nào đó của các nhà cung ứng, Naomi Kleincho rằng đã có những nhãn hiệu phát huy trái với lẽ thường vai trò rao hàngcủa những kẻ đem phân phát lợi nhuận. Theo bà, kiểu cách dán nhãn ấy rốt cuộc sẽ xâm chiếm cả thế giới riêng tư. Cứ như vậy, các nhãn hiệu áp đặtcác biểu trưng của chúng lên các nền văn hoá... sân khấu nghệ thuật bị xâmchiếm bởi các nhãn hiệu muốn lấn tới dành lấy vai trò của nghệ thuật".Cuốn sách cũng đặt ra vấn đề trách nhiệm của người làm tiếp thị và vôsố các điều vi phạm rốt cuộc gây bất lợi cho họ nhất là trong khi dẫn đếnnhững sự kháng cự về mặt văn hoá.

Trong cuộc sống quả thật đang cóthêm ngày càng nhiều những người chống toàn cầu hoá, hoặc đấu tranh vì sinhthái học. Những người tiêu dùng bình thường mong muốn một không gian"phi hàng hoá", không bị các nhãn hiệu gây áp lực, không ưa nhữngđiều nhốn nháo, thậm chí có thể quá lời lên án những gì họ cho là thôthiển. Phản ứng lại, Renaud Degon, Giám đốc kế hoạch chiến lược của MeCenn ởParis, đặt ra câu hỏi: "Sự tìm kiếm các xúc cảm từ các nhãn hiệu đãquá bị lạm dụng rồi chăng? Và người tiêu dùng có dễ bị tổn thương nhưNaomi Klein đã miêu tả? Việc tạo nên các xúc cảm bởi các nhãn hiệu đápứng các mong đợi mới của một xã hội đang tiến triển... Có nhiều nhãn hiệucác loại hàng tiêu dùng phổ thông, xét từ ý nghĩa chiến lược của chúng,căn cứ vào các điều khác biệt có tính khách quan hoặc gợi cảm về các sảnphẩm ấy. Sự tìm tòi và đổi mới ở đây đã có tác dụng thuyết phục đốivới người tiêu dùng. Khách hàng vẫn nắm quyền phân xử, bởi lẽ thái độkhông mua hàng biểu hiện cho sự không vừa ý. Nhãn hiệu phải được xây dựngtừ các quy tắc ứng xử nhằm làm sao cho biểu trưng đúng là một thứ dấuchứng thực trống rỗng đối với sự cảm xúc, mà thực sự thiết lập được mộtmối liên hệ, một ý thức quan tâm".

Sáng tạo vàthẩm mỹ không thể thiếu

David Smirov, Chủ tịch sáng lập hãngquảng cáo Smirov lên tiếng: "Tôi không nghĩ đã có việc sử dụng phổ cậpmột thứ tiếp thị trơ tráo như Naomi Klein tố cáo. Sự tìm tòi có tính sángtạo, tính thẩm mỹ của sản phẩm hoặc nữa công nghệ đã có vai trò quyếtđịnh qua nhiều nhãn hiệu (Helly Hanson, Rip Curl...) được làm lại cho thíchhợp. Cách quảng cáo ấy đã được giới trẻ tuổi quan niệm như một sự dànxếp cân bằng hoá giữa một nhãn hiệu và các nghệ sĩ. Nói chung, trên cácmục tiêu rất nhạy cảm ấy, đó là điều hoàn toàn trái ngược lại với cáchphổ cập một "kiểu may đo sẵn" về tư duy hoặc về tiêu dùng. Rốtcuộc là đưa ra một cuộc trình diễn với các mục tiêu thích ứng hoặc khôngthích hợp".

Yves Bardon, Giám đốc Viện nghiêncứu Essentiel ESM cho rằng Naomi Klein than phiền tình hình sa sút về văn hoá bịsử dụng làm đạo cụ cho thời trang thì có gì mới mẻ đâu. Và rằng bà tachống lại sự quảng cáo, vốn đã quên là quan niệm về văn hoá như một khốinguyên vẹn các tri thức đang có khuynh hướng mất đi. Sự tiêu dùng đạichúng là một mảnh đất tốt để tìm tòi nghiên cứu. Mỗi nhãn hiệu đưa ramột thế giới văn hoá và cắm sâu các rễ của nó trong một thần tượng đểnói lên trực tiếp với người tiêu dùng. Bởi lẽ dấu hiệu văn hoá có đượcmột sức mạnh nêu cao giá trị của đối tượng tiêu dùng và tạo nên một tácđộng gây xúc cảm. Đó là sự nhận diện và thích ứng tức thời của dấu hiệuvăn hoá vốn dẫn đến quyết định mua hàng. Dấu hiệu văn hoá càng có tínhchất là một hình mẫu lý tưởng thì quyền năng của nhãn hiệu càng lớn. Vănhoá càng sinh động khi nó như thể một kho chứa, một máy phát tạo điều kiệncho các nhãn hiệu có sức trường tồn, phổ cập. Không hề là một đạo cụ củathời trang đối với xã hội tiêu dùng. Trái lại văn hoá là nguồn gốc của nóvà tồn lưu trải qua cuộc chiến giữa các nhãn hiệu, phát sinh từ sự xung độtcủa các thần tượng và các hình mẫu lý tưởng. Sức sống phi định chế ấy,chính sức mạnh và cơ may về văn hoá rốt cuộc có được tính chất đạichúng.- Minh Đức tổng thuật


Tổ chức hoạt động doanh nghiệp

Các DN vừa và nhỏ càng cần có tổchức

(TBKTVN- 24/12/01)- Cácưu thế truyền thống của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là có tính linh hoạtrất cao, có khả năng đưa ra các quyết định rất nhanh chóng kịp thời, có sựgẫn gũi thường xuyên quan hệ trực tiếp giữa người chủ doanh nghiệp và cácnhân viên, người lao động của doanh nghiệp.

Với các doanh nghiệp nhỏ và vừanày thì người ta hình như lãng quên đến khả năng, trình độ tổ chức củanhà doanh nghiệp. Thế nhưng khi doanh nghiệp bắt đầu phát triển và tăngtrưởng về quy mô, số lượng nhân viên, người lao động cũng tăng theo thìcác cơ cấu tổ chức hoạt động của doanh nghiệp cũng phải phù hợp.

Bắt đầu từ một qui mô tối thiểunhất định, doanh nghiệp cần phải được tổ chức một cách có hệ thống, bàibản để đảm bảo hoạt động hiệu quả, đạt được các mục tiêu doanh nghiệpvà tiếp tục phát triển. Các công đoạn, quá trình công việc sẽ được phâncông lại theo hướng được tiêu chuẩn hoá và được chuyên môn hoá. Hiệuquả công việc sẽ được tăng lên nhờ tối ưu hoá, hợp lý hoá. Thế nhưngnếu không có khả năng tổ chức tốt thì nhà doanh nghiệp sẽ dễ phải đốiđầu với những nguy cơ và thách thức mới, nhất là với một quy mô lớn hơnnhà doanh nghiệp không còn điều kiện và thời gian để dễ dàng bao quát nắmbắt kịp thời mọi vấn đề cũng như tiếp xúc trực tiếp với từng nhân viêncủa mình. Đó là nguy cơ mất dần tính linh hoạt của doanh nghiệp và nguy cơlàm giảm khả năng chủ động, sáng tạo của nhân viên.

Doanh nghiệp vì thế cần phải tổchức thành những đơn vị, bộ phận nhỏ với những trách nhiệm và quyền hạnnhất định. Mỗi đơn vị, bộ phận phụ trách một sản phẩm hay một địa bànkinh doanh phải được tổ chức là một cơ sở tạo ra lợi nhuận với những mụctiêu cụ thể rõ ràng. Đây mới chính là những đơn vị, bộ phận nuôi sốngdoanh nghiệp và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các đơn vị, bộ phận khácnhư văn phòng, nhân sự, hành chính, quản trị... chỉ là các bộ phận dịch vụnội bộ, hỗ trợ cho các bộ phận trực tiếp sản xuất và kinh doanh.

Chẳng hạn khi tuyển người mới, nếukhông phải là nhà doanh nghiệp, giám đốc tuyển trực tiếp thì phải là ngườiphụ trách đơn vị, bộ phận cần người tuyển, bộ phận nhân sự chỉ giúp việclập hồ sơ hay làm thủ tục, hợp đồng tuyển. Như vậy để bảo đảm hiệu quảkinh doanh, thành công của doanh nghiệp, nhà doanh nghiệp không chỉ tổ chứcđược các đơn vị, bộ phận mà điều quan trọng mang tính quyết định là nhàdoanh nghiệp phải tìm các trợ thủ, nhân viên cao cấp thích hợp để phụ tráchcác đơn vị, bộ phận của doanh nghiệp. Và khi không còn là một nhà khởi sựdoanh nghiệp thì nhà doanh nghiệp phải biết vượt qua chính cái bóng của mìnhtrước kia. Phải tin tưởng và chấp nhận trao cho các trợ thủ này một sốquyền hạn nhất định như tuyển nhân viên, biên độ định giá, mức độ tự dokhi đàm phán và thậm chí cả một số quyền nhất định về thưởng phạt nhânviên, vì thực ra chỉ có những người trợ thủ này mới nắm rõ nhất khả năngvà chất lượng làm việc của nhân viên.- Hà Linh

Vì sao công ty Nhật phá sản?

Kinh tế Nhật Bản trước nhữngthử thách khắc nghiệt

(TBKTVN-02/01/02)- Hàng loạt các công ty xây dựng của Nhật Bản hiện đang trên bờ vựcphá sản do gánh nặng nợ nần nhiều tỷ USD. Nền kinh tế sút giảm mạnh, vànước Nhật đang đứng trước nguy cơ suy thoái lần thứ 4. Sau nhiều năm phảisử dụng nguồn lực về tài chính để thúc đẩy nền kinh tế không mấy hiệuquả, các khoản nợ của Nhật chiếm tới 130% GDP.

Vậy nguyên nhân gốc rễ đã khiếnmột nền kinh tế từng bước coi là tấm gương về tốc độ phát triển kinh tếthần kỳ sau năm 1945 và được dự đoán là "nền kinh tế thống trị"của thế giới trong thế kỉ 21 lại rơi vào tình trạng hiện thời? Chính phủNhật Bản đã và đang làm gì để ngăn chặn đà suy giảm này?

Nguyên nhândẫn tới suy thoái kinh tế

Nhật Bản hiện vẫn đang gánh chịunhững hậu quả để lại từ khủng hoảng kinh tế năm 1989 - 1990 do sự sụp đổcủa nền kinh tế "bong bóng", bởi nền kinh tế ấy chỉ dựa vào sự tăngvọt giá nhà đất và giá cổ phiếu tại thị trường chứng khoán. Nhiều ngânhàng và các doanh nghiệp dự trữ một khối lượng lớn tài sản dưới dạng bấtđộng sản hoặc cổ phiếu của những công ty, tập đoàn liên minh. Bỗng chốc,giá nhà đất và giá cổ phiếu ở hầu hết các thị trường chứng khoán sụtgiảm thê thảm và cả ngân hàng cũng như doanh nghiệp rơi vào tình trạng nợnần chồng chất. Các ngân hàng lúc đó cũng không có khả năng cho DN vay đểmở rộng sản xuất nữa.

Dần dần, nhiều công ty đã chuyểnhoạt động của một số nhà máy của họ ra nước ngoài khiến tỷ lệ thấtnghiệp trong nước tăng cao. Vì thất nghiệp khiến dân chúng phải hạn chế chitiêu, kéo theo giá cả các mặt hàng tiêu dùng sụt giảm liên tục. Tuy nhiên,giá cả hàng hoá giảm không những không thúc đẩy chi tiêu cá nhân mà ngượclại khiến người dân không muốn chi tiêu hơn do tâm lý còn chờ cho giá cảtiếp tục giảm.Theo khảo sát mới nhất của NHTW Nhật Bản (BOJ), tính đến tháng12/2001, chỉ số lòng tin của doanh nghiệp Nhật Bản đã giảm tháng thứ 4 liêntiếp xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm. Theo các số liệu mới nhất, GDP củaNhật tính riêng trong quý III/2001 đã giảm 0,5% và cả năm là 2,2%, quý thứhai mà GDP giảm liên tiếp. Sản xuất công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2001đã giảm 15%. Xuất khẩu giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ các đơnđặt hàng sản xuất thiết bị máy móc đã giảm 20% trong quý III. Tổ chức OECDcho rằng nền kinh tế Nhật Bản sẽ tiếp tục giảm 0,75% trong năm nay và 1% trongnăm tiếp theo. Nếu dự đoán của OECD trở thành hiện thực thì GDP của NhậtBản trong năm 2002 sẽ chỉ đạt bằng mức của năm 1995. Hiện Nhật cũng phảiđối mặt với nạn giảm phát do giá cả các mặt hàng giảm 1%/năm.Rõ ràng lànhững vấn đề trong nền kinh tế Nhật Bản trở nên trầm trọng hơn do ảnhhưởng của sự kiện ngày 11/09 và suy thoái kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, những vấnđề kinh tế của Nhật Bản khác nhau về mặt cơ bản với những vấn đề mà cácnước công nghiệp khác đang phải đối mặt. OECD cho rằng nền kinh tế Nhật Bảnrơi vào tình trạng hiện thời là do Chính phủ nước này đã không thể giảiquyết được những vấn đề nảy sinh từ khủng hoảng kinh tế 1989 - 1990.

Những nỗ lựcthúc đẩy kinh tế của Chính phủ

Chính phủ Nhật Bản đã thực thinhiều biện pháp, chính sách để thúc đẩy nền kinh tế như dành ngân sáchđể xây dựng các công trình công cộng. Tuy các dự án về cơ sở hạ tầng ởmột số vùng xây dựng cơ sở vật chất rất đầy đủ nhưng lại không phù hợpvới nguồn ngân sách hạn hẹp của Chính phủ và hơn nữa chỉ có một số tiềnít ỏi trong nguồn vốn đầu tư đó đến được tay những người bị thấtnghiệp do suy thoái kinh tế. Hầu hết nguồn lợi từ nguồn vốn này đều rơi vàokét bạc của các công ty xây dựng tầm cỡ của Nhật, những công ty có mối quanhệ mật thiết với các nhà chính trị của Đảng cầm quyền.

Thủ tướng Junichiro Koizumi đangđứng trước hai thử thách lớn. Thứ nhất, phải đẩy nhanh quá trình giảm dầnnợ khó đòi trong khi kinh tế vẫn đang ngày càng suy giảm. Thứ hai là cầnphải có nguồn tài chính để thúc đẩy kinh tế trong khi vẫn phải tìm kiếmnguồn tài chính khác để trả nợ nước ngoài.

Hiện nay BOJ đang áp dụng mức lãisuất tín dụng cơ bản là 0,25%. Mặc dù vậy trong một nền kinh tế có rất íttriển vọng thì cả doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng không dễ gì bịthuyết phục để vay mượn thêm tiền chi tiêu hoặc đầu tư vào sản xuất. Trongkhi lãi suất ngắn hạn đã ở mức rất thấp, lãi suất tín dụng dài hạn cũngbị giảm do gánh nặng nợ nần của Chính phủ. Giới phân tích cho rằng hệ thốngngân hàng nước này đã không thể giải quyết hiệu quả vấn đề nợ khó đòi.Nhiều công ty đứng trên bờ vực phá sản do làm ăn không có hiệu quả đượcChính phủ hỗ trợ trong khi một số công ty khác lại không thể tìm kiếm nguồntín dụng để phát triển sản xuất.

Vừa qua nội các đã thông qua mộtkế hoạch cải tổ do Thủ tướng Koizumi khởi xướng nhằm tổ chức lại 163 doanhnghiệp thuộc sở hữu Nhà nước. Đồng thời BOJ vừa thực thi một số chính sáchnhằm ổn định hệ thống tài chính. Theo đó, BOJ tiếp tục mua thêm trái phiếuChính phủ từ mức mua 600 tỷ Yên lên tới 800 tỷ Yên/tháng. Đồng thời BOJ đãquyết định tăng lượng vốn dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mạitại BOJ lên mức 10.000 - 15.000 tỷ Yên so với mức cũ là 6.000 tỷ Yên. Do BOJđã cắt giảm lãi suất tới gần mức 0, nên hiện nay nới lỏng tiền tệ là biệnpháp duy nhất mà BOJ có thể sử dụng nhằm thúc đẩy nền kinh tế. Tuy nhiên,giới phân tích cho rằng những cải cách hiện thời của Chính phủ là khó cóthể vực dậy một nền kinh tế đang lún sâu vào suy thoái.

Đứng trước những thử thách khắcnghiệt của nền kinh tế, hơn bao giờ hết, Chính phủ Nhật Bản đang tìm kiếmnhững quyết định cứng rắn, thực hiện những cải cách triệt để giúp nướcNhật đẩy nhanh tốc độ cải tổ, dần thoát khỏi suy thoái kinh tế đeo đẳngnhiều năm nay. - Lê Thanh Hà (lược dịch theo TheEconomist)


Làm sao đưa hàng vào Mỹ?

Kinh nghiệm từ chuyến đi củacác doanh nghiệp phía Nam

(TBKTVN-26/12/01)- Ngày 21/12/2001,tại Tp.HCM, Vinatex và Ngân hàng HSBC Việt Nam đã cócuộc tiếp xúc với báo giới để giới thiệu về thành tựu của chuyến đi Mỹvừa qua mà cả hai cơ quan này đã dày công tổ chức và thực hiện. Cùng ngày,Hiệp hội doanh nhân Việt kiều cũng tổ chức cuộc tọa đàm về kết quả chuyếnđi Mỹ của các doanh nghiệp vừa rồi, trong đó, kinh nghiệm của ngành nhựa,dệt may rất đáng học tập.

Theo Vinatex, trong năm 2002, Việt Namsẽ xuất sang Mỹ khoảng 50 triệu USD trị giá hàng dệt may. Mọi sự đang ởbước khởi đầu, và các doanh nghiệp Việt Nam xuất sang Mỹ cùng các doanhnghiệp Mỹ nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam có khi phải cùng chịu lỗ, nhưngmục tiêu là quyết tâm đưa hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ.

HSBC Việt Nam đã tình nguyện làmcấu nối xúc tiến thương mại. Theo ông Andy Gent, Tổng giám đốc ngân hàngnày thì đây là cách mà ngân hàng muốn giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Namvới thế mạnh là uy tín của mình với mạng lưới hoạt động rộng khắp trêntoàn cầu. Và cũng để khắc phục nhược điểm của các doanh nghiệp Việt Namlà còn yếu về tiếp thị, nên HSBC đã bỏ ra 2 tháng ròng để chuẩn bị chochuyến đi thành công tốt đẹp này của 40 doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Đi tiếp thịvà mở văn phòng thường trú

Ông Vũ Đức Thịnh, Phó tổng giámđốc Vinatex, trưởng đoàn doanh nghiệp dệt may đi Mỹ mở thị trường sau Hiệpđịnh thương mại Việt - Mỹ cho biết, chuyến đi đã thành công.

Thứ nhất là Vinatex đã mở một vănphòng đại diện đầu tiên của Việt Nam tại New York. Văn phòng này sẽ là cầunối quan trọng giữa ngành dệt may Việt Nam và thị trường Mỹ. Hiện văn phòngnày có 4 nhân viên, trong đó có 2 người Việt Nam và 2 người Mỹ.

Thứ hai, với sự giúp đỡ tận tìnhcủa Ngân hàng HSBC Việt Nam, HSBC Mỹ và HSBC Hồng Kông, HSBC Luân Đôn, Vinatexđã tổ chức được hai hội thảo quan trọng. Một hội thảo tại Washington DC với16 doanh nghiệp sản xuất và các nhà bán lẻ Mỹ. Hội thảo thứ hai tại New Yorkcho 160 doanh nghiệp hai bên (120 doanh nghiệp Mỹ và 40 doanh nghiệp Việt Nam).Đây là hội thảo rất có hiệu quả vì 120 doanh nghiệp Mỹ là các nhà bán lẻlớn, trong đó công ty nhỏ nhất có vốn 1,3 tỷ USD và lớn nhất là 60 tỷ USD.Việc những công ty này chịu ngồi lại với Vinatex là rất quan trọng vì họ sẽgiúp cho hàng dệt may Việt Nam có thể vào Mỹ. Gần 30 cuộc gặp gỡ riêng giữacác doanh nghiệp hai bên cũng được tổ chức để bàn chuyện làm ăn.

Thứ ba, đoàn doanh nghiệp 40 ngườicủa chúng tôi, bao gồm cả doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân đãký kết được một số hợp đồng và thỏa thuận làm ăn quan trọng với Mỹ.Trong đó, may Nhà Bè ký được hợp đồng sản xuất 1 triệu sản phẩm áo sơ miquý II sang năm sẽ giao trị giá 3 triệu USD. Vinatex ký thỏa thuận với mộtcông ty Mỹ trong việc liên doanh mở một nhà máy len 2.500 công nhân với haixưởng tại Biên Hòa và Thủ Đức. May An Phước ký thỏa thuận xuất 3 triệu áosơ mi vào năm 2002. Scavi ký thỏa thuận về việc sản xuất 1 triệu bộ đồ ngủnữ và 3 triệu bộ đồ lót nữ... Ngoài ra, có rất nhiều cuộc hẹn làm ăn. Vàsau khi chúng tôi về lại Việt Nam, sẽ có nhiều doanh nghiệp từ Mỹ qua ViệtNam. Và ngay ngày 20/1/2002 sẽ có một đoàn của Hiệp hội bán lẻ của Mỹ sangViệt Nam, gồm các công ty kinh doanh siêu thị lớn, trong đó có Wal Mart là hệthống siêu thị bán lẻ lớn nhất thế giới.

Hàng phải tốtvà có chế độ hậu mãi

Theo Vinatex, muốn vào thị trườngMỹ, các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam phải trải qua nhiều thử thách.Trong đó có việc họ phải làm hàng xuất trực tiếp FOB vì làm hàng gia côngngười Mỹ không ưa làm. Thứ hai, người Mỹ đã nói là làm, do đó đã kýhợp đồng là phải giao hàng đúng hạn, nếu không họ sẽ huỷ hợp đồng ngaylập tức. Vải mua về cả đống, cắt vụn ra phải bỏ đi. Thứ ba, muốn làm ăncó lời thì không qua trung gian mà phải bán trực tiếp cho nhà bán lẻ. Thứtư, công tác thiết kế mẫu mã phải đi đầu.

Ông Vũ Đức Thịnh cho rằng uy tíncác nhà bán lẻ tại Mỹ là rất quan trọng, do đó phải thuyết phục được họmua hàng của mình thì mới có thể bán ra được cho người tiêu dùng. Muốnvào thị trường Mỹ, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần kiên trì. Trung Quốcphải mất 20 năm mới đưa hàng vào thị trường Mỹ ổn định, còn Việt Nam ítnhất cũng phải mất 10 năm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên biếtlà hàng Việt Nam phải vào Mỹ từ từ chứ khó lòng có thể đưa ồ ạt một lúcđược.

Hiệp hội dệt may Việt Nam đang bànviệc thành lập các nhóm doanh nghiệp, cử các doanh nghiệp lớn làm đầu mốiđể có thể nhận đơn hàng từ phía Mỹ và chia nhau ra làm, cùng ký kết hợpđồng với nhà bán lẻ. Về phía Tcty, các bước chuẩn bị vào thị trường Mỹđã được lên kế hoạch chắc chắn. Tới đây, FADIN sẽ có một đoàn sang Mỹđể học tập cách thiết kế mẫu mã cho phù hợp và có thể sẽ có một đoànsang Mỹ để trình diễn thời trang Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay Tcty dệt mayViệt Nam quan tâm nhất đến vấn đề chủ động nguồn nguyên liệu, vì nếukhông chủ động thì dễ bị mất khách hàng.

Theo ông Trần Công Hoàng Quốc Trang,Chủ tịch Hiệp hội nhựa Việt Nam kiêm trưởng đoàn doanh nghiệp phía Nam, tháptùng Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Mỹ vừa mới đây thì chuyến đi nàycác doanh nghiệp ở phía Nam đã thu hoạch nhiều kết quả làm ăn tốt. Riêngngành nhựa Tp.HCM, do thuế suất sau Hiệp định thương mại hạ xuống chỉ còn 4%thay vì 75% như trước đây nên đã có các hợp đồng làm ăn có giá trị.Hiệp hội đã ký kết một số thỏa thuận với Mỹ trị giá 20 triệu USD, trongđó có 10 triệu USD cho 100 triệu bao PP, 6 triệu USD cho các bao bì đựng thứcăn nhanh, 2,5 triệu USD hàng gia dụng cao cấp hàng tháng.

Hiệp hội này cũng tiếp tục quan hệvới Nisso Iwai - Mỹ để có thể ký kết việc mua hàng từ Việt Nam thay thế hàngnhựa Trung Quốc trong số 30 triệu USD hàng nhựa mà hàng năm tập đoàn này vẫnxuất sang Mỹ. Đồng thời tiếp xúc với một tập đoàn xây dựng lớn của Mỹđể sản xuất nhà nhựa cho người thu nhập thấp với giá 2.000 USD/căn và haibên có thể cùng làm dự án xin tài trợ từ WB. Dự án sản xuất du thuyền choSan Fransisco hiện đang được xúc tiến với 2 chiếc đầu tiên, mỗi chiếc giá 1triệu USD. Trong đoàn doanh nghiệp phía Nam, dệt Thái Tuấn đã bán được 1triệu m2 vải, Hiệp hội dệt may được nhận may gia công, Công ty Đồng Tâmthuê mướn nhà kho để có thể chuyển gạch ngói và gốm sứ sang Mỹ bán, Côngty Kinh Đô tiếp tục bàn thảo với các đối tác tại Mỹ để có thể sản xuấtbánh ngọt bán.

Ông Trang nói: "Với ngành nhựa,để thực thi được Hiệp định thương mại Việt- Mỹ cần đến 40 văn bảndưới luật, nhưng phía Mỹ chuẩn bị các văn bản này khá nhanh, đây là mộtthuận lợi. Song để đưa hàng vào Mỹ không đơn giản. Các doanh nghiệp cầnphải có hệ thống phân phối của mình khi hệ thống phân phối Mỹ ban đầu chưachấp nhận hàng Việt Nam. Hệ thống này có thể dựa vào Việt kiều hay các côngty có quan hệ làm ăn với Mỹ nhưng có thiện chí với Việt Nam".

Điều quan trọng thứ hai là sảnphẩm Việt Nam bán sang Mỹ nên có bảo hành, vì tại Mỹ, không có khái niệmhàng mua rồi không trả lại. Khi bán xong cho người tiêu dùng phải bảo hành 3tháng, 6 tháng hay 1 năm. Doanh nghiệp Việt Nam nên lưu tâm đến vấn đề hậumãi. Nên quan tâm thực sự đến chất lượng hàng hóa khi đưa vào Mỹ vì nếungười tiêu dùng thấy hàng giả, chất lượng tồi có thể gọi cảnh sát bắttại chỗ. Thứ ba, khi bán hàng nên quan tâm đến văn hóa mua bán. Vì chỉ cầnngười bán có thái độ không đàng hoàng là người mua có thể tổ chức chiếndịch tẩy chay hàng hóa.- Nguyễn Anh Thi

Nghệ thuật sử dụng thương hiệu

đưa sản phẩm mới ra thị trườngTBKTVN- 17/12/01)- Vận dụng các chiếnlược marketing khác nhau nhưng phù hợp, nhiều nhà phân phối hàng hoá đãthành công trong việc kinh doanh đồng thời cả hai loại thương hiệu: thươnghiệu của nhà sản xuất và thương hiệu của chính nhà phân phối sản phẩm.

Nhiều người nghĩ rằng với cùngmột loại sản phẩm thì hai hay nhiều thương hiệu chỉ cạnh tranh lẫn nhau. Họcho rằng thương hiệu này tăng doanh thu thì thương hiệu kia của cùng một sảnphẩm sẽ giảm tương ứng và tổng doanh thu cuối cùng vẫn không đổi. Nhưngkhông phải thế, thương hiệu có sẵn của nhà sản xuất và thương hiệu riêngcủa chính nhà phân phối vẫn có thể tồn tại song song và góp phần tăng doanhthu và lợi nhuận đáng kể cho nhà kinh doanh.

Điều kiện tiên quyết để thànhcông là nhà phân phối phải có chính sách marketing, quảng cáo, tuyên truyềnnhằm tách bạch hoàn toàn hai loại thương hiệu trên của cùng một sản phẩmcũng như không để pha trộn với các sản phẩm có tính bổ sung cho loại sảnphẩm dự định phân phối đưa vào thị trường của mình. Chỉ có vậy nhà phânphối sản phẩm mới có thể kết hợp hài hoà, sử dụng tốt nhất tiềm năng củacả hai loại thương hiệu nhằm tăng doanh lợi cao nhất.

Hai nhà phân phối, công ty kinh doanhhàng hoá tiêu dùng của Thuỵ Sĩ là Migros và Coop là những ví dụ điển hìnhvề việc thành công trong kinh doanh với đồng thời cả hai loại thương hiệuhàng hoá của riêng mình và của nhà sản xuất.

Bán sản phẩmmới cùng với hàng hoá đã nổi tiếng

Mặc dù Migros từ hàng chục năm nayđã có một tầng lớp đông đảo khách hàng cao cấp nhưng Gottlieb Duttweilervẫn mạnh dạn đưa vào phân phối thử nghiệm các sản phẩm hàng hoá tương tựnhưng với thương hiệu hoàn toàn mới mẻ của chính Migros, từ thực phẩm, hànghoá tiêu dùng đến đồ điện gia dụng. Cùng với sự tăng trưởng của nền kinhtế nói chung, trong vòng chưa đầy 10 năm các thương hiệu hàng hoá riêng củaMigros đã khẳng định trên thị trường và có thể cùng tồn tại và pháttriển với các thương hiệu nổi tiếng của chính các nhà sản xuất.

Trước kia các nhà phân phốithường chỉ chú trọng kinh doanh bán các sản phẩm có thương hiệu nổi tiếngcủa nhà sản xuất. Lý do chính là không phải tốn kém chi phí marketing quảngcáo mà tỷ suất lợi nhuận lại rất cao. Chẳng hạn thương hiệu phim Kodak, đãquá quen thuộc và nổi tiếng, được người tiêu dùng luôn tin tưởng về chấtlượng và do đó họ mua loại phim này nhiều hơn cho dù chất lượng của cácthương hiệu phim khác thực ra không thua kém gì.

Đối nghịch lại với các sản phẩmcó thương hiệu nổi tiếng như trên thì trên thị trường lại xuất hiện mộtxu hướng đưa ra các sản phẩm với giá thật rẻ, không tên tuổi và đôi khicũng không thật bảo đảm chất lượng. Chính lỗ hổng giữa hai loại thươnghiệu thật nổi tiếng và không tên tuổi trên đã đem lại cho Migros ý tưởngđưa vào thị trường một thương hiệu riêng của mình với giá cả hợp lý bêncạnh những thương hiệu nổi tiếng mà mình đang kinh doanh, phân phối.

Các nhóm khách hàng có thu nhậptrung bình và thấp hơn lại quay trở về với Migros, trong khi Migros vẫn khôngbị mất tiếng của một hãng chuyên phân phối hàng hoá có thương hiệu nổitiếng.

Bao bì đượcsử dụng như phương tiện quảng cáo

Trong khi chính sách kinh doanh hailoại thương hiệu của Migros có phần phát triển tự nhiên thì chính sách củanhà phân phối Coop lại được hình thành một cách có chủ ý rõ ràng với mộtchiến lược kinh doanh hai thương hiệu được xây dựng và phát triển tỉ mỉvà cẩn trọng qua nhiều năm. Xuất phát điểm của Coop là quá trình cải tổ cơcấu tổ chức kinh doanh đòi hỏi phải có một chiến lược kinh doanh mới. Trongđó ý tưởng chủ đạo là đưa vào thị trường các thương hiệu riêng củachính mình, một mặt góp phần tăng cường vị thế, thị phần của sản phẩmhàng hoá mình kinh doanh, mặt khác lại phải đóng vai trò củng cố, tônthương hiệu hàng hoá sẵn có lên cao hơn nữa.

Điều phải khẳng định ở đây rằngchính sách tăng cường các thương hiệu riêng của Coop không hề cạnh tranh hayđẩy lùi các thương hiệu tên tuổi sẵn có của nhà sản xuất. Ngược lạitrong khuôn khổ của việc tối ưu hoá các sản phẩm, từng sản phẩm riêng lẻsẽ được đánh giá phân loại trên cơ sở các tiêu chí về chất lượng vàquyết định trên cơ sở mức độ nổi tiếng ưa chuộng của từng thương hiệuphù hợp với các nhóm khách hàng khác nhau. Khi đó đối với Coop sẽ khôngcòn tính toán nhiều đây là hàng hoá thương hiệu của nhà sản xuất haythương hiệu của chính mình miễn là mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận phảibảo đảm.

Một danh mục hàng hoá tối ưu sẽbao gồm sản phẩm của tất cả các loại khác nhau, thương hiệu khác nhau. Nếunhư quá chú trọng vào thương hiệu riêng, gây tác động không tốt đếnthương hiệu của nhà sản xuất thì đó là một sai lầm nghiêm trọng. Hệ thốngcác cửa hàng của nhà phân phối Coop không phải là nơi bán các sản phẩm rẻtiền và chất lượng thấp mà Coop muốn tạo cơ hội lựa chọn mới phong phúhơn, đa dạng hơn cho người tiêu dùng. Triết lý kinh doanh của Coop là đưa ranhững sản phẩm chất lượng cao tương tự nhưng giá cả cạnh tranh hơn, hợp lýhơn "chất lượng tốt nhất với giá cả hợp lý nhất".

Nhà phân phối hàng hoá tiêu dùngCoop không thể quảng cáo cho các thương hiệu riêng của mình với một chi phítốn kém như các nhà sản xuất dành cho thương hiệu sản phẩm của họ. Vì vậyCoop phải sử dụng các bao bì là các phương tiện quảng cáo quan trọng nhấtcho các sản phẩm hàng hoá mà mình kinh doanh. Gần 7.000 sản phẩm khác nhauđược nhà phân phối này thiết kế cho một thương hiệu Coop rất đặc trưngvà ấn tượng. Dòng chữ thương hiệu được thể hiện trong một ô vuông nhỏmàu đen và nh

ờ đó mà luôn tạo ra ấn tượng nổi bật, làm khách hàng dễchú ý tại mỗi vỏ hộp bao bì hàng hoá.

Điều đó đồng thời cũng dễ đemlại cho khách hàng cảm giác hàng hoá có giá trị cao. Mặt trước của bao bìlà biểu tượng minh hoạ, trang trí của từng mặt hàng. Mặt sau là phần mô tảsản phẩm, giới thiệu công thức, hướng dẫn sử dụng theo những quy địnhnghiêm ngặt của Coop. Chính sự tỉ mỉ, đầy đủ, chính xác của những thôngtin này đã làm cho những sản phẩm mang thương hiệu riêng của Coop có thểđứng vững bên cạnh các sản phẩm chất lượng cao với thương hiệu nổi tiếngtừ nhà sản xuất.- Hà Linh


Chuyển nhượng thương hiệu Việt Nam

Cần lấn sâu vào thị trường trongnước và xuất khẩu

(TBKTVN-28/12/01)- Trong chuyến đi làm ăn tại Mỹ vừa qua, Công ty cà phê Trung Nguyênlà công ty đầu tiên của Việt Nam đã chuyển nhượng thương hiệu sang thịtrường Mỹ với giá khoảng 100.000 USD/bang /đối tác trong vòng ba năm. Sự kiệnnày đã khẳng định cho chỗ đứng của các sản phẩm Việt Nam trong lĩnh vựccòn mới mẻ là chuyển nhượng thương hiệu.

Theo ông Nguyễn Thiện, cán bộ phụtrách đối ngoại và thông tin của Công ty cà phê Trung Nguyên thì hiện TrungNguyên đã ký được 6 hợp đồng chuyển nhượng thương hiệu cho các đối tácTrung Quốc, Nhật Bản và Singapore. Năm vừa qua, Trung Nguyên đã chuyển nhượngthương hiệu cho đối tác Daisu Corporation, Nhật Bản với giá 50.000 USD. Mộtcông ty khác tại Singapore được Trung Nguyên chuyển nhượng thương hiệu vớigiá 30.000 USD. Các đối tác tại Đức, Los Angeles, Melbourne, Brisban, Canada vàNga cũng đang trong quá trình thương thảo để dùng thương hiệu của TrungNguyên.

Nội dung hợpđồng thương hiệu

Theo ông Nguyễn Thiện, khi ký kếtcác hợp đồng này, Công ty Trung Nguyên đã giao kết với các đối tác. Theođó, các đối tác sau khi trả tiền cho Trung Nguyên sẽ nhận các sản phẩm càphê đã chế biến do Trung Nguyên cung cấp. Còn Trung Nguyên sẽ đưa ra các môhình về các quán cà phê theo đúng kiểu Trung Nguyên, các dấu hiệu củathương quyền, bí quyết pha chế. Ngoài ra, trong hợp đồng còn kèm theo cácyêu cầu về lượng sản phẩm tiêu thụ gia tăng theo cấp số cộng theo thời gianvà nếu không đạt quota về sản lượng thì Trung Nguyên sẽ can thiệp. Mức tiềnchuyển nhượng thương hiệu sẽ tăng hay giảm tùy theo việc người mua quyềnchuyển nhượng là tổng đại lý hay đại lý và các quyền lợi và nghĩa vụkèm theo. Trong khi đó, tại thị trường Việt Nam, Trung Nguyên đã có tất cảhơn 400 cửa hàng mang thương hiệu của công ty này tại 61 tỉnh và thành phốtrong cả nước, chỉ riêng Hà Nội và Tp.HCM đã có đến 150 cửa hàng. Chuyểnnhượng thương hiệu tuy còn non trẻ nhưng đã là một lĩnh vực kinh doanh đầytiềm năng tại Việt Nam.

Trong khi Trung Nguyên dẫn đầu tronglĩnh vực kinh doanh này trong ngành cà phê chế biến thì các công ty Việt Namkhác còn khá rụt rè. Nhưng thị trường này tại Việt Nam đang bị các công tynước ngoài tích cực lấn sân.

Ông Chin See Keat, Chủ tịch Hiệp hộihệ thống bán lẻ và chuyển nhượng kinh doanh của Malaysia trong một chuyến làmviệc tại Việt Nam đã cho biết: theo Thương vụ Malaysia ở Việt Nam, chuyểnnhượng quyền kinh doanh là một hình thức đã xuất hiện vào giữa năm 1990 vớisự thành lập của hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh Buger. Sau đó, hàng loạtcác cửa hàng thức ăn nhanh mang tên Texas, Chiken, Jollibee, Donut Magic, Carvel,Baskin & Robin và Five Star Chirken đã hiện diện ở VN. Một năm sau, còn cóLotteria Hambuger và Kentucky Fried Chicken. Doanh số của ngành này đã tăng gấp 3lần, đạt doanh số đến 4,5 triệu USD. Kế đó là Sega với việc chuyển nhượngquyền kinh doanh trong lĩnh vực giải trí khi khai trương công viên giải tríđầu tiên do công ty này liên doanh với các đối tác khác ở Hà Nội. Cácnhãn hiệu kinh doanh này đều của Mỹ và Nhật.

Còn nhiều thịtrường đang bỏ ngỏ

Trong số những nhà đầu tư nướcngoài muốn chuyển nhượng thương hiệu vào Việt Nam có KFC, công ty chủ nhãnhiệu Gà rán Kentucky. Ngay sau Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được thựcthi, công ty này đã tiếp tục mở cửa hàng gà rán thứ 4 tại Việt Nam. Tuynhiên, hình thức của KFC hiện nay vẫn là liên doanh để khuếch trương thươnghiệu thay vì dùng chuyển nhượng thương hiệu theo lối thông thường mà côngnày vẫn làm ở các nước khác. Phương thức lấn sân KFC là mở cửa hàng tạicác siêu thị. 4 cửa hàng hiện có của công ty này đều nằm ở các siêu thịlớn ở Tp.HCM như Super Bowl, Cora Đồng Nai, Diamond Plaza và Siêu thị Saigon Mart.Ông Hester Chew, Phó chủ tịch kiêm TGĐ điều hành Tập đoàn Tricon- Singapore,Thái Lan và Đồng Dương là công ty mẹ của KFC tiết lộ: "Chúng tôi đangcó một kế hoạch hứa hẹn trong việc tăng cường đầu tư vào VN, mở thêmnhiều nhà hàng này trong thời gian tới, mà sớm nhất là nhà hàng KFC tạiMaximart Cộng Hòa tại Tp.HCM trong đầu năm sau".

Ông Chin See Keat đánh giá cao việccác nhãn hiệu nội địa cũng đã tham gia vào hình thức chuyển nhượng quyềnkinh doanh tại VN như thời trang Maxx, Phở 2000, cà phê Trung Nguyên. Tuy nhiên,theo ông này thì tại thị trường VN hiện nay, các hình thức chuyển nhượngkinh doanh trong các lĩnh vực như cửa hàng nhiếp ảnh, cửa hàng dụng cụ thểthao, cửa hàng nhạc cụ, hiệu làm tóc, thẩm mỹ viện, hệ thống các đIểm sửaxe gắn máy, dịch vụ cung cấp và bảo trì thiết bị văn phòng, dịch vụ vệ sinhgiặt ủi, các dịch vụ về bất động sản, cho thuê văn phòng, dịch vụ chămsóc sức khỏe vẫn chưa được khai thác. Và các doanh nghiệp VN nên quan tâmđến các lĩnh vực kinh doanh này.

Song theo ông Nguyễn Thiện, mặc dùkinh doanh chuyển nhượng thương hiệu khá hấp dẫn, nhưng vấn đề không dừngở chỗ chỉ nhắm vào việc kinh doanh. Vấn đề quan trọng nhất với các doanhnghiệp hiện nay là làm sao để xây dựng được uy tín thương hiệu. Khi có uytín thương hiệu thì mới có thể chuyển nhượng quyền kinh doanh được.ÔngHester Vhew cũng thừa nhận trên tư cách của một nhà đầu tư lớn của mộtcông ty có thừa kinh nghiệm và khả năng tài chính: "Chúng tôi phải vượtqua được thử thách làm thế nào để KFC trở thành một phần không thể thiếuđược trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam".

Tuy nhiên, để có nhiều hơn cácdoanh nghiệp lựa chọn phương thức kinh doanh này tại VN, cần phải có thêm cácnhà kinh doanh bắt đầu từ việc bán một ý tưởng tốt. Bởi vì thực ra, kinhdoanh chuyển nhượng thương hiệu rất cần những ý tưởng ban đầu này chứkhông phải là vấn đề tài chính và kinh nghiệm. Khi đã có ý tưởng và biếný tưởng thành thương hiệu thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể chuyển nhượngthương hiệu, phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm của họ dựa trên vốnliếng của những doanh nghiệp khác. Và đây chính là điểm mà các doanh nghiệpViệt Nam muốn tham gia vào ngành kinh doanh này nên quan tâm nhiều hơn.-An Yên

Hợp tác trong kinh doanh

Chủ động hợp tác bảo đảmthành công cho doanh nghiệp

(TBKTVN-19/12/01)- Đối với nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất thì việc chủ động hợptác với bên ngoài, chuyển giao một số công đoạn sản xuất cho các đối táckhác đóng vai trò quan trọng để bảo đảm có thể cạnh tranh trên thị trườngcó tính quốc tế, toàn cầu ngày càng cao.

Chủ động tìm và giao cho một đốitác thích hợp ở một vài công đoạn chuẩn bị ban đầu trong cả một quá trìnhsản xuất kinh doanh sẽ giúp các nhà sản xuất và kinh doanh có cơ hội tiếtkiệm được các khoản đầu tư lớn, các chi phí cố định không nhỏ mà vẫnbảo đảm duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Để có thể áp dụng ý tưởng tốiưu hoá và chuyên môn hoá một số công đoạn này trước hết doanh nghiệp cầncó những bước chuẩn bị, rà soát và phân tích toàn bộ các công đoạn, mắtxích trong cả quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Trên cơ sở đó doanhnghiệp sẽ xác định được công đoạn, mắt xích nào có sự trùng lặp, chưahoàn hảo và đặc biệt nhất là chưa tương xứng với đầu tư hạ tầng, vốn,và lao động mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Có thể nói đây là giai đoạn quantrọng nhất trong việc chuẩn bị tìm đối tác để hợp tác sản xuất kinh doanh,giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và đồng thời có thể tập trung vàohoạt động sản xuất kinh doanh chính mà mình đang thật sự có lợi thế cạnhtranh trên thị trường. Thậm chí trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp phảitìm đến các nhà tư vấn doanh nghiệp, các chuyên gia phân tích mổ xẻ từngcông đoạn, qui trình, mắt xích khác nhau của doanh nghiệp.

Các tiêu chí chính để chọnphương án áp dụng là hiệu quả kinh tế, bảo đảm ổn định lâu dài, bảođảm độc lập, không bị phụ thuộc vào đối tác trong kinh doanh và vẫn duytrì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sau khi hợp tác với doanh nghiệp khác.Đối tác đảm nhận một phần việc của doanh nghiệp cũng được lựa chọn trênnhững tiêu chí đó. Thông thường các công đoạn chuẩn bị ban đầu như mua,vận chuyển, nhập kho, bảo quản các nguyên vật liệu, phụ kiện, hàng sơ chế,bán sản phẩm và các công đoạn cuối cùng như đóng gói, bảo quản và vậnchuyển đến khách hàng là những công đoạn thường được các doanh nghiệpchuyển giao cho các đối tác chuyên về lĩnh vực này.

Khi đã có quyết định về đề ánhợp tác và tìm được đúng đối tác thì công việc cuối cùng là nhà doanhnghiệp phải cùng với đối tác ký kết một hợp đồng mang tính ổn định lâudài về việc hợp tác sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong bản hợp đồng nàykhông thể chỉ có những qui định về các trường hợp tranh chấp có thể xảy ramà cao hơn thế, bản hợp đồng phải có tác dụng như một cuốn sổ tay giúp cảhai bên đối tác kinh doanh bảo đảm hoạt động tốt trong phần việc của mình.Để bảo đảm hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn và nhất là bảo đảmsự hài lòng của khách hàng vốn đã có quan hệ lâu dài thì nhà doanh nghiệpphải cung cấp cho đối tác đảm nhận một số công đoạn sản xuất kinh doanhnhững thông tin cần thiết về quy trình, thói quen, nhu cầu, chu kỳ thời gian...của các nhà cung cấp nguyên vật liệu, phụ kiện đầu vào hay những khách hàngký kết hợp đồng mua hàng của doanh nghiệp. Đặc biệt kể cả những thay đổi,nhu cầu đột xuất, biến động của thị trường nếu đã được doanh nghiệp nắmbắt và tập hợp kinh nghiệm thì cũng cần phải trao đổi và thông báo cho đốitác của doanh nghiệp.

Quy trình, nguyên tắc hợp tác phảiđược hoàn thiện và điều chỉnh thường xuyên để đáp ứng nhu cầu củakhách hàng thụ hưởng cuối cùng. Với xu thế chuyên môn hoá và tối ưu hoá,hợp lý hoá sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đã không chỉ tiết kiệmđược những khoản chi phí đáng kể mà còn góp phần tăng chất lượng phụcvụ các khách hàng thụ hưởng cuối cùng của mình. Giảm giá thành sản phẩmđồng thời tăng chất lượng phục vụ đó là hai yếu tố quyết định đến khảnăng cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp. Việc hợp tác giữa hai đốitác phải nằm trong một quá trình luôn tự hoàn thiện hơn. Cả hai bên đốitác đều muốn tồn tại và phát triển nên cũng phải luôn hợp tác với ý thứcthiện chí, lâu dài, đôi bên có lợi, vì nhau và cần có nhau. Việc thườngxuyên trao đổi thông tin và kịp thời thông báo cho nhau khi một bên sớm pháthiện hay nhận biết một sự đổi thay hoặc biến động trên thị trường làđiều bắt buộc đối với cả hai bên đối tác cùng hợp tác sản xuất kinhdoanh.- Hà Linh

Đưa sản phẩm mới ra thị trường

Mua lixăng hơn xây dựng thươnghiệu mới

(TBKTVN- 28/12/01)-Ngày nay với sự biến động và cạnh tranh trên thị trường, việc xây dựng mộtthương hiệu mới gần như không có tính khả thi về mặt tài chính. Các chuyêngia cho rằng muốn xây dựng trong vòng 3 năm một thương hiệu sản phẩm hànghoá mới và đạt được một tỉ lệ phổ biến toàn cầu 20% thì cần phải đầutư chừng 70 triệu USD.

Đó là một khoản chi phí có thểnói không một nhà kinh doanh nào có thể chấp nhận được. Đến một lúc nàođó, giá trị sử dụng của một hàng hoá khó có thể tăng được nữa và giácả thì không thể giảm mãi được cho dù luôn luôn được áp dụng các côngnghệ kỹ thuật hiện đại nhất và giá thành giảm đến tối đa.

Đôi bên cùngcó lợi

Chính vì lý do chi phí quá lớn mỗikhi đưa một thương hiệu sản phẩm mới vào thị trường mà các nhà doanhnghiệp ngày càng tập trung nhiều hơn vào việc tận dụng các tiềm năng sẵncó. Đó chính là việc mua lixăng của các thương hiệu sản phẩm cùng loạinhưng đã thành danh, đã có những nhóm đối tượng khách hàng nhất định,những kênh phân phối hàng ổn định thường xuyên.

Thông thường trước khi ra quyếtđịnh mua lixăng một thương hiệu sẵn có thì nhà doanh nghiệp, giám đốcmarketing, giám đốc phân phối bán hàng đã phải đau đầu nghiên cứu thịtrường, tính toán xem việc xây dựng một thương hiệu mới và đưa vào thịtrường có thực sự hiệu quả hay không? Thương hiệu mới có thể sử dụng cáckênh phân phối hàng có sẵn được hay không hay nhất thiết cần có những kênhphân phối hàng riêng?

Để giải quyết vấn đề này ngườita đã chọn một giải pháp ít rủi ro hơn khi đưa một sản phẩm mới vào thịtrường. Đó là hợp tác với một đối tác hiểu rõ loại sản phẩm mới nàycũng như thị trường của nó. Sản phẩm mới sẽ được nhận một thương hiệusẵn có của sản phẩm cùng loại trên cơ sở hợp đồng mua lixăng giữa các bênđối tác kinh doanh. Nhờ đó mà người ta có thể đưa được sản phẩm tươngxứng với một thương hiệu sẵn có một cách nhanh chóng và nhà doanh nghiệp sẽtiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí để tiếp cận và khẳng định sảnphẩm của mình.

Vì vậy không có gì ngạc nhiên khingày càng nhiều sản phẩm mới, có công dụng tính năng mới, hình thức mớinhưng lại mang một thương hiệu có sẵn. Người tiêu dùng thì vẫn cho rằngnhà sản xuất của thương hiệu có sẵn đã cải tiến sản phẩm của mình hayđưa ra sản phẩm thế hệ mới.

Các hình thứcmua bán lixăng thương hiệu

Dạng mua bán lixăng được sử dụngnhiều nhất ở Mỹ là mua bán lixăng thương hiệu, tức là đối tượng thoảthuận mua bán ở đây là quyền sử dụng một thương hiệu, tên tuổi hàng hoásẵn có.

Theo hợp đồng, người chủ sở hữuthương hiệu cho phép một người khác khi sản xuất hay phân phối một sản phẩmnào đó được phép dùng thương hiệu của mình. Như vậy, đồng thời các sảnphẩm với thương hiệu sẵn có của người sở hữu thương hiệu thì các sảnphẩm mới của người mua lixăng cũng được phổ biến và tiêu thụ trên thịtrường.

Ngoài ra còn có một dạng mua bánlixăng khác trong đó người sở hữu lixăng trao toàn bộ quyền sử dụng thươnghiệu sẵn có trong cả việc phát triển sản phẩm, sản xuất và phân phối bánlẻ sản phẩm. Nói cách khác, là mua bán li xăng toàn bộ công nghệ dây chuyềnsản xuất của sản phẩm.

Tuy nhiên, trong trường hợp này thìngười sở hữu thương hiệu lại vẫn nắm toàn quyền giám sát chất lượng sảnphẩm của người mua lixăng và đảm nhận việc quảng cáo marketing cho thươnghiệu chứ không để cho người mua lixăng tự quảng cáo. Bởi vì một thươnghiệu chỉ có thể tồn tại và khẳng định nếu như chất lượng của sản phẩmluôn luôn không đổi và các được quảng cáo bằng các hình thức thích hợp.

Người tiêu dùng thường không biếtđến việc mua bán lixăng liên quan đến các sản phẩm mà họ thường mua. Mấyai đã biết được rằng doanh nghiệp nổi tiếng Davidoff không tự sản xuất chomình nước hoa, đồ nữ trang, cà phê mà đặt hàng nơi khác. Mấy ai biếtđược rằng thương hiệu lừng danh Camel được bán dưới dạng lixăng cho nhiềunhà sản xuất giày, quần áo, túi xách. Tất nhiên Camel luôn chú ý giám sátđể bảo đảm chất lượng những sản phẩm này theo đúng những tiêu chuẩn củamình đã được quảng cáo và khẳng định trên thị trường và đối vớingười tiêu dùng.

Người tiêu dùng ngày nay càng cónhiều cơ hội lựa chọn quyết định trước khi mua một món hàng nào đó, dùlà dụng cụ gia đình, ôtô, thực phẩm hay đồ điện tử, điện thoại di độngv.v...

Chính trong cái thế giới muôn màumuôn vẻ của hàng hoá thì các thương hiệu sẽ giúp cho người tiêu dùng cóđịnh hướng và tâm lý an tâm khi mua hàng. Nhiều thương hiệu đã trở nênnổi tiếng thế giới trước hết không phải vì chất lượng có một không haicủa mình mà đã biết sử dụng chính sách lixăng thương hiệu một cách triệtđể như các thương hiệu Coca Cola, Calvin Klein, Microsoft...

Tóm lại, thay vì tự xây dựng mộtthương hiệu riêng, việc mua lixăng một thương hiệu sẵn có là một chínhsách kinh doanh ít rủi ro hơn, đầu tư ít hơn và nhanh chóng đạt được hiệuquả, mục tiêu đặt ra.- Hà Linh







Chiếm thị phần quảng cáo

Dentsu muốn chinh phục phần cònlại của thế giới

(TBKTVN-04/01/02)- Công ty độc lập chuyên về quảng cáo lớn nhất thế giới là Dentsu,một công ty của Nhật Bản. Cho đến nay, công ty này gần như chỉ thực hiệnkinh doanh trên đất Nhật. Sau khi tham gia niêm yết trên thị trường chứngkhoán, Dentsu bắt đầu thay đổi chính sách kinh doanh với dự định thực hiệnkinh doanh quảng cáo trên toàn cầu.

Người Nhật thường rất hay tin vàoma lực của những con số. Đến năm 2001, Dentsu đã tồn tại được đúng 100năm và ông chủ của Dentsu, Yutaka Narita, cũng nắm cương vị đứng đầu côngty vừa đúng 10 năm. Người ta cho rằng nhân dịp kỷ niệm hai sự kiện lớn laocủa công ty này thì việc tham gia niêm yết vào thị trường chứng khoán củaDentsu là rất đúng lúc, hợp thời. Và bắt đầu từ đây, Dentsu sẽ mở rộngquy mô kinh doanh trong lĩnh vực quảng cáo trên toàn cầu với niềm tin chắcchắn sẽ chinh phục được phần còn lại của thế giới như họ đã chinh phụcthị trường quảng cáo Nhật Bản.

Dentsu thực sự là công ty quảng cáolớn nhất của Nhật Bản, đứng thứ tư trên thế giới về quảng cáo. Nhưng batập đoàn đứng trên Dentsu thực ra là những tập đoàn được sáp nhập vàkinh doanh đa năng. Còn Dentsu chỉ kinh doanh riêng trong lĩnh vực quảng cáo màthôi. Và vì vậy là công ty độc lập lớn nhất thế giới chuyên thực hiện kinhdoanh về quảng cáo. Dentsu có trên 11.000 nhân viên, trên 3.000 khách hàng lớn,trong đó toàn bộ các tổ hợp công nghiệp, công ty hàng đầu của Nhật Bản từSony, Canon, Fuji, Shiseido cho đến Toyota. Năm 2000, Dentsu đạt doanh số 5,1 tỉUSD và 402 triệu USD lãi ròng.

Không chỉ làm ăn phát đạt trongthời kỳ kinh tế tăng trưởng cao mà ngay cả thời gian gần đây, khi kinh tếthế giới nói chung và kinh tế Nhật nói riêng có dấu hiệu trì trệ, Dentsu vẫnđạt được hiệu quả kinh doanh cao. Sau khi nền kinh tế Nhật Bản có dấu hiệusuy thoái trong vòng 11 năm, chỉ số chứng khoán Nikkei cứ tụt giảm dần thìnhiều người đã tỏ ra nghi ngờ về kế hoạch tham gia thị trường chứng khoáncủa Dentsu. Thậm chí có người khuyên hãy nên đợi kinh tế tăng trưởng trởlại rồi hãy thực thị kế hoạch. Thế nhưng Narita và ban lãnh đạo của Dentsulại rất tin vào sự may mắn của 2 con số 100 và 10 như đã nói ở trên.

Và thực tế đã xảy ra vượt quámong đợi của chính Dentsu. Ngay sau khi được niêm yết tại thị trường chứngkhoán Tokyo, Dentsu đã bán được 135.000 cổ phiếu của mình và thu về 56,7 tỉYên, tương đương với 500 triệu USD. Điều làm Narita đặc biệt vui mừng làkết quả trên lại đạt được đúng vào thời kỳ u ám buồn tẻ nhất của thịtrường chứng khoán Nhật. Mỗi cổ phiếu Dentsu được mua với giá 420.000 Yên(3.800 USD) và thành công này của Dentsu là sự kiện nổi bật nhất trong nămđối với thị trường chứng khoán Nhật.

Nguyên nhân dẫn đến thành côngcủa Dentsu chính là một chiến lược kinh doanh nhìn xa trông rộng đã đượcxây dựng và lên kế hoạch từ nhiều năm trước đấy. Trong kế hoạch này,Dentsu đã có dự kiến xây dựng một toà nhà 48 tầng làm trụ sở công ty mớivà nguồn vốn để xây dựng đã được dự kiến huy động thông qua thị trườngchứng khoán khi phát hành cổ phiếu. Bên cạnh đó, từ nhiều năm nay, Dentsuvẫn theo đuổi một mục tiêu kinh doanh trên phạm vi toàn cầu và làm tất cảđể chuẩn bị và đạt mục tiêu đó. Ông Narita, người đứng đầu Dentsu vốndĩ khiêm tốn và ít nói cũng phải tuyên bố thẳng rằng: "Nếu chúng tamong muốn giữ khả năng cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu thì chúng ta cần phảicó vốn từ thị trường chứng khoán".

Đặc biệt Dentsu có trong tay hợpđồng quảng cáo dài hạn cho tất cả các tập đoàn lớn nhất, nổi tiếng nhấtđang kinh doanh tại Nhật. Đó không chỉ là các công ty, tập đoàn trong nướcmà là cả nước ngoài như quảng cáo cho Coca-Cola, Daimler Chrysler. Tuy nhiên chođến nay, hơn 80% doanh thu của Dentsu vẫn là từ thị trường trong nước, chỉgần 20% từ thị trường châu ¢u, Mỹ và các khu vực khác. Điều này sẽ đượcthay đổi đáng kể trong những năm tới, cho dù Dentsu không có những đối tácđể liên minh sáp nhập như Interpublic (tập đoàn đứng đầu thế giới vềquảng cáo sau khi sáp nhập liên minh với nhiều công ty), WPP (tập đoàn thứ haithế giới). Dentsu chỉ có một số đối tác liên doanh như Young & Rubicam,Bcom3, Leo Burnett, D'arcy, đều là những công ty quảng cáo nhỏ. Không phải làDentsu không muốn tìm những đối tác liên doanh toàn cầu lớn hơn mà là cótìm nhưng không thành công. Chẳng hạn Dentsu đã mất trắng 50 triệu USD khiliên doanh với công ty Mỹ March-First về quảng cáo Internet nhưng sau đó côngty này đã bị phá sản.

Với hàng tỉ USD huy động được từthị trường chứng khoán, Dentsu đã thực sự có điều kiện và khả năng tàichính để xây dựng và phát triển một mạng lưới kinh doanh quảng cáo toàncầu cạnh tranh với ba "đại gia" khác trên thế giới là Interpublic,WPP, Omnicom. Đặc biệt Dentsu chú trọng kinh doanh trên thị trường khu vực châuá là thị trường có tiềm năng lớn và sẽ phát triển trong những năm tới. Vàngay từ bây giờ, nhiều hợp đồng quảng cáo trong các sự kiện lớn như giảibóng đá vô địch thế giới năm 2002 tổ chức tại Nhật Bản và Hàn Quốc đãnằm trong tay Dentsu.- Hà Linh


Để thành công trong kinh doanh

Phải biết cách chi phí trong việc xúc tiến

(TBKTVN- 16/1/02)- TheoCông ty nghiên cứu thị trường quốc tế AC Nielsen, để công ty phát triển cũngnhư hàng hoá bán được thì cần có những chiêu thức lôi cuốn, chú ý ngườimua hàng, tức là phải có những bí quyết xúc tiến thành công. Chiến dịch xúctiến diễn ra khắp nơi, đặc biệt đối với những nước phát triển. Nhưng làmsao để nắm bắt được khách hàng đang bị quá tải vì những lôi cuốn chú ýdày đặc đó. Sau đây là bảy lời khuyên.

1. Nêu rõ lợi ích của khách hàng.Chức năng của một cuộc xúc tiến là điều hướng sự chú ý của một ngườinào đó vào một sản phẩm mà họ hoàn toàn chưa thấy có liên quan tới mình.Điều đơn giản nhất để gây chú ý là những quảng cáo liên quan đến giácả. Khách hàng thường ít để tâm tới món hàng xúc tiến mà thường chỉ chúý đến số tiền họ được giảm cụ thể. Vì thế, cần phải sử dụng hợp lýcác con số. Khi giá trị món hàng thấp, tốt hơn hết là nên dùng số phầntrăm.

Các chiến dịch như giá đặc biệt,tặng phẩm, phiếu giảm giá sẽ được đánh giá cao. Ngược lại, các trò chơi,cuộc thi, xổ số sẽ ít được chọn lựa.

2. Khai thác mối tương quan giữa nỗlực/lợi ích. Trước một cuộc xúc tiến, người tiêu dùng sẽ so sánh công sứccũng như thời gian họ bỏ ra với lợi ích họ thu được. Những lợi ích ngaytức thì và đơn giản là những công cụ hiệu quả nhất. Ngược lại, các hìnhthức như gom góp vỏ hộp đủ số lượng nào đó rồi gửi đi, tỏ ra ít thànhcông hơn.

3. Lợi ích phù hợp với số đông.Nguyên tắc của chiến dịch xúc tiến là lôi cuốn người tiêu dùng thuộc mọilứa tuổi, mọi mức thu nhập hoặc nghề nghiệp. Lợi ích cũng cần thay đổi theotừng nhóm đối tượng mà chiến dịch nhắm tới. Chẳng hạn đối với như trẻ emthì nên sử dụng tặng quà trực tiếp. Mattel, nhà sản xuất đồ chơi lớn ở Mỹđã sử dụng kỹ thuật này để kỷ niệm 40 năm thành lập hãng. Ngày hôm đó,bất cứ ai mua một búp bê đều được tặng một bóp Barbie. Chiến dịch đã lậpđược kỷ lục bán hàng vào thời điểm mà đồ chơi bán ít chạy.

4. Phối hợp các kỹ thuật bổ trợ.Chiến dịch càng tỏ ra hữu hiệu hơn khi sử dụng nhiều kỹ thuật bổ trợ. Chẳnghạn, nếu việc phân phối mẫu sản phẩm là cách để phổ biến mặt hàng mới,kỹ thuật này sẽ hữu hiệu hơn nếu đi kèm với các phiếu mua sản phẩm giảmgiá. Gillette đã thành công với kỹ thuật này khi họ tung ra dao cạo SensorExcel. Hàng chục ngàn người tiêu dùng đã tìm thấy trong thư gửi cho mìnhmột tài liệu giới thiệu sản phẩm, kèm theo một tấm nhãn có phủ sẵn keo. Họchỉ cần dán tấm nhãn ấy ngoài thùng thư của mình là nhận được mẫu sảnphẩm dao cạo.

5. Phù hợp với các điểm bán hàngkhác nhau. Dựa vào tâm lý khan hiếm, Carrefour đã đưa ra chiến dịch bán 5.000vé máy bay Paris-New York khứ hồi với giá 1.499 franc tại các sạp báo, và bánhết vèo trong vòng vài giờ. Như thế, cần phải chú ý đến đặc trưng củatừng điểm bán hàng.

Kỹ thuật phiếu giảm giá thườngđược sử dụng ưu tiên tại những nơi có mặt bằng rộng. Ngược lại, kỹthuật mẫu sản phẩm có thể thành công trong các cửa hàng nhỏ, ngay cả bênnogài điểm bán hàng.

6. Khai thác các lễ hội. Sự kiệnnăm 2000 đã được khai thác tối đa trong các chiến dịch bán hàng.

7. Đừng quên hình ảnh nhãn hiệu.Sau chiến dịch khuyến mại, người tiêu dùng có xu hướng quay lại với nhãnhiệu mà họ đã quen. Một chiến dịch xúc tiến có kích thích sức mua, nhưngkhông tạo ra được sự trung thành. Chính vì thế sau các chiến dịch giảm giácó tác dụng tức thời đối với bán hàng, cần phải có những chiến dịch cảithiện tiếng tăm và hình ảnh của nhãn hiệu để tạo được sự trung thành củakhách hàng mới.- Hoàng Hà (Theo L'Entreprise)

Làm ăn có bài bản

Cty XK thuỷ sản II Quảng Ninhkhép kín quy trình

(TBKTVN-11/3/02)- Đầu năm mới, Công ty XK thuỷsản II Quảng Ninh đã tất bật trong không khí lao động khẩn trương. Kỹ sưNgô Duy Thực, Giám đốc Công ty vui mừng kể: "Năm 2001, mặc dù có nhữngbiến động bất lợi về nguồn cung cấp nguyên liệu và thị trường đầu ra,nhưng công ty đã về trước kế hoạch 45 ngày. Chúng tôi đã đạt kim ngạch XK13,8 triệu USD, bằng 119% kế hoạch".

Còn nhớ, vào tháng 2/1999, Công tyXKTS II Quảng Ninh đã hội đủ điều kiện được cấp giấy phép XK trực tiếpsang châu ¢u. Còn đối với Nhật Bản, từ năm 1997, công ty đã là nhà cungcấp có uy tín. Ông giám đốc cho biết thêm: "Vào được thị trường EUvà Nhật Bản đã khó, nhưng chúng tôi phấn đấu giữ vững được thị trườngcòn khó hơn, vì phải cạnh tranh quyết liệt. Năm 2002 này, công ty đã có kếhoạch khai thác vị trí địa lý thuận lợi để XK sang Trung Quốc, đồng thờiđang xúc tiến thương mại để phát triển thị trường Hoa Kỳ".

So với một số công ty cùng ngành ởphía Nam, thì Công ty XKTS II còn nhỏ bé. Nhưng về cách làm ăn tính toánchiến lược, thì toàn ngành thuỷ sản phải kiêng nể công ty. Giám đốc NgôDuy Thực đã xác định đúng phương hướng, khi ông xây dựng chiến lượcphát triển đa ngành có trọng tâm, và dựa vào nội lực là chính.

Cách đây 3-4 năm, khi Bộ thuỷ sảncó các chương trình nuôi trồng thuỷ sản, ông Thực đã suy nghĩ đến mộtloạt biện pháp đồng bộ. Một mặt, ông mở rộng thị trường, sản xuất cácmặt hàng cao cấp giá trị gia tăng, tiếp cận công nghệ tiên tiến, mặt kháccần xây dựng được vùng cung cấp nguyên liệu ổn định, chất lượng cao vàđược kiểm soát. Từ suy nghĩ này, công ty đã quyết định xây dựng xínghiệp sản xuất tôm giống Đại Yên, Trung tâm nuôi tôm công nghiệp Tân An,thành lập công ty liên doanh với Hồng Công NTTS tại Minh Thành.

Xí nghiệp sản xuất tôm giống ĐạiYên nằm kề Vịnh Hạ Long, gần đảo Tuần Châu từ quý II/2001 đã đi vào sảnxuất, cung cấp 18 triệu tôm sú giống và 2 triệu tôm rảo giống cho các hộnuôi tôm trong vùng. Công suất ban đầu của xí nghiệp sẽ nâng từ 60 triệutôm giống/năm, lên 100 triệu con/năm. Kỹ sư Trần Xuân Sinh, giám đốc xínghiệp nói rõ hơn về chủ trương của công ty: "Xây dựng xí nghiệm tômgiống và trung tâm nuôi tôm công nghiệp là chiến lược của công ty, nhằmđảm bảo tự túc đủ nguyên liệu cho nhà máy chế biến XK. Bởi vì mỗi nămchúng tôi cần có 5.000 tấn nguyên liệu. Xí nghiệp giống tôm có thể đảm bảo100 triệu con/năm, đủ giống cho trung tâm nuôi công nghiệp, và cung cấp mộtphần cho địa phương".

Cách công ty 12km, nằm gần sát đêbiển Hoàng Tân, thuộc xã Tân An, huyện Yên Hưng, là trung tâm nuôi tôm côngnghiệp. Ngày trước, cả vùng mênh mông vài ba trăm hecta này không trồng cấyđược. Nhà nước đã đắp đê bao, nhằm ngọt hoá để trồng lúa, nhưng vẫnkhông thể có được hạt thóc. Công ty XKTS II đã đề xuất ý kiến với địaphương, xin được chuyển đổi sang NTTS. Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn vềtận nơi xem xét, chấp nhận ý kiến đó. Công ty bắt tay vào xây dựng 10 ha môhình nuôi tôm công nghiệp. Kỹ sư Vũ Công Tâm phụ trách trung tâm, giớithiệu quy mô hiện đại của công trình. Bờ ao rộng rãi, ôtô con có thể đilại được, các hàng điện cột bê tông chạy ngang dọc 16 ao. Toàn bộ các aođều loang loáng nước đang được ngâm, sau 1 tháng sẽ rút nước, làm vệsinh, nuôi tảo, trước khi thả tôm giống.

Kỹ sư Tâm cho biết, Nhà nước đầutư xây dựng cơ bản 1 ha bằng 460 triệu đ, lát mái bờ bê tông toàn bộ cácao, trang bị đầy đủ thiết bị sục khí. Đến ngày 1/4/2002, sẽ thả giống tômlấy từ Xí nghiệp Đại Yên, và cuối tháng 8/2002 sẽ thu hoạch vụ đầu, ướcđạt năng suất 3 tấn/ha, gấp 6 lần năng suất tôm sú nuôi quảng canh cải tiếnhiện nay. 10 ha nuôi tôm công nghiệp này sẽ áp dụng cùng một lúc 3 phươngpháp nuôi 5 ha do chuyên gia Đài Loan đảm nhiệm, 3 ha do Trung tâm nghiên cứuphát triển vùng (Bộ KHCN&MT) quản lý, và 2 ha do Công ty XKTS 2 Quảng Ninhtự làm. Sau đó sẽ rút ra quy trình kỹ thuật hợp lý nhất, để phát triển ratoàn bộ 140 ha chung quanh. Trước đây, bà con ở thôn Thống Nhất, xã Tân Annày chỉ quen nghề đi biển. Vài năm gần đây, có một số hộ nuôi tôm sú,nhưng theo phương pháp thủ công, năng suất rất thấp, và tôm dễ bị bệnh.Sắp tới, từ mô hình 10 ha này, cả một vùng Bồ Cáo rộng 140 ha, chạy dài từđầu thôn Thống Nhất tới chân đồi , núi Đông Mát, sẽ được giao cho dânđể nuôi tôm sú.

Như vậy có thể nói, công ty XKTS IIQuảng Ninh là DNNN đầu tiên ở phía Bắc, đã thực hiện khép kín mô hình sảnxuất giống nuôi công nghiệp - chế biến XKTS. Tất nhiên là để làm đượcviệc này, Giám đốc Ngô Duy Thực đã có được chiến lược đúng về sảnxuất và con người. Ông đã dám làm những điều mà rất nhiều DN không dámthực hiện. Đó là đã đón đầu bằng cách đào tạo và dự trữ nguồn nhânlực chất xám. Cách đây 4-5 năm, Giám đốc Ngô Duy Thực đã có cơ chếthoáng, chiêu mộ được nhiều kỹ sư mới ra trường về với mình. Ông quyếtđịnh trả lương cao gấp 2 lần lương Nhà nước, với điều kiện họ phải lănlộn thực tế và trải qua nhiều lĩnh vực trong công ty. Sau một thời gian rènluyện, được đi học hỏi ở phía Nam và nước ngoài, đến nay cả 30 kỹ sưtrẻ đều giỏi chuyên môn, yên tâm làm việc tại công ty.-Trần Lê



Tóm tắt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010

Mục tiêu tổng quát của chiến lược

· Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển

· Nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân

· Tạo nền tảng để dến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa

· Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường

· Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản

· Vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao

Con đường CNH của Việt Nam là con đường CNH rút ngắn thời gian so với các nước đi trước

- Gắn sự nghiệp CNH, HĐH với việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và chủ động hội nhập quốc tế

- Tận dụng tối đa những điều kiện mới của thế giới về khoa học và công nghệ, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

- Tăng trưởng kinh tế nhanh đi đôi với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô để tăng trưởng bên vững. Trong 10 năm tăng ít nhất gấp đôi GDP (7,2%/năm)

- Phát triển nhanh đi liền với phát triển bền vững, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tập trung giải quyết việc làm (tỷ lệ thất nghiệp dưới 5% năm 2010), giữ gìn và cải thiện môi trường, giữ vững và ổn định chính trị xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng

Xây dựng được nền tảng của một nước công nghiệp với những yếu tố chủ yếu sau

- Xây dựng tiềm lực kinh tế và cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển

- Phát triển mạnh nguồn lực con người Việt Nam

- Hình thành về cơ bản và vận hành thông suốt, có hiệu quả thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN

Công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn

- Đưa nông nghiệp lên thành nền kinh tế hàng hóa lớn có chất lượng cao

- Công nghiệp vùng nông thôn phải được tạo dựng và phát triển, các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh

- Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của dân cư nông thôn

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

- Nền kinh tế độc lập tự chủ vẫn là một nền kinh tế mở và ngày càng mở

- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

- Phát huy lợi thế, tăng cường sức cạnh tranh, giảm dần hàng rào bảo hộ

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển kinh tế, hiệu quả hợp tác quốc tế

- Tăng nhanh tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, dự kiến đến nằm 2010 sẽ đạt trên 30% GDP

- Tăng nhanh tổng kim ngạch xuất nhập khẩu

- Tập trung thu hút vốn đầu tư

Đẩy mạnh hơn nữa công cuộc đổi mới một cách sâu rộng và đồng bộ, cả về kinh tế, xã hội, và bộ máy nhà nước

- Chú trọng đổi mới hệ thống các chính sách kinh tế xã hội, từng bước hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN

Chức năng cơ bản của Nhà nước về kinh tế

· định hướng phát triển

· tạo môi trường pháp lý và kinh tế cho các chủ thể kinh tế hoạt động và cạnh tranh lành mạnh

· kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế

- Nhà nước tôn trọng nguyên tắc và cơ chế hoạt động khách quan của thị trường

- Tập trung vào: cải cách tài chính, ngân hàng, doanh nghiệp và hành chính

- Đổi mới thể chế quản lý và đào tạo, khoa học công nghệ, văn hóa, xã hội.

Các chỉ tiêu định hướng của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005

· Tốc độ tăng trwongr GDP bình quân hàng năm 7,5%

· Đến năm 2005, cơ cấu GDP theo ngành: nông lâm ngư nghiệp (20 - 21%), công nghiệp (38 - 39%), dịch vụ (41 - 42%)

· Củng cố và duy trì mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học, thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở

· Giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm0,5%; tốc độ tăng dân số vàp năm 2005 khoảng 1,2%

· Tạo việc làm cho khoảng 7,5 triệu lao động, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30% vào năm 2005. Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10%

· Giảm tỷ lệ tre em suy dinh dưỡng xuống còn 22 - 25%, nần tuổi thọ bình quân lên 70 tuổi

· Cung cấp nước sạch cho 60% dân số nông thôn

Một số vấn đề và kiến nghị chủ yếu của doanh nghiệp

Cộng đồng doanh nghiệp vui mừng nhận thấy sau hơn một năm thực hiện, nhiều kiến nghị của doanh nghiệp đã được giải quyết về cơ bản, đặc biệt là việc triển khai nhanh chóng Luật doanh nghiệp với những kết quả rất đáng khích lệ. Theo kết quả điều tra về tình hình và thực trạng doanh nghiệp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiến hành đầu năm 2001 cho thấy 82% kiến nghị của doanh nghiệp gửi các cơ quan Chính phủ đã được giải quyết, trong đó 88% doanh nghiệp thỏa mãn hoặc thỏa mãn một phần với cách giải quyết của Chính phủ. Đây là một sự chuyển biến tích cực từ các cơ quan Chính phủ vì các con số tương ứng trong năm 1998 và 1999 lần lượt chỉ là 40% và 60%.

Các doanh nghiệp cũng đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong đối thoại, hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động với tỷ lệ 96%, trong khi việc đánh giá này đối với các bộ, ngành có thấp hơn. Các bộ có sự chuyển biến tích cực là Bộ thương mại 96%, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường 92%, Bộ Kế hoạch Đầu tư 87%. Tổng cục thuế và Bộ Công an được đánh giá với tỷ lệ tương ứng là 80% và 79%.

Những con số và tình hình nêu trên cũng cho chúng ta thấy sự chuyển biến theo hướng ngày càng tích cực hơn trong quản lý vĩ mô của Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp phát triển trong thời gian vừa qua.

Các doanh nghiệp cũng đánh giá rất cao việc Thủ tướng đặc biệt quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp thông qua 6 nhóm giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2001 đã được Thủ tướng, Phó Thủ tướng trình bày tại kỳ họp thứ 8, thứ 9 quốc hội khóa X, đặc biệt là viẹc tiếp tục thi hành nghiêm Luật doanh nghiệp, sửa đổi một số điều của Luật Đất đai, ban hành Luật Hải quan, bổ sung Nghị định về khuyến khích đầu tư trong nước, Nghị định 57/CP về xuất nhập khẩu, chuẩn bị ban hành nghị định về doanh nghiệp nhỏ và vừa; các biện pháp khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, đổi mới cơ chế tín dụng cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tích cực hội nhập quốc tế, sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước ..vv

Sau đây là một số kiến nghị của doanh nghiệp

1. Vấn đề về thi hành Luật doanh nghiệp và thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp

Trên cơ sở kết quả đã đạt được cần tiếp tục thực hiện và kiên quyết đẩy mạnh thực thi Luật doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra đời càng nhiều doanh nghiệp càng tốt.Vì vậy cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp một cách đồng bộ, nhất quán theo tinh thần Luật doanh nghiệp, tiến tới mục tiêu tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cùng hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Cần tiếp tục rà soát các giấy phép con không hợp lý để bãi bỏ hoặc chuyển sang điều kiện kinh doanh. Việc thực thi Luật doanh nghiệp nói riêng và pháp luật nói chung chỉ có thể thành công trên cơ sở phải đẩy nhanh công cuộc cải cách hành chính cả về thể chế, bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước.

2. Vấn đề về giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Trong quá trình hội nhập kinh tế chúng ta phải chịu nhiều sức ép mà sức ép lớn nhất hiện nay là về thời gian, trong khi đó quá trình ra quyết định và hành động của chúng ta lại rất chậm chạp. Vì vậy, điều cần thiết là gắn liền với việc thực hiện lộ trình nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, trong đó xác định các công việc cụ thể cho từng ngành, từng giai đoạn, đồng thời khẩn trương ban hành các chính sách, biện pháp cụ thể và tổ chức thực hiện triệt để, kiên quyết nhằm thực hiện lộ trình đó. Với ý nghĩa này doanh nghiệp kiến nghị là nên tiếp tục tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng cho doanh nghiệp hoạt động.

3. Vấn đề đầu tư cho phát triển doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đề nghị một mặt cần sớm cải tiến cơ chế tín dụng, thực hiện sắp xếp lại và làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của các ngân hàng thương mại; tạo lập sự bình đẳng giữa các ngân hàng thương mại công và tư; mặt khác cần nhanh chóng khai thông thị trường bất động sản, trước hết là bảo đảm cho việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất được dễ dàng, thuận tiện; đầy nhanh quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân và tổ chức để họ có đủ điều kiện thế chấp vay vốn đầu tư phát triển . Doanh nghiệp cũng kiến nghị cần sớm có một chương trình tín dụng nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp mới được thành lập có đề án kinh doanh khả thi. Nhà nước cũng cần có chính sách ưu tiên cho vay, nới lỏng điều kiện, đơn giản hóa thủ tục đối với các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp, các hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, các doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động.

Doanh nghiệp rất phấn khởi khi biết tin Chính phủ có chủ trương phát triển các hình thức bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tương tự như phương thức áp dụng đối với hộ nông dân. Đề nghị Chính phủ sớm chỉ đạo các ngành chức năng sớm triển khai thực hiện chính sách này để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kinh doanh.

4. Vấn đề về cơ chế và chính sách xuất nhập khẩu

Các kiến nghị của doanh nghiệp về vấn đề này cụ thể là:

§ Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm bạn hàng, thị trường, khai thông các thị trường cho xuất khẩu.

§ Đề nghị Chính phủ sớm ban hành chiến lược xuất khẩu quốc gia và chính sách thương mại hướng về xuất khẩu.

§ Đề nghị chính phủ sớm bổ sung, ban hành chính sách về tín dụng ưu đãi và bảo lãnh xuất khẩu, hỗ trợ bán hàng trả chậm, bán hàng tại các kho ngoại quan, hỗ trợ hình thành các quỹ bảo hiểm xuất khẩu của các hiệp hội ngành hàng...

§ Doanh nghiệp cũng mong muốn Chính phủ đẩy mạnh hơn nữa việc chuẩn bị các điều kiện tham gia WTO, tạo điều kiện khai thông thị trường toàn cầu cho hàng hóa Việt Nam, thúc đẩy việc chuẩn bị thực hiện Hiệp định thương mại Việt - Mỹ.

5. Vấn đề xử lý các chi phí đầu vào của doanh nghiệp

Một vấn đề quan trọng khác có liên quan đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp là chi phí đầu vào sản xuất của chúng ta quá cao. Tính chung từ 1996 đến nay chi phí đầu vào tăng 32,43% trong khi tỷ lệ tăng giá đầu ra là 22,82% làm cho tỷ suất doanh lợi bình quân của doanh nghiệp từ 16,8% giảm xuống còn 6,2% thấp hơn xấp xỉ 2 lần so với các nước trong khu vực và hơn 3 lần so với Châu Âu.

Đã đến lúc chúng ta cần có một sự nhìn nhận đi vào thực chất hoạt động và hiệu quả đầu tư của các ngành kinh doanh mang tính độc quyền để có hướng giảm giá các yếu tố đầu vào của sản xuất, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế và của doanh nghiệp Việt Nam nói chung, trong đó có các tổng công ty Nhà nước.

6. Vấn đề tăng cường vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp

Để hiệp hội thực sự phát huy được vai trò của mình, các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị một số biện pháp sau đây:

§ Đề nghị sớm tổ chức nghiên cứu và ban hành Luật (hoặc Pháp lệnh, Nghị định) về tổ chức và hoạt động của các Hiệp hội Doanh nghiệp ở Việt Nam.

§ Thực hiện từng bước chuyển giao một số chức năng và một số dịch vụ công của các cơ quan nhà nước cho các hiệp hội doanh nghiệp và tổ chức xã hội.

§ Chính phủ cần tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại, đầu tư, mở rộng thị trường thông qua các hiệp hội doanh nghiệp.

7. Vấn đề phát triển đội ngũ doanh nghiệp và doanh nhân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Doanh nghiệp và doanh nhân mong rằng xã hội nhìn nhận họ một cách công bằng với cả những mặt tích cực và những hạn chế, chứ không chỉ vì vài "con sâu, con mọt" mà nhìn nhận họ một cách quy chụp, méo mó. Nhiều giám đốc doanh nghiệp tâm sự: "Doanh nghiệp và doanh nhân đòi hỏi trước hết là sự tôn trọng đối với họ, chứ chưa nói đến phải được tôn vinh". Đó cũng là điều đáng để chúng ta phải suy nghĩ.













Các sản phẩm dễ nhập khẩu vào Hoa Kỳ

Theo đánh giá của các chuyên gia thì các sản phẩm có thủ tục đơngiải khi nhập khẩu vào Mỹ do không phụ thuộc vào các qui định hạn chế, nghiêm cấm, các giấy phép hay các văn bản khác ngoài các yêu cầu về thủ tục hải cơ bản. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu vẫn phải tìm hiểu các qui định riêng khác.

· Đồ gia dụng

· Tác phẩm nghệ thuật - đặc biệt là tác phẩm nguyên gốc.

· Dao kéo

· Hoa nhân tạo

· Lông thú nhân tạo

· Đá chạm và đá quý

· Kính và các sản phẩm kính

· Đồ trang sức

· Các sản phẩm da - không phải các sản phẩm lấy từ các loài thú quí có nguy cơ tuyệt chủng

· Tấm da thuộc không lấy từ các loài vật có nguy cơ tuyệt chủng

· Dụng cụ thắp sáng đặt cố định

· Nhạc cụ

· Các sản phẩm quang học, thị giác

· Giấy và các sản phẩm từ giấy

· Ngọc trai

· Chất dẻo và sản phẩm bằng chất dẻo

· Các sản phẩm cao su và cao su

· Các sản phẩm thể thao

· Đá và các sản phẩm từ đá

· Gạch men

· Ô dù

· Dụng cụ nhà bếp



TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ

I. THƯƠNG MẠI VIỆT NAM & HOA KỲ - TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN

· Việt Nam và Hoa Kỳ có quan hệ thương mại chủ yếu trong thời kỳ trước năm 1975 với Chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũ. Kim ngạch buôn bán không lớn, chủ yếu là nhập khẩu bằng viện trợ của Hoa Kỳ để phục vụ chiến tranh. Phần nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Việt Nam tời đó chủ yếu là cao su, gỗ, hải sản, súc sản, ột số hàng thủ công mỹ nghệ đồ gốm. Nhưng nhìn chung kim ngạch không đáng kể.

· Tháng 5.1964, Hoa Kỳ áp dụng lệnh cấm vận miền Bắc Việt Nam. Tháng 4.1975, chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố lệnh cấm vận toàn bộ Việt Nam. Lệnh cấm không chỉ áp dụng trong mậu dịch mà cả các hoạt động tài chính, tín dụng, ngân hàng, tài sản. Do vậy trong suốt thời kỳ nói trên, hai bên không có quan hệ thương mại.

· Ngày 3.2.1994, Hoa Kỳ tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận Việt Nam. Tiếp theo đó ngày 10.2.1994, Bộ thương mại Hoa Kỳ đã chuyển Việt Nam từ nhóm nước "Z" lên nhóm nước "Y". Xin lưu ý:

§ Nhóm "Z" trước khi có quyết định ngày 10.2.1994 gồm các quốc gia: CHDCND Triều Tiên, Cuba, Việt Nam.

§ Nhóm "Y" trước khi có quyết định ngày 10.2.1994 gốm các quốc gia: Liên Xô cũ, các qốc gia thuộc khối Varsava, Albania, Mông Cổ, Lào, Campuchia

Nhóm "Y" là nhóm chịu sự hạn chế và quản lý nghiêm nhặt trong việc nhập khẩu các thiết bị tiên tiến, hiện đại và kỹ thuật cao của Hoa Kỳ. Nhóm "Y" chịu sự hạn chế ít hơn nhóm "Z".

· Từ tháng 4/1992, chính phủ Hoa Kỳ cho phép các công ty Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam những mặt hàng thiết yếu dùng trong y tế, công nghệ thực phẩm, y tế, giáo dục...

Quyết định này của Hoa Kỳ xuất phát từ thực tế là ngay từ năm 1987, các công ty Hoa Kỳ bằng nhiều con đường gián tiếp đã xuất khẩu sang Việt Nam nhiều loại mặt hàng trị giá trên 23 triệu USD, qua năm 1988 là 15 triệu USD, năm 1989 là 11 triệu USD (trích thống kê của Bộ Thương mại Hoa Kỳ 7.1994)

Chúng ta có thể nói rằng buôn bán giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã thực sự nối kết trở lại từ năm 1992, trong đó một phần qua con đường viện trợ nhân đạo, một phần qua các thương vụ buôn bán trực tiếp.

Theo thống kê chưa đầy đủ từ tháng 10.1992 đến tháng 9.1993, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã cấp 88 giấy phép cho các công ty Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam nhiều loại hàng hóa và dịch vụ trị giá 253,8 triệu USD. Trong năm 1993, theo thống kê của Bộ thương mại Việt Nam, Hoa Kỳ đã nhập khẩu từ Việt Nam nhiều loại hàng thủ công mỹ nghệ, dệt may, thức uống trị giá 58.230 USD và Hoa Kỳ đã xuất sang Việt Nam thiết bị y tế, hàng tiêu dùng, máy móc nhỏ... với tổng trị giá 3,8 triệu USD.

· Sang năm 1994, quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ đạt được nhiều bước cải thiện hơn. Bộ Thương mại Việt Nam và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đã có những cuộc tiếp xúc và ký nhiều bảng thỏa thuận cùng nhau giữ mối liên lạc thường xuyên và hỗ trợ các doanh nghệp hai nước đẩy mạnh hơn buôn bán, xuất nhập khẩu và đầu tư. Trong thời gian này, hai bên đã trao đổi các đoàn thương mại tiến hành tìm hiểu thị trường của nhau. Hai bên đồng ý hợp tác thông tin và cung cấp những văn bản pháp luật chính sách nhà nước có liên quan tới thương mại, cơ chế và các thủ tục để hai bên chuẩn bị cho việc ngồi lại với nhau ký kết Hiệp định Thương mại, đẩy mạnh trao đổi hàng hóa và hợp tác nhằm bù lại thời gian hai bên bị gián đoạn bang giao thương mại.

Nhờ có sự hợp tác tốt mang tầm vĩ mô như vậy, kim ngạch buôn bán giữa Hoa Kỳ và Việt nam đã đạt được những tiến bộ rất đáng kể, tuy còn không đáng kể đối với tiềm năng xuất nhập khẩu giữa hai nước.

· Ngày 28.01.1995 Việt Nam và Hoa Kỳ đã công bố việc mở các văn phòng liên lạI tạI hai quốc gia.

· Ngày 11.07.1995 Tổng thống Clinton và Thủ tướng Võ Văn Kệt đã công bố việc thành lập quan hệ ngoạI giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

· Trong cuộc hội thảo cấp cao Việt Nam- Hoa Kỳ tại Hà Nội ngày 7.4.1997, Phó thủ tướng Việt nam ông Trần Đức Lương khẳng định: “Việt Nam coi trọng quan hệ hợp tác hữu nghị với Hoa Kỳ". Bộ trưởng Tài chánh Hoa Kỳ ông Robert Rubin đã đến thăm và làm việc tại nước ta nhằm chia sẻ những kinh nghiệm với Việt Nam và giúp Việt Nam vượt qua những khó khăn trong thời gian đầu hội nhập với cộng đồng kinh tế thế giới. Theo Bộ thương Mại Việt Nam, các mặt hàng như cà phê, đồ uống, cao su, trà, quần áo may sẵn, hàng thủ công mỹ nghệ và thực phẩm của Việt Nam đã bắt đầu làm quen với thị trường Hoa Kỳ. Tính đến ngày 10.4.1997 Hoa Kỳ đã có 300 công ty, tập đoàn lớn của Hoa Kỳ đặt Văn phòng Đại diện tại Vệt Nam, với tổng vốn đăng ký khoảng 800 triệu USD.

· Ngày 7.4.1997, chính phủ Việt Nam đã chính thức bổ nhiệm ông Lê Văn Bàng làm Đại sứ nước CHXHCN Việt Nam tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ vào đầu tháng 5.1997. Phía Hoa Kỳ thì đề cử ông Douglas "Pete" Peterson làm Đại sứ Hoa Kỳ tại thủ đô Hà Nội của Việt Nam và ông Peterson nhận nhiệm sở ngày 9.5.1997.

· Sau ba ngày thảo luận giữa phái đoàn thương mại Việt Nam với Hoa Kỳ, ngày 16.4.1997 hai bên đã ký thỏa thuận Bảo vệ bản quyền. Văn bản pháp lý này tạo ra một cơ cấu pháp lý để bảo vệ các sản phẩm nghệ thuật, âm nhạc, văn chương, điện ảnh, phần mềm máy tính, chống lại việc sao chép, in, sang lậu các sản phẩm của hai bên tại Việt Nam và Hoa Kỳ. Được biết mỗi năm trước khi hai bên ký thỏa thuận này, Liên minh Bảo vệ Quyền Sở hữu Trí tuệ Quốc tế (IIPA) ước tính nạn ăn cắp bản quyền và sao chép lậu tại Việt Nam làm thiệt hại cho các người sở hũu tổng trị giá 50 triệu USD mỗi năm.

· Trong 6 tháng đầu năm 1997 chỉ có 105 văn phòng đại diện (VPĐD) công ty nước ngoài tại TP.HCM được cấp giấy phép, giảm nhiều so cùng kỳ năm 1996 (6 tháng đầu năm 1996: 162 VPĐD, 1995: 170 VPĐD). Phân chia theo từng quốc gia ta có: Singapore: 215, Hongkong: 168, Nhật Bản: 149, Hoa Kỳ: 89, Đài Loan: 92.

· Trong chương trình hợp tác Hải quan Việt Nam- Hoa Kỳ về đào tạo, huấn luyện, trao đổi nghiệp vụ về hải quan với sự giúp đở của Đại sừ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, ngày 18.8.1997 Tổng cục Hải quan Việt Nam đã hoàn thành việc tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về "chống rửa tiền quốc tế" do các chuyên gia của Hoa Kỳ có nhiều kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy. Đã có 50 nhân viên Việt Nam chuyên trách về ngành Hải quan, công an và ngân hàng tham gia các lớp đào tạo này.

· Ngày 27.6.1997 tại Dinh Thống Nhất TP.HCM, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam đồng chí Đỗ Mười đã gặp gỡ và trao đổi với Ngoại trưởng Hoa Kỳ bà Madeleine Albright về tiếp tục phát triển quan hệ giữa hai quốc gia trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, thương mại khoa học, y tế. Bà Albright cũng đã ký với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Nguyễn Mạnh Cầm Hiệp định Bảo vệ Tác quyền trong nhiều lĩnh vực như văn chương, âm nhạc, phim ảnh và công nghệ thông tin. Nhân dịp này, bà Albright cũng đã đặt viên đá đầu tiên cho việc sửa chửa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại số 4 Đại lộ Lê Duẩn, TP.HCM. Bà cho rằng đây sẽ là Tổng lãnh sự bận rộn nhất của Hoa Kỳ tại vùng Đông-Nam á, sẽ phục vụ cho hơn 3.000 kiều dân Hoa Kỳ chủ yếu là giới kinh doanh, hơn 30.000 du khách Hoa Kỳ và hơn 100.000 liên hệ thủ tục visa hằng năm. Đáp lại, Việt Nam đã mở một Tổng lãnh sự tại thành phố San Francisco, bang California.

· Trong 9 tháng đầu năm 1997, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, đứng thứ 6 trong danh sách các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Hoa Kỳ và Việt Nam hiện đang chuẩn bị đến giai đoạn thương thuyết cuối cùng để ký hiệp định về OPIC.

Sơ lược về OPIC: đó là tên viết tắt của Overseas Private Invesment Corporation, tức Tập đoàn Đầu tư Tư nhân Nước ngoài. Đây là một cơ quan do chính phủ Hoa Kỳ chịu trách nhiệm tài trợ và bảo hiểm cho đầu tư tư nhân của Hoa Kỳ tại nước ngoài. Theo đó, các công ty liên doanh, nếu đối tác Hoa Kỳ có từ 25% cổ phần thì công ty liên doanh này sẽ nhận được tài trợ. Tuy nhiên, để luật này có hiệu lực thi hành với Việt nam, Tổng thống Hoa Kỳ phải ra quyết định bãi bỏ điều luật Jackson-Vanik mà hiện cũng còn đang áp dụng cho Việt Nam.

Do còn bị áp dụng Tu chính án Jackson-Vanik và Việt Nam chưa được hưởng quy chế tối Huệ quốc mậu dịch nên trên thực tế các nhà doanh nghiệp của Việt Nam và Hoa Kỳ đều gặp không ít khó khăn trong mậu dịch song phương. Nếu hai bên sớm ký hiệp định thương mại thì quan hệ giữa hai nước nhất là quan hệ kinh tế sẽ phát triển nhanh và mạnh hơn nữa, phù hợp với lợi ích của hai nước.

· Ông Nguyễn Đình Lương, trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Việt Nam về Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ ngày 28.10.1997 đã cho biết: "Khúc dạo đầu của Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ tại Washington vừa qua cho thấy tình hình liên hệ thương mại giữa hai nước rất lạc quan và hy vọng hai bên vào một ngày không xa sẽ tiến hành kỳ kết các thỏa thuận thương mại". Thật là một bất lợi cho Việt Nam do đến nay Việt Nam vẫn chưa được ban Quy chế Tối Huệ Quốc Thương mại (MFN) cụ thể như sau: các mặt hàng như sợi bông, sợi tổng hợp, áo choàng nam bằng len, áo choàng nữ có len nếu có MFN thì thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ theo tứ tự đó chỉ là 12%, 10%, 20%, 20%, trong khi hàng cùng loại, cùng chất lượng của Việt Nam do không có MFN phải bị đánh thuế theo thứ tự đó là 34,1%, 50%, 54,5%, 54,5%. Nếu Vệt Nam có MFN các công ty Hoa Kỳ và nhiều nước khác sẽ vào Vệt Nam để sản xuất và xuất các mặt hàng này sang Hoa Kỳ. Và như thế, Vệt Nam sẽ tìm kiếm được nguồn công nghệ nguồn từ sự đầu tư của các công ty hàng đầu trên thế giới chứ không phải công nghệ loại hai như qua các nước trung gian hiện nay.

· Ngày 27.10.1997 tại Thủ phủ bang Florida, Hoa Kỳ đã diễn ra hội thảo "Những cơ hội kinh doanh của bang Florida tại Việt Nam". Nhân dịp này, các đại biểu đã kiến nghị với chính phủ Hoa Kỳ bãi bỏ việc áp dụng tu chính án Jackson-Vanik đối với Việt Nam nhằm hỗ trợ các hoạt động kinh doanh của Hoa Kỳ nói chung và bang Florida nói riêng tại Việt Nam.

· Ngày 11.03.1998 lần đầu tiên Tổng thống Clinton công bố một sự bãi bỏ mà loại Việt Nam ra khỏI tu chính án Jackson-Vanik.

· Ngày 01.10.1998 Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ NgoạI giao Nguyễn Mạnh Cầm lần đầu tiên chính thức thăm Hoa Kỳ.

· Tháng 01.1999 Việt Nam đã ban hành MFN đốI vớI các công ty Hoa Kỳ tạI Việt Nam mặc dù hai quốc gia chứa có hiệp định thương mạI song phương.

· Ngày 25.07.1999 Việt Nam và Hoa Kỳ ký nguyên tắc cho một hiệp định thương mạI tạI Hà Nội.

· Ngày 13.03.2000 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ William cohen chính thức thăm Việt Nam.

· Ngày 19.06.2000 Hoa Kỳ cam kết một khoản tiền 17 tỉ dollar trợ giúp nhân đạo nhằm giúp Việt Nam dò tìm và pháp hủy mìn cũng như đạn pháp chưa nổ.

· Ngày 13.07.2000 Sau 25 năm kể từ chiến tranh Việt Nam, hai bên, Việt Nam và Hoa Kỳ, đã ký một hiệp định thương mạI mang tính bước ngoặt.

Hiệp định thương mạI song phương bao gồm: 7 Chương và 9 Phụ lục trong đó Chương I liên quan đến thương mạI Hoàng hoá, Chương II đề cấp đến quyền sở hữu trí tuệ, Chương III đề cập đến thương mạI dịch vụ, Chương IV liên quan đến phát triển quan hệ đầu tư, Chương V về tạo thuận lợI cho kinh doanh, Chương VI các qui định liên quan tớI tính minh bạch và Chương VII là những điều khoản chung.

· Ngày 14.09.2000 Nhà trắng – Hoa Kỳ đã công bố rằng Tổng thống Hoa Kỳ Clinton sẽ sang thăm chính thức Hoa NộI vào giữa tháng 11 năm 2000, su khi dự buổI họp Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái bình dương tạI Brunei.

· Từ ngày 21 đến ngày 24.09.2000 Bộ trưởng Bộ NgoạI giao Nguyễn Dy Niên sang thăm chính thức Washington.

· Tháng 11 năm 2000, Tổng thống Hoa Kỳ Cliton chính thức thăm Việt Nam.

· Ngày 6.09.2001 Hạ Việt Hoa Kỳ thông qua nghị quyết 51 (H.J.Res.51) chấp thuận việc mở rộng sự đối xử không phân biệt đối với các sản phẩm hàng hoá của Việt Nam. Nghị quyết này mở đường cho việc thực hiện Hiệp định Thương mại song phương ký ngày 13.07.2000.

· Ngày 3 tháng 10 năm 2001 Thượng Viện Hoa Kỳ đã thông qua Hiệp định Thương mạI Song phương Việt Nam – Hoa Kỳ. Theo Tổng thống Bush :"Việc Thượng viện Mỹ thông qua Hiệp định Thương mại Song phương với Việt Nam hôm nay là một bước tiến quan trọng trong quá trình thắt chặt quan hệ giữa hai nước và thúc đẩy sự phát triển và ổn định trong khu vực quan trọng này. Hiệp định sẽ gíup các nhà đầu tư Mỹ thâm nhập vào một thị trường lớn đang phát triển và góp phần quá trình cải cách đang được tiến hành ở Việt Nam để đến một nước Việt Nam thịnh vượng hơn...tôi mong đợi được phê chuẩn hiệp định này để đưa vào thực thi".

Hiệp định thương mạI song phương dựa trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau; các Bên chấp nhận và tuân thủ các qui tắc và tiêu chuẩn thương mạI quốc tế sẽ giúp phát triển các quan hệ thương mạI cùng có lợI, và làm nền tảng cho các mốI quan hệ đó;

Để đảm bảo tính bình đẳng, các điều khoản cũng những lịch trình được xác định trên việc đánh giá Việtt Nam là một nước đang phát triển có trình độ phát triển ở mức thấp, đang trong quá trình chuyển đổI kinh tế và đang tiến hành các bước hộI nhập vào kinh tế khu vực và thế giớI, trong đó có việc tham gia Hiệp hộI các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Khu vực Mâu dịch Tự do ASEAN (AFTA), và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và đang tiến tớI trở thành thành viên của Tổ chức Thương mạI Thế giớI (WTO).

Trong hiệp định thương mạI song phương, các mốI quan hệ kinh tế, thương mạI và việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là những nhân tố quan trọng và cần thiết cho việc tăng cường các mốI quan hệ song phương giữa hai nước;

THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG VIỆT NAM – HOA KỲ

Thương mại song phương

Sang năm 1998, quan hệ thương mạI Việt Nam – Hoa Kỳ bắt đầu phát triển mạnh từ khi hai nước bình thường hoá quan hệ (bắt đầu ngày 3.2.1994, Hoa Kỳ tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận Việt Nam). Tuy thương mạI song phương vẫn còn gặp nhiều khó khăn do Việt Nam chưa hưởng Qui chết tốI huệ quốc (MFN), nay là Quan hệ thương mại bình thường (Normal Trade Relation - NTR ) của Hoa Kỳ, các hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ vẫn phảI chịu mức thuế rất cao so vớI các nước khác, các hàng hoá của Việt Nam xuầt khẩu vào Hoa Kỳ tiếp tục tăng trong những năm qua, đưa thị trường Hoa Kỳ lênh thành thị trường xuất khẩu quan trọng thứ 7 của Việt Nam năm 1998 (năm 1997 là thứ 9).

Theo báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, hiện nay Việt Nam đứng thứ 76 về tổng kim ngạch buôn bán với Hoa Kỳ và đang đứng thứ 71 trong số 229 nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Tỉ trong Việt Nam trong nhập khẩu của Hoa Kỳ mới khoảng 0,05%, rất nhỏ so với những nước khác kể cả các quốc gia đang phát triển trong khu vực Châu Á.
Ghi chú : Danh mục 20 mặt hàng được sắp xếp thứ tự theo giá trị của năm 1998; "." có ý nghĩa không có xuất hoặc nhập khẩu và "0" có nghĩa giá trị xuất hoặc nhập khẩu nhỏ hơn $0,5 triệu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét